Đánh giá chung về thực trạng TTCK Việt Nam: 1 Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán việt nam – thực trạng và định hướng (Trang 25 - 29)

3.1 Những thành tựu đạt được

• Kênh huy động vốn:

- TTCK trở thành kênh huy động vốn dài hạn và quan trọng của nền kinh tế, số lượng và chủng loại hàng hoá cho TTCK tăng, đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

- Việc niêm yết trên TTCK đã giúp cho các công ty niêm yết có khả năng phát triển qui mô mạnh hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Vấn đề quản trị công ty và tính công khai, minh bạch của các doanh nghiệp từng bước được nâng cao, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư

- Nhà đầu tư nước ngoài và các quĩ đầu tư nước ngoài tham gia thị trường ngày càng nhiều, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài góp phần định hướng cho các nhà đầu tư trong nước giao dịch theo đúng qui chế của thị trường hơn, cung cấp nguồn vốn lớn cho TTCK

• Mặt pháp lý

Sự ra đời của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất là cơ sở pháp lý để TTCK phát triển. Trang 25

Hạn chế tối đa các sự gian lận, thao túng giá cả thị trường, làm méo mó bản chất của thị trường

3.2 Những tồn tại

• Mặt pháp lý

- Luật chứng khoán vẫn còn hẹp về phạm vi điều chỉnh, mới chỉ bao hàm những nội dung cơ bản và chưa bao quát mọi hoạt động trên TTCK theo thông lệ quốc tế; một số quy định của văn bản hướng dẫn Luật chứng khoán còn chồng chéo; việc ban hành các quy định pháp lý nhìn chung đều có độ trễ so với mục tiêu đề ra và nhiều quy định tại Luật CK chứng khoán chưa được hướng dẫn thực hiện. Tuy có sự giám sát của cơ quan Nhà nước nhưng vẫn tồn tại tình trạng làm giá, thao túng giá

• Quy mô thị trường:

- Qui mô TTCK Việt Nam chưa tương xứng với tiềm lực kinh tế, nhiều công ty, doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà đối với kênh huy động này.

- Việc cung cấp các dịch vụ trên thị trường còn nghèo nàn (chưa có nghiệp vụ bán khống, vay ký quỹ, bán trước ngày hoàn tất giao dịch)

- Hàng hóa tuy có nhiều nhưng về chất lượng tồn tại nhiều bất cập chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư và phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tư.

- Trình độ kiến thức sâu về CK và TTCK của các nhà đầu tư còn chưa cao nên động thái đầu tư thường mang tính bầy đàn và chịu tác động của tâm lý rất cao khi TTCK có biến động lớn

- Hoạt động phát hành của các công ty đại chúng vẫn còn mang tính tự phát, không hoàn toàn dựa trên nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

3.3 Một số nguyên nhân

- Sự tụt dốc của TTCK thế giới

- Do lạm phát tăng cao trong năm 2008-2009, buộc Chính phủ phải đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát lên hàng đầu, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt

- Hiện tượng đua nhau phát hành tăng vốn điều lệ của các công ty niêm yết; cộng với một số công ty mới lên sàn hoặc sắp niêm yết cũng làm cho cung tăng cao hơn cầu.

- Do sự tăng trưởng nóng của TTBĐS vào cuối năm 2009 đầu năm 2010, một lượng vốn lớn đã được các nhà đầu tư rút khỏi TTCK đầu tư vào TTBĐS, tuy nhiên Trang 26

do nền kinh tế có lạm phát, nên NHNN phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, điều đó dẫn đến hệ quả là lượng vốn rất lớn đã rút khỏi TTCK đầu tư vào TTBĐS đã bị rơi vào tình trạng “đóng băng”.

- Do cơ chế cho vay đầu tư CK của các NHTM, nhất là các NHTMCP, các NH này đã thực hiện cho vay cầm cố CK với giá trị lên đến 60-70% giá cổ phiếu tại thời điểm đỉnh cao. Khi giá cổ phiếu tụt giảm quá mức và đến thời điểm đáo hạn, các NHTM tiến hành giải chấp CK.

- Dự thảo thuế thu nhập từ kinh doanh, đầu tư CK lên tới 25%, đã tác động lớn đến tâm lý nhà đầu tư, quy định của NHNN về tỷ lệ cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản và chứng khoán

- Tâm lý “bầy, đàn” của nhà đầu tư trong nước. Hầu hết các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam là những nhà đầu tư cá nhân, nhỏ, lẻ, tiềm lực tài chính yếu, chưa có khả năng phân tích sâu

PHẦN III

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1. Giải pháp liên quan các chủ thể trên thị trường 1. Giải pháp liên quan các chủ thể trên thị trường

a. Tái cấu trúc Công ty chứng khoán

Mục đích chính tái cấu trúc Công ty chứng khoán để nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp và khả năng kiểm soát rủi ro của các công ty chứng khoán.

Khả năng hoạt động và mức độ rủi ro của các Công ty chứng khoán được đánh giá chủ yếu qua hai chỉ tiêu: vốn khả dụng/tổng rủi ro (bao gồm rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán và rủi ro hoạt động) và tỉ lệ lỗ lũy kế/vốn điều lệ. Tất cả các công ty chứng khoán được đánh giá tình trạng hoạt động ở các mức: an toàn, bình thường hay rủi ro cao. Qua đó có các biện pháp quản lý phù hợp, khuyến khích các công ty chứng khoán thu hẹp hoạt động kinh doanh theo chiều rộng, tập trung giảm bớt nghiệp vụ, tái cấu trúc nhân sự, chủ động hợp nhất, sáp nhập tạo ra công ty mới đáp ứng yêu cầu thị trường. Tạo cơ chế cho các công ty chứng khoán không đủ điều kiện hoạt động tiến hành giải thể hoặc Ủy ban chứng khoán có thể đình chỉ hoạt động các công ty này.

Tăng cường năng lực quản trị và hoạt động của các công ty chứng khoán dựa trên: quy định về mức độ đủ vốn; quy định về hướng dẫn thông lệ khuôn khổ quản lý rủi ro cho các công ty chứng khoán; đánh giá, xếp hạng các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo thông lệ quốc tế từ đó phân loại và giám sát các tổ chức này.

b. Nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường.

Cơ cấu lại hàng hóa trên thị trường theo hướng nâng cao chất lượng phát hành, niêm yết. Các điều kiện về vốn điều lệ, doanh thu, lợi nhuận,… đối với doanh nghiệp niêm yết cần được thay đổi theo hướng yêu cầu cao hơn. Trước hết, cần sàng lọc các tổ chức hiện đang niêm yết trên thị trường, ngưng niêm yết đối với các chứng khoán không thỏa mãn điều kiện đặt ra. Việc sàng lọc không gây xáo trộn lớn nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu phân loại chứng khoán đạt tiêu chuẩn niêm yết và giao dịch theo các tiêu chí nhất định để bảo đảm chất lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán và việc minh bạch, bình đẳng trong giao dịch các loại chứng khoán.

Về thực tiễn, các điều kiện này cũng giúp cho nhà đầu tư có được thông tin chính xác khi tham gia đầu tư, hạn chế việc giao dịch cổ phiếu của các công ty kém chất lượng. Do

không phải nhà đầu tư nào khi tham gia thị trường chứng khoán cũng có đủ điều kiện và hiểu biết để phân tích thông tin về cổ phiếu được giao dịch.

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán việt nam – thực trạng và định hướng (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w