Kết quả hoạt động từ năm 2010 đến nay

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 36)

Kết quả hoạt động kinh doanh

Căn cứ vào các số liệu BCTC qua các năm, kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội trong giai đoạn 2010 – 2012 như sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội

Đơn vị: tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 +/- so với 2010 Năm 2012 +/- so với 2011

Thu nhập lãi thuần 3.384 5.283 56 6.472 23

Lãi thuần từ hoạt động dịch

vụ 289 516 79 616 19

Lãi/lỗ từ hoạt động kinh

doanh ngoại hối 1 (85) (8.600) 4 (104)

Lãi thuần từ chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư

10 19 90 2 (89)

Thu nhập góp vốn mua cổ

phần 96 44 (54) 66 50

Chi phí/hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư và góp vốn, đầu tư dài hạn

54 (712) (1.419) 105 (115)

Lãi thuần từ hoạt động kinh

doanh khác (162) 116 (172) 236 103

Tổng thu nhập 3.672 5.181 41 7.501 45

Tổng chi phí hoạt động (974) (1.748) 79 (2.544) 46 Chi phí dự phòng rủi ro (532) (603) 13 (1.933) 221

Tổng lợi nhuận trước thuế 2.166 2.830 31 3.024 7

Lợi nhuận sau thuế 1.625 2.123 31 2.268 7

(Nguồn: BCTC năm 2011 và năm 2012 của Ngân hàng TMCP Quân Đội) Cơ cấu thu nhập của MB trong những năm vừa qua có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng, tăng dần thu nhập từ hoạt động dịch vụ nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động cho vay – vốn là đặc thù của các NHTM tại Việt Nam. Tổng thu nhập của MB trong giai đoạn 2010 – 2012 có sự tăng trưởng khá mạnh, tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 40% và đạt mức 7.501 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2012.

Tổng chi phí hoạt động của MB tăng mạnh trong giai đoạn 2010 – 2012, nguyên nhân chủ yếu là do MB đang trong giai đoạn mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh bằng việc tăng số lượng nhân viên lên hơn 5.000 nhân viên, đồng thời mở rộng hệ thống các chi nhánh nhằm phục vụ chiến lược phía Nam giai đoạn 2010 – 2015.

Trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế trong nước và thế giới, hoạt động kinh doanh của MB gặp khá nhiều rủi ro nên chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh trong năm 2012, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng từ mức 487 tỷ đồng trong năm 2011 đã tăng lên 1.566 trđ trong năm 2012. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến lợi nhuận của MB trong năm 2012.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng lợi nhuận trước thuế của MB vẫn tăng trưởng trong suốt giai đoạn 2010 – 2012, trong đó, lợi nhuận năm 2012 mặc dù chỉ tăng 7% so với năm 2011 nhưng đây lại là mức lợi nhuận cao nhất trong khối NH TMCP ngoài quốc doanh.

Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của MB không ngừng phát triển với tốc độ tương đối cao so với các NHTM khác. Tuy nhiên, MB vẫn còn nhiều tồn tại yếu kém từ chính bản thân ngân hàng và gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô kinh tế.

Công tác phân loại nợ

Xét theo đối tượng khách hàng cho vay thì MB vẫn đang rất chú trọng đến đối tượng Khách hàng doanh nghiệp vốn mang lại khá nhiều lợi nhuận trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cũng chính vì chính sách này mà trong năm 2012, MB phải trích lập dự phòng khá lớn nhằm bù đắp cho các khoản vay doanh nghiệp có khả năng mất vốn cao. Bên cạnh đó, với mục tiêu ưu tiên phát triển khách hàng cá nhân từ năm 2010, MB đã có nhiều chuyển biến tích cực nhằm có những chính sách ưu đãi phù hợp với đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, mức tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân không cao cho thấy MB vẫn còn rất nhiều việc phải làm nhằm cải thiện tình hình tín dụng mảng khách hàng cá nhân.

Bảng 2.2: Tình hình phân loại nợ tại MB

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 +/- so với 2010 Năm 2012 +/- so với 2011 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nợ nhóm 1 44.517 55.185 94,29% 24% 70.164 94,10% 27% Nợ nhóm 2 626 2.404 4,11% 284% 3.029 4,06% 26% Nợ nhóm 3 125 306 0,52% 145% 299 0,40% -2% Nợ nhóm 4 71 111 0,19% 56% 433 0,58% 290% Nợ nhóm 5 417 521 0,89% 25% 640 0,86% 23% Tổng dư nợ 45.756 58.527 28% 74.565 27%

(Nguồn: BCTC năm 2011 và năm 2012 của Ngân hàng TMCP Quân Đội) Với tốc độ tăng trưởng khá cao so với ngành ngân hàng, MB đã phải chịu những hệ lụy từ việc phát triển nóng do việc tập trung tín dụng vào những ngành như xây dựng, sắt thép, cà phê, điện máy. Trong năm 2011, tình hình kinh tế khá khó khăn nhưng các doanh nghiệp do MB tài trợ vẫn hoạt động tương đối ổn định nhưng khả năng trả nợ đã suy giảm đáng kể, từ đó, số lượng khách hàng chuyển nhóm nợ lên nhóm 2 và nhóm 3 khá phổ biến, tỷ lệ tăng nợ nhóm 2 và nhóm 3 trong năm 2011 so với năm 2010 lần lượt là 284% và 145%. Trong năm 2012, tình hình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, nhiều doanh nghiệp dừng hoạt động, không còn khả năng thanh toán nên chuyển nợ từ nhóm 3 lên nhóm 4 khá nhiều. Bên cạnh đó, nhờ chủ trương cơ cấu nợ của NHNN, MB đã cơ cấu cho khá nhiều khách hàng từ nợ nhóm 3, nhóm 2 xuống nợ nhóm 1 nên tốc độ tăng trưởng của các nhóm nợ này so với năm 2011 không cao.

Nhìn chung, nợ xấu vẫn là vấn đề nan giải đối với hoạt động tín dụng của MB khi tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2012 là 1,84% và tăng đột biến lên mức 2,7% trong 06 tháng đầu năm 2013. Đây là yếu tố đe dọa trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của MB trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 36)