Nhóm chỉ tiêu đánh giá vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 75)

Để đánh giá vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp có thể dựa vào các chỉ tiêu sau: Thị phần của doanh nghiệp

Thị phần của doanh nghiệp là tỷ số giữa doanh số bán của doanh nghiệp và doanh số tiêu thụ hàng hóa của ngành. Thị phần của doanh nghiệp cho thấy vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ. Các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc hạ thấp chi phí sản xuất và định giá sản phẩm thấp hơn so với các đối thủ để chiếm lĩnh thị trường. Ngoài ra, thị phần của doanh

nghiệp còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như mạng lưới phân phối, hiệu quả công tác marketing…

Tính đa dạng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thường đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa doanh thu theo nhiều loại sản phẩm khác nhau, đa dạng hóa khách hàng và nhà cung cấp. Sự đa dạng này giúp doanh nghiệp không bị phụ thuộc và chủ động được nguồn cung cấp nguyên vật liệu và nguồn tiêu thụ sản phẩm. Sự đa dạng này giúp bảo vệ doanh nghiệp trước những biến đổi bất thường của môi trường kinh doanh như thay đổi về công nghệ sản xuất, tác động của chu kỳ kinh tế…

Sự linh hoạt của doanh nghiệp trong thay đổi, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất

Công nghệ sản xuất đóng vai trò quan trọng trong nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp nào nhạy bén trong đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất sẽ nâng cao được vị thế cạnh tranh của mình.

Lợi thế thương mại của doanh nghiệp

Các yếu tố như danh tiếng của doanh nghiệp, danh tiếng nhãn hiệu sản phẩm, bằng phát minh sáng chế của doanh nghiệp trong cải tiến chất lượng sản phẩm, lợi thế về địa điểm sản xuất kinh doanh… sẽ tạo cho doanh nghiệp khả năng sinh lợi cao hơn các đối thủ có cùng điều kiện sản xuất. Do đó, doanh nghiệp nào có được lợi thế thương mại sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.

Khả năng thích nghi của doanh nghiệp trước những biến động của môi trường kinh tế vĩ mô

Bên cạnh những nhân tố nội tại của doanh nghiệp, các yếu tố kinh tế vĩ mô như sự biến động của lãi suất và tỷ giá hối đoái, suy thoái kinh tế, lạm phát… luôn có tác động bất ngờ và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp nào có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và nguồn nhân lực có chất lượng cao thì sẽ có khả năng chịu đựng tốt hơn trước những biến động của môi trường kinh tế vĩ mô.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)