Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy kim loại nặng (pb) trong nước rỉ rác của rau muống (Trang 34)

L ỜI CẢM Ơ N

b. Chu ẩn bị vật liệ u

3.6.3. Bố trí thí nghiệm

* Lựa chọn vị trí lấy mẫu

Tiến hành chọn 2 vị trí xung quanh bãi rác để thu mẫu nước rỉ rác, sau đó trộn chung với nhau lấy mẫu đại diện để phân tích hàm lượng KLN (Pb).

Hình 3.2: Vị trí lấy mẫu nước

Chú thích: 1 và 2 là hồ chứa nước rỉ rác

* Cách thu mẫu

Mẫu nước sẽ được lấy bằng chai, lọ đã rữa bằng dd HCl loãng trước khi lấy mẫu, khi lấy mẫu thì tráng chai lọ thu mẫu bằng nước tại chỗ, sau đó đậy nắp lại và ấn chai xuống dưới, mở nắp chai cho nước chảy vào, khi thấy không còn bọt khí nổi lên là nước đã đầy chai, đậy nắp lại, nhấc chai lên, thể tích mẫu khoảng 1 lít và cho 3ml HNO3đậm đặc vào để bảo quản mẫu.

R u ộ n g Bãi rác Bình Đức 1 2 Ruộng R u ộ n g Ruộng

* Nước rỉ rác

Nước rỉ rác được lấy tại bãi rác Bình Đức thuộc Phường Bình Đức, Tp Long Xuyên đem về phòng thí nghiệm Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên Thiên nhiên trường Đại học An Giang để phân tích kim loại nặng.

Khi phân tích xong ta tiến hành pha loãng nước rỉ rác với nước cất theo tỉ lệ phần trăm là: 75% và 50% , sau đó cho nước rỉ rác vào thùng trồng rau muống ngập khoảng 1/3 cây, và được bổ sung đồng đều khi mặt nước hạ xuống trong thời gian thí nghiệm.pha loãng nước rỉ rác thể hiện trong hình 3.3.

Hình 3.3: Nước rỉ rác đã được pha loãng theo nồng độ

*Cách chọn giống

Lựa chọn giống rau muống sau đó lấy về trồng trong thùng trước 10 ngày, được tưới bằng nước máy và bón phân NPK 20-10-15, mỗi thùng bón phân khoảng 3-4g. Rau muống được trồng chung một chỗ khoảng 5 cây, mỗi chỗ cách nhau khoảng 10cm và được bố trí đều trong thùng.

Bảng 3.1: Sơđồ bố trí thí nghiệm

NTDC 1 NT11-100 NT21-75 NT31-50

NTDC 2 NT12-100 NT22-75 NT32-50

Hình 3.4:Cho nước rỉ rác vào các nghiệm thức

Cho nước rỉ rác đã nhiễm kim loại nặng vào chậu trồng rau muống đã được trồng trước 10 ngày và quan sát sự phát triển của rau muống trong 20 ngày. Quan sát sự phát triển của cây rau muống từng ngày đối với nghiệm thức và ghi nhận lại chiều cao của thân, chiều dài của lá. Do quá trình phát triển của rau muống nhanh nên 2 ngày đo và thu nhập số liệu 1 lần.

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu song song nhau. Nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Các nồng độ được tiến hành trong thí nghiệm là : NT-DC, NT- 100, NT-75, NT-50.

Nghiệm thức đối chứng, nghĩa là rau muống được tưới bằng nước cất.

NT1 tức là sử dụng nước rỉ rác được lấy trực tiếp từ bãi rác Bình Đức về cho vào chậu trồng rau muống.

NT2 tức là sử dụng nước rỉ rác được lấy trực tiếp từ bãi rác Bình Đức về và pha loãng với nồng độ 75% nước rỉ rác trước khi cho vào chậu trồng rau muống.

NT3 tức là sử dụng nước rỉ rác được lấy trực tiếp từ bãi rác Bình Đức về và pha loãng với nồng độ 50% nước rỉ rác trước khi cho vào chậu trồng rau muống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy kim loại nặng (pb) trong nước rỉ rác của rau muống (Trang 34)