Qua đó, chúng ta thấy rằng, điểm xuất phát và trung tâm của Nho giáo là học thuyết về Nhân, Khổng Tử đưa ra học thuyết này nhằm giải quyết vấn đề về đạo làm người và xây dựng một xã hội có kỹ cương, trật tự. Mặc dù ra đời cách đây hơn 2000 năm, nhưng những quan niệm của Khổng Tử về đức Nhân trong Nho học sơ kỳ quả có nhiều điều khiến cho con người ngày nay phải ngạc nhiên, thán phục. Điều này cũng thể hiện sự ảnh hưởng của Nho giáo rất sâu mạnh ở một số các nước Đông Nam á, đặc biệt trong đó có Việt Nam. Chưa kể đến việc một số học giã trong thời hiện đại còn khẳng định cho rằng chính nhờ Nho giáo mà đã xuất hiện các con rồng Châu á, như thế đã giúp chúng ta thấy rằng học thuyết chính trị – xã hội của Khổng Tử, đặc biệt là phạm trù Nhân của ông là một biểu hiện của Chủ nghĩa Nhân đạo, có một vị trí rất quan trọngtrong xã hội Trung Quốc nói riêng và một số nước Châu á nói chung. Phải nói rằng, học thuyết về Nhân của Khổng Tử là một đường lối chính trị quan trọng mang nhiều ý nghĩa với hiện tại.
Nếu loại trừ các yếu tố duy tâm, thần bí, xuyên tạc tính duy vật thô sơ, chất phác của học thuyết Khổng Tử thì việc thực hiện điều Nhân chính là việc thực hành sự tu dưỡng đạo đức cá nhân, bảo vệ dân, giáo dân, dưỡng dân, kêu gọi mọi người trở vè với bản tính thiện;ăn ở, cư xử với nhau có tình, có nghĩa, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, đây là đường lối chính trị mang tính nhân bản rất caovà có ý nghĩa lớn đối với hiện tại, nó chứa đựng nhiều yếu tố tích cực, hướng con người tới sự thống nhất chân-thiện-mỹ.
Trong sự hội nhập văn hóa Đông-Tây ngày nay,điều chắc chắn là sự phát triển kinh tế của các nước phương Tâykhông dựa tren động lực của Nho giáo nhưng chính xã hội phương Tâylại đang hướng tới Nho giáo và đặc biệt là tư tưởng về Nhân, đó là sự tu dưỡng, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của con người, xác lập mối quan hệ cá nhân với xã hội tốt trên cơ sở
không đề cao Chủ nghĩa cá nhân mà đề cao tính cộng đồng, không hướng con người đến cuộc sống hưởng thụ mà đề cao tính tự lực tự cường và ý chí cống hiến cho xã hội, ngay trong cả hoạt động chính trị cũng phải thực hiện điều nhân nghĩa.
Nho giáo du nhập vào Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc, là Hán nho, Tống nho, Đường nho...đã biến tướng tư tưởng của Khổng Tử cho thích hợp với chế độ phong kiến Trung ương tập quyền. Nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Namđã tiếp thu nho giáo một cách có chọn lọc. Nho giáo chỉ mới được coi trọng ở thời kỳ Lý-Trần, phát triển mạnh và trở thành độc tôn thời Tiền Lê. Ơ thế kỷ XVI, XVII đặc biệt là thế kỷ XVIII Nho giáo bị suy yếu hẳn. Dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn ở thế kỷ XIX Nho giáo mới trở lại chiếm địa vị độc tôn. Cuối thế kỷ XIX đén đầu thế kỷ XX Nho giáo đã từng bị thực dân Pháp lợi dụng như một thứ công cụ để nô dịch dân tộc Việt Nam. Ơ mỗi thời đại lịch sử khác nhau, ở mỗi tầng lớp xã hội khác nhau của dân tộc Việt Nam sự ảnh hưởng của Nho giáo là khác nhau. Đây là vấn đề rất phức tạp hiện vẫn cần được nghiên cứu nghiiem túc, khách quan khoa học. Trong bối cảnh đó phạm trù Nhân của Khổng Tử và sự ảnh hưởng của nó với sự nghiệp trồng người ở Việt Nam là điều lý thú cần được khám phá trên “cơ sở đời sống kinh tế xã hội cụ thể, từ phong tục tập quán cổ truyền” của dân tộc, mới thấy hết được giá trị và mức dộ sâu sắc trên cơ sở có chọn lọc của sự kế thừa đó.
Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo nói chung, của tư tưởng Khổng tử khi nói về đức Nhân nói riêngtrong đời sống xã hội Việt Nam như trọng nam khinh nữ, bè phái lộng quyền, hách dịch, tham ô... thì phải thấy rằng không thời nào không có những nho sỹ Việt Nam chịu những ảnh hưởng tích cực của Nho giáo. Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người chiến sỹ cộng sản lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, danh nhân văn hóa lớn của thế giới, trong
phong cách, tư tưởng, đạo đức của Bác có nhiều nét của người có đức Nhân. Với quan niệm “trung với nước, hiếu với dân”của Bác và quan niệm của Khổng Tử khi nêu lên đức Nhân đối với nước là trung, Nhân đối với cha mẹ anh chị em trong gia đình là hiếu đễ thì chúng ta đã bắt gặp ở đây những nét tương đồng.Với hai quan niệm này chúng ta không thể nói mối quan hệ vơí nhau, mà chính Bác Hồ đã mở rộng, nâng cao, cải tạo, hoàn thiện quan niệm của Khổng Tử, làm cho nó có những nội dung mới phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam trong thời đại mới.
Việt Nam hiện nay đang trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội, chấp nhận nền kinh tế thị trường, đạo đức, lối sống của thanh niênvà của cả một số cán bộ, đảng viênluôn đứng trước những thách thức bị suy thoái. Việc tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam mới văn minh, hiện đại tiến kịp thời đại là một tất yếu. Trong xây dựng nền văn hóa mới hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, việc nghiên cứu, đánh giá, kế thừa những yếu tố tích cực trong phạm trù nhân của Khổng Tửlà một thành tố chung tạo. Có lẽ thế mà trong “ Văn kiện hội nghị 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII” Đảng ta cũng chỉ ra một trong những đức tính con người Việt Nam mới cần phải được xây dựng là “có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng”.(38) Đặc biệt trong sự nghiệp trồng người, ngày nay Đảng và Nhà nước ta đã kế thừa những truyền thống dân tộc, những quan điểm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh để xây dựng những con người mới Xã hội Chủ nghĩa có đầy đủ sự hội tụ những giá trị tích cực về đức Nhân của Khổng Tử. Sở dĩ như vậy là vì trãi qua hàng ngàn năm Nho giáo đã có nhiều bước thăng trầm, song nó vẫn tiếp tục tồn tại với các mức độ khác nhau mãi cho đến tận ngày nay. Ơ Việt Nam hiện nay Nho giáo vẫn còn ảnh hưởng trong nhiều mặt cuả cuộc sống; ở một số gia đình, người ta vẫn còn giữ được nếp nho.
Giải thích về hiện tượng này, có người cho rằng Chủ nghĩa Tư bản cũng cần ý thức kỷ luật như Nho giáo, có người cho rằng Nho giáo có những giá trị phổ quát. Đặng Đức Siêu nói “ Những yếu tố văn hóa Khổng Tử sở dĩ có thể sống lâu dài ở Việt Namtrước hết có lẽ là do bản thân chúng có mang theo những giá trị có tính phổ quát toàn nhân loại”.(39)Từ quan niệm trêncũng đã xuất hiện một số vấn đề đặt ra như Chủ nghĩa xã hội có thể kế thừa giá trị Nhân văn của phạm trù Nhân hay không. Về vấn đề này có ba lọai ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, không thể kế thừa vì cái lý tưởng có vẻ giống nhau như lý tưởng đại đồng của phạm trù Nhân và lý tưởng cộng sản của người Marxist tuy giống nhau bề ngoài, nhưng thực chất bên trong thì “ chúng không những khác nhau mà còn đối lập nhau sâu sắc”.(40), mà đã đối lập nhau thì không thể kế thừa nhau. Loại ý kiến thứ hai thì cho rằng, có thể kế thừa những yếu tố tích cực của phạm trù Nhânvà qua cải tạo thì có thể sử dụng tốt; ví như có thể kế thừa các yếu tố coi trọng học thức, tôn sư trọng đạo, trọng dụng nhân tài và dấn thân vào cải tạo xã hội. Tại một cuộc hội thảo về nho giáo tại Trung Quốc vào năm 1987, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã nói, có thể cải tạo và sử dụngcác khái niệm “trung”, “hiếu”từ phạm trù Nhân vào xã hội ngày nay, Đặc biệt là đối với các nước đã có nền tảng Nho giáo. Với ý kiến thứ ba thì cho rằng, đạo Khổng nói chung và Phạm trù Nhân nói riêng có thể trở thành một bộ phận tư tưởng của lãnh tụ Marxist, như nhân tố Nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên ở đây không thể lẫn lộn tư tưởng Hồ Chí Minhvới phạm trù Nhân của Khổng Tử, song việc kế thừa đức Nhân của Khổng Tử theo quan điểm phủ định biện chứng không thể không đặt ra.
Vậy thông qua luận văn này, người viết thấy rằng phạm trù Nhân của Khổng Tử là Một vấn đề học thuật lớn. Việc tìm hiểu nội dung, tính chất, vai trò lịch sử của nó luôn được giới nghiên cứu đặc biệt chú ý; đã diễn ra
nhiều cuộc tranh luận trên diễn đàn thế giới thu hút sự tham gia của nhà nghiên cứu và giảng dạy về khoa học xã hội của các nước phương Đông và cả các nhà Đông phương học của Âu, Mỹ trên khắp thế giới. Tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà nội dung đề cập và những kết quả đạt được cũng khác nhau. Nhưng cứ mỗi lần tranh luận là có thêm những vấn đề mới cần được đi sâu, cần có những ý kiến giải thích mới, sự thuyết phục mới.
Ơ Trung Quốc, như trên đã nói, nơi sản sinh ra Nho giáo, đã diễn ra nhiều cuộc thảo luận về học thuyết này, tất nhiên cũng không loại trừ việc thảo luận về phạm trù Nhân. Đầu thập kỷ 60trên các báo và tạp chỉ ở Trung Quốc đã đăng tải nhiều bài nghiên cứu về Khổng Tử, sau đó tuyển lựa và tập hợp thành cuốn sách “Khổng Tử triết học thảo tập luận”(Trung Hoa Thư cục xuất bản-Bắc Kinh, 1962). Nhưng không lâu sau, ở đây xãy ra cuộc cách mạng văn hóa vô sản, kéo dàI từ năm 1966 đến năm1976. Lúc này người ta phê phán Nho giáo, nhất là phê phán Khổng Tử và phạm trù Nhân của ông. Sang thập kỷ 80, tình hình chính trị-xã hội Trung Quốc có nhiều đổi khác, người ta đã có tháI độ mới đối với Khổng Tử cũng như các học thuyết khác của ông. Trên các báo chí không ngớt xuất hiện các bài nghiên cứu mới về nhà tư tưởng vĩ đại này và các vấn đề xoay quanh. Đến năm 1987, ở quê hương Khổng Tử, Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, các học giả Trung Quốc cùng với một số các nhà Khổng học của thế giới, đã tổ chức cuộc hội thảo quốc tế đầu tiên về Nho giáo ở Trung Quốc, nhân dịp 2540 năm sinh của Khổng Tử (551tcn-1989). Sau hội thảo, hai cuốn kỷ yếu với tên “Nho học quốc tế họcthuật thảo luận hội” đã được xuất bản (Tề Lỗ xuất bản xã-1989). Cuộc thảo luận này là một bước tiến mới và rất quan trọng trong việc nghiên cứu về Khổng Tử và học thuyết của ông , trong đó có phạm trù Nhân; đặc biệt là đối với Việt Nam, một nước có sự ảnh hưởng của Nho giáo khá sâu đậm. Vì thế cần
phảI tiếp tục nghiên cứu để thấy được nhiều hơn những giá trị tích cực và tiêu cực của phạm trù Nhân nói riêng, học thuyết của Khổng Tử nói chung, từ đó mới có những đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn trong công cuộc xây dựng đất nước nói chung và công cuộc xây dựng con người mới Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam nói riêng. Đó là sự nghiệp cách mạng cao cả của dân tộc ta ngày nay./.