Tình hình công tác phòng chống cháy rừng tại Công ty lâm nghiệp

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA VẬT LIỆU CHÁY LÀM CƠ SỞ CHO CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP MAI SƠN (Trang 34)

4. ý nghĩa thực tiễn

4.5.1. Tình hình công tác phòng chống cháy rừng tại Công ty lâm nghiệp

Mai Sơn .

- Đối với rừng trồng chủ động đốt trớc thực bì dới tán vào thời điểm thích hợp tổ chức chặt chẽ lực lợng ngăn chặn đám cháy lan tràn.

- Đối với rừng tự nhiên đặc biệt các vùng dễ cháy phân công các cán bộ trực, thờng xuyên tuần tra canh gác phát hiện kịp thời các đám cháy.

+ Dọn vén đờng băng trắng đối với các vùng tiếp giáp với trảng cỏ,, vùng tre, nứa hỗn giao.

+ Tạm thời ngừng hoạt động khai thác tre, nứa trong thời điểm rừng dễ bắt lửa, kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất nơng rẫy của đồng bào.

+ Lập kế hoạch trồng rừng khép kín các vùng trảng cỏ, đất trống.

- Tổ chức tuyên truyền giáo dục quần chúng ý thức bảo vệ môi trờng phổ biến chính sách pháp luật, các biện pháp hành chính, kinh tế đối với những hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng.

- Tổ chức các tổ phòng chống cháy rừng tại chỗ, cơ động, có đủ năng lực tổ chức huy động, chỉ đạo quần chúng PC - CCR khi có tình huống cháy xảy ra.

- Trang bị tốt các phơng tiện thông tin, công cụ chữa cháy cho các đơn vị tiểu khu, các tổ. Đảm bảo mạch máu thông tin giữa các đơn vị với ban chỉ đạo với các tổ chức quần chúng địa phơng.

- Kỹ thuật chữa cháy

+ Khi đám cháy nhỏ xảy ra: Sử dụng cành cây tơi, đất, cát, cuốc, dao quắm,... cách ly một trong ba yếu tố: Ngọn lửa, vật liệu cháy và không khí.

+ Khi đám cháy lớn xảy ra cần làm các đờng băng cản lửa. Nên tận dụng các yếu tố tự nhiên nh suối, khe đá, khoảng trống .... phát các đờng băng trắng nếu cần thiết (rộng 5-10m) để ngăn lửa không cho cháy sang các khu vực lân cận.

4.5.2. Các biện pháp tác động cho từng loại hình rừng.

Mục tiêu của công tác PC - CCR là giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại do cháy rừng gây ra. Muốn thực hiện điều đó trong mọi biện pháp PC -CCR phải xuất phát từ những yêu cầu sau:

- Trớc hết phải quán triệt quan điểm: “Phòng là chủ yếu, chữa phải khẩn trơng và kịp thời.”

- Hạn chế đến mức thấp nhất và chấm dứt nguồn lửa gây ra cháy rừng (chủ yếu do con ngời gây ra).

- Hạn chế khả năng bén lửa của VLC. - Dập tắt kịp thời đám cháy vừa xuất hiện.

- Hạn chế và chấm dứt nhanh sự lan tràn của đám cháy.

Việc phòng cháy rừng trớc hết phải trên cơ sở thiết kế của công ty kết hợp với sự thiết kế chung của toàn quốc, công việc này cần bắt đâu từ khi quy hoạch thiết kế trồng rừng và suốt quá trình kinh doanh. ở những khu rừng trọng điểm, dễ cháy có giá trị khác nhau cần đợc phân chia thành rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Trên cơ sở phân chia nh vậy mà bố trí các hệ thống đờng băng, xây dựng những con đờng, hồ chứa nớc, vật cản lửa, mạng lới chòi canh,…

Từ số liệu nghiên cứu và phân tích ở trên, đề tài tiến hành đề xuất một số biện pháp tác động vào từng loại hình rừng.

Đối với rừng trồng Bạch đàn tuổi 5, tuổi 6 đợc trồng trên các đồi có độ dốc khá cao, đây là loại cây trồng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Với địa hình phức tạp, nếu làm đờng băng trắng cản lửa ở các loại hình rừng này thì không phù hợp. Biện pháp tốt nhất là thực hiện các biện pháp làm giảm nguồn VLC dới tán rừng, nhằm hạn chế sự bén lửa của vật liệu, hạ thấp độ cao của vật liệu cháy dới tán hoặc xây dựng các mô hình Nông-Lâm kết hợp.

ở rừng tự nhiên IIb cần tiến hành làm vệ sinh rừng. Hình thức này nên đ- ợc tổ chức theo cả cộng đồng. Trớc mùa cháy động viên tổ chức mọi lực lợng vào rừng thu nhặt cành lá khô dồn vào thành từng đống hoặc băng đốt với sự kiểm soát của con ngời hoặc khuyến khích ngời dân thu lợm về làm chất đốt.

Loại trảng cỏ - cây bụi là phần đất cha có rừng. Biện pháp chủ yếu cần làm gián đoạn vật liệu cháy theo chiều ngang bằng cách xây dựng các đờng ranh giới cản lửa, có thể làm băng trắng hoặc băng xanh, đặc biệt những lô tiếp giáp với diện tích rừng trồng, ngoài ra có thể tiến hành chăn thả gia súc. Những diện tích đất trống này Nhà nớc cần quan tâm hỗ trợ vốn để trồng rừng mới, vừa cải tạo đất, vừa giữ nớc và nâng cao độ che phủ của rừng ở khu vực này.

* Các biện pháp cụ thể tác động vào VLC. - Vệ sinh rừng.

Mục đích của vệ sinh là làm giảm VLC trong mùa khô. Hàng năm trớc mùa khô vào khoảng thời gian cuối tháng 9, ở những khu rừng dễ cháy nh rừng Bạch đàn cần kết hợp với công việc tỉa tha cành với thu nhặt cành khô lá rụng, đồng thời điều chỉnh tầng thảm tơi cây bụi sao cho vừa phải để làm giảm bớt nguồn VLC nguy hiểm nhng vẫn duy trì đợc lớp thảm chống xói mòn đất.

- Chăn thả gia súc:

Các loại gia súc nh trâu, bò, dê, ngựa đợc chăn thả trên những trảng cỏ cây bụi sẽ góp phần làm giảm nguồn vật liệu cháy đáng kể, đồng thời chất thải của chúng làm tăng độ phì cho đất nên khi trồng rừng sẽ có nhiều thuận lợi hơn.

- Xây dựng đờng băng cản lửa.

Lợi dụng sông, suối, ao, hồ, trong khu vực làm đờng băng, đờng ranh cản lửa. Băng xanh cản lửa trên trồng các loài cây khó cháy nh: Vối thuốc, sau sau, thành ngạnh,…

Băng trắng cản lửa cần đợc thi công ở ranh giới giữa các khu rừng và các lô, khoảnh đặc biệt ở những nơi tiếp giáp của tầng trảng cỏ, cây bụi với rừng Bạch đàn. Hàng năm tiến hành dọn sạch nguồn VLC trên băng vào thời điểm trớc mùa cháy.

- Giao cho cộng đồng quản lý.

Giao đất khoán rừng cho dân, gắn quyền lợi và nghĩa vụ của dân với nhau trong công tác PC - CCR và bảo vệ rừng. Mặt khác nếu để xảy ra chảy rừng sẽ gây tác hại nghiêm trọng trớc nhất đến kinh tế của các hộ gia đình đợc giao rừng. Vì vậy có khả năng đây là biện pháp PC - CCR đạt hiệu quả cao.

- Ngoài ra chính quyền địa phơng và cá cơ quan chức năng cần tổ chức chỉ đạo và thực hiện công tác PC - CCR ở công ty nh sau:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao dân trí trong các cộng đồng dân c, các cơ quan, các đơn vị, trờng học,… để mọi ngời dân nhận thức rõ việc PC - CCR là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội. Mặt khác cần tăng cờng trách nhiệm trong công tác quản lý chính quyền đối với cộng đồng dân c trong thôn, bản.

Công ty cần xây dựng phơng án dài hạn và hàng năm về PC - CCR cho địa phơng để chủ động trong công tác PC - CCR.

Ban chỉ huy và lực lợng PC- CCR hàng năm vào mùa khô phải tăng cờng kiểm tra đôn đốc và thực hiện các quy định về PC - CCR triển khai các dự án, phơng án, quy phạm, quy ớc về PC- CCR.

Tổ chức triển khai nhằm thực hiện tốt chế độ với những ngời đợc công ty ký hợp đồng làm công tác bảo hộ rừng trong những ngày tháng mùa khô.

Có chính sách đãi ngộ đối với ngời khi làm nhiệm vụ PC- CCR bị thiệt hại về tình trạng và tài sản, chi trả tiền công cho ngời lao động trực tiếp khi chữa cháy rừng.

Tranh thủ sự giúp đỡ của Quốc tế và các khoản viện trợ kinh phí, thiết bị, đào tạo cán bộ PC- CCR.

Đầu t kinh phí theo dự án PC- CCR để mua sắm thiết bị, xây dựng các công trình phục vụ cho công tác PC- CCR nh: Các đờng băng cản lửa, kênh mơng, ao hồ trữ nớc, biển báo tuyên truyền, thiết bị dự báo cháy rừng, quan sát, phát hiện lửa rừng, hệ thống thông tin liên lạc, các phơng tiện và dụng cụ chuyên dùng để chữa cháy.

Các cơ quan chức năng thi hành pháp luật xử lý kịp thời và nghiêm túc các vụ án về cháy rừng để giáo dục, răn đe, ngăn chặn những hành vi gây cháy rừng.

Kết luận và đề nghị.

1. Kết luận.

− Diện tích rừng và đất rừng của Công ty lâm nghiệp Mai Sơn - Lục Nam - Bắc Giang là 13947.1 ha. Trong đó có các loại rừng chủ yếu: Rừng tự nhiên trạng thái IIb, rừng trồng Bạch đàn và trảng cỏ, cây bụi.

− Tình hình cháy rừng vẫn thờng xuyên xảy ra trong những năm gần đây ở khu vực nghiên cứu do việc tuyên truyền ngời dân về việc sử dụng lửa trong rừng cha thật sự tốt.

− Với mỗi lọai hình rừng khác nhau có đặc điểm về lớp thực bì khác nhau do đó hình thành nên nguồn VLC khác nhau.

− Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu vật liệu cháy ở công ty lâm nghiệp Mai Sơn cho thấy mức nguy hiểm với cháy rừng ở cơ sở đợc chia thành ba loại:

+ Rừng bạch đàn ở mức ít nguy hiểm với cấp II.

+ Rừng tự nhiên ở mức ít nguy hiểm với cấp II.

+ Trảng cỏ – cây bụi ở mức nguy hiểm với cấp III.

− Đề tài đã đề xuất một số biện pháp tác động nhằm làm giảm VLC đối với mỗi loại hình rừng.

2. Đề nghị.

− Cần có những nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm VLC nh: ẩm độ, thành phần hóa học.

− Cần có những nghiên cứu về đặc điểm VLC cho nhiều loại hình rừng.

− Nhà nớc cần có chính sách u đãi với ngời dân có công trong công tác quản lý bảo vệ rừng và nhất là công tác phòng chống lửa rừng và sử lý nghiêm minh đối với những kẻ vi phạm công tác quản lý bảo vệ rừng, gây cháy rừng làm thiệt hại lớn về tài nguyên rừng và môi trờng.

1. Kết quả điều tra tầng cây cao. Vị trí ÔTC H (m) VN HDC(m) D1.3(cm) DT(cm) Độ tàn che Chân 10.3 7.35 10.67 3.38 0.79 Sờn 9.98 7.01 9.06 3.31 0.75 Đỉnh 10.28 7.1 9.79 3.29 0.62 Trung bình 10.18 7.21 9.84 3.32 0.72

2. Kết quả điều tra tầng thảm tơi, cây bụi.

Vị trí ÔTC H(cm) Độ che phủ %

Chân 73.4 67.8

Sờn 72.42 69.83

Đỉnh 77.23 73.6

Trung bình 74.35 70.41

3. Kết quả điều tra khối lợng VLC.

Vị trí ÔTC Thảm khô (kg/m2) Thảm tơi (kg/m2)

Chân 0.246 1.068

Sờn 0.278 1.16

Đỉnh 0.214 1.33

Chân 0.0049 27.22

Sờn 0.005 23.15

Đỉnh 0.0047 18.14

Vị trí ÔTC H (m) VN HDC(m) D1.3(cm) DT(cm) Độ tàn che Chân 17.03 13.95 13.2 3.32 0.67 Sờn 16.7 13.73 13.01 3.1 0.6 Đỉnh 16.66 13.85 13.31 3.38 0.45 Trung bình 16.79 13.84 13.17 3.26 0.6

2. Kết quả điều tra tầng cây bụi – thảm tơi.

Vị trí ÔTC H(cm) Độ che phủ %

Chân 0.0066 47.89

Sờn 0.0108 60.63

Đỉnh 0.0058 49.49

Trung bình 0.0077 52.67

3. Kết quả điều tra khối lợng VLC.

Vị trí ÔTC Thảm khô (kg/m2) Thảm tơi (kg/m2)

Chân 0.334 1.65

Sờn 0.328 1.52

Đỉnh 0.3 1.47

Chân 0.0066 47.89

Sờn 0.0108 60.63

Đỉnh 0.0058 49.49

Vị trí ÔTC H(cm) Độ che phủ %

Chân 98.33 77.4

Sờn 97.2 81.0

Đỉnh 95.0 79.6

Trung bình 96.84 79.33

2. Kết quả điều tra khối lợng VLC.

Vị trí ÔTC Thảm khô (kg/m2) Thảm tơi (kg/m2)

Chân 0.338 2.358

Sờn 0.342 2.586

Đỉnh 0.428 2.27

Trung bình 0.369 2.404

3. Kết quả đốt thử VLC.

Vị trí ÔTC Tốc độ cháy (m/s) Chiều cao ngọn lửa (cm)

Chân 0.0123 82.61

Sờn 0.0153 145.86

Đỉnh 0.012 120.35

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA VẬT LIỆU CHÁY LÀM CƠ SỞ CHO CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP MAI SƠN (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w