người ở Việt Nam hiện nay.
Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người
Câu nói mộc mạc như ca dao và đầy ý nghĩa như châm ngôn ấy chính là mối quan tâm đặc biệt của Bác Hồ lúc đương thời cũng như trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Bác sinh ra giữa làng sen, trong một gia đình sĩ phu mà lại cần cù lao động, trong một vùng quê mà con người phảI cật lực mới biến sỏi đá thành cơm. Mẹ, tay không rời khung cửi để nuôi chồng ăn học; Cha, đỗ cao mà về làng không chịu đi võng lọng. Lớn lên trong hoàn cảnh đó, tự nhiên Bác trở thành người yêu lao động, yêu nhân dân, quý nghĩa tình- đó là những yếu tố sơ khai của một tâm trí tràn đầy lòng nhân. Mặt khác là một người xuất thân từ một gia đình Nho sĩ yêu nước, mặc dù không thi Nho như hầu như các sách Nho đều được Bác nghiên cứu. Đạo Khổng theo Bác trước tiên là đạo Nhân, Nhân ái là lời dạy của đức Khổng Tử, Bác học những điều đó không cốt để thi thố mà để dành cho mình một khoảng lề rộng để suy xét. Sinh ra ở đất Lam Hồng với không khí thuần nho lại được học ở Huế là
nơi hội tụ của không khí Nho phật rất đậm nét, hơn ai hết Bác là người đã rất thấm nhuần cáI đức Nhân của Khổng Tử.
Kế thừa những quan điểm tích cực ở Phạm trù Nhân của Khổng Tử trong sự nghiệp xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, theo quan điểm của Hồ Chủ Tịch thì cần phải “trồng người”, “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, “công việc đối với con người”... là những việc làm rất quan trọng và rất cần thiết. Đó là những vấn đề có tính chất tiên quyết.
Tư tưởng “trồng người” của Hồ Chủ Tịch rất khoa học và toàn diện cũng gần như tư tưởng để trở thành bậc Nhân của đức Khổng Tử, tư tưởng đó nó khoa học cả về nội dung lẫn phương pháp. Xuất phát từ chỗ đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của con người với tư cách con người cá thể và con người cộng đồng Bác đã chỉ ra “Việc xây dựng con người cũng phải có ý định rõ ràng như nhà kiến trúc”(30). Bác đặc biệt chú ý đến việc xây dựng nếp sống mới và rèn luyện con người mới trong thực tế cuộc chiến đấu anh dũng của dân tộc. Những lời dạy của người đối với thanh niên, thiếu niên, nhi đồng những năm đầu cách mạng và trong kháng chiến chống Pháp chẳng những có ý nghĩa to lớn trong việc rèn luyện bồi dưỡng cho các tầng lớp thanh niên lúc bấy giờ mà còn đặt nền móng cho công tác giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay. Khi nói về chủ nghĩa xã hội Bác đã nói rằng: “Chỉ có thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người”(31). Tiến lên Chủ nghĩa xã hội phảI có người, có vật chất tư tưởng. Vì vậy con người cần xây dựng trước hết là con người có lý tưởng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức làm chủ, mình vì mọi người, lạc quan, tin tưởng ở tương lai. Đó là những con người có phẩm chất đạo đức, trí tuệ, có sức khoẻ. Trong sự nghiệp trồng người, gia đình, nhà trường và xã hội đóng vai trò rất quan trọng. Mục đích, nội dung, phương pháp, giáo dục liên quan đến việc thế hệ công dân, cán bộ tương lai.
Gần 60 năm đã qua mà mỗi lân đọc lại “Thư gửi cho học sinh” nhân ngày khai trường đầu tiên viết vào tháng 9 năm 1945, chúng ta vẫn được truyền nối tình cảm ân cần tha thiết làm xúc động lòng người của Bác: “Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em giỏi giang... Trong công cuộc kiến thiết, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông gấm vóc Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không; dân tộc Việt Nam có bước tới các đàI vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”(32).
Cũng vào Trung Thu năm ấy, khi vui Tết với các em nhỏ, Bác còn căn dặn: “Các cháu phải ngoan, ở nhà phảI nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng, đối với thầy và bạn với yêu kính. Các cháu phải thương yêu nước ta. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập - tự do”(33). Việc trồng người được Bác Hồ chăm sóc ngay từ bậc mầm non như thế đấy. Vì thế, trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, Đảng và Nhà nước ta cho rằng cách dạy phải nhẹ nhàng, vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ người lớn... Dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây sẽ lên tốt, cũng vậy dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt.
Bác còn chỉ rõ, nêu gương là một phương pháp giáo dục quan trọng. Người dạy những gương “người tốt làm việc tốt muôn hình muôn vẻ là vật liệu quý để các chủ xây dựng con người... lấy gương người tốt việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới”(34).
Việc hướng mọi hoạt động giáo dục vào nội dung xây dựng con người và dân tộc chúng ta thành con người và dân tộc cách mạng có văn
hóa, thấm nhuần lòng yêu nước, thương dân bắt rễ sâu trong nền văn hóa dân tộc và thấm nhuần Chủ nghĩa Nhân đạo Cộng sản cũng đã biểu hiện sự có mặt phạm trù Nhân của Khổng Tử trong sự nghiệp trồng người ở Việt Nam.Tất nhiên trong hoàn cảnh phải tiến hành chiến tranh chống các Đế quốc hùng mạnh, dân tộc ta phải được rèn luyện và tự rèn luyện thành một dân tộc thiện chiến. Nhưng ngay từ trong khói lửa chính với truyền thống Nhân đạo mà Việt Nam đã xây dựng được một nền tảng văm hóa để hoàn thiện con người và dân tộc anh hùng. Đó là con người và dân tộc biết cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh, thiện chiến nhưng cũng đầy lòng nhân ái. Là con ngườivà dân tộc cần kiệm liêm chính, có mỹ tục thuần phong, thanh cao trong cuộc sống, có nghĩa có tình. Là con người và dân tộc biết nhận sự giúp đỡ của anh em bầu bạn trên thế giới, đồng thời cũng biết hiến dâng đến cả xương máu của mình cho các dân tộc anh em, cho phẩm giá và hòa bình của loài người. Là con người và dân tộc có lòng khoan dung đối với những người biết hối lỗi, kể cả đối với kẻ thù đã trở về với chính nghĩa hoặc đã bị tước vũ khí. Là con người và dân tộc gắn bó với nhau trong cùng một bọc của mẹ Âu Cơ và cùng chung một truyền thống văn hóa Việt Nam. Là con người và dân tộc biết yêu mến, bảo vệ và làm đẹp thiên nhiên...Và, xuyên suốt tất cả, là con người và dân tộc có lòng yêu thương trân trọng con người, có tình nghĩa thủy chung trong quan hệ giữa người với người. Đương thời Hồ Chủ Tịch có nói: “Nhân dân ta từ lâu sống với nhau có tình có nghĩa ...Từ khi có Đảng lãnh đạo và giáo dục,tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà.Hiểu Chủ nghĩa Marx-Lénine là phảI sống với nhau có tình có nghĩa.Nừu thuộc bao nhiều sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu Chủ nghĩa Marx- Lénine được ?”(35)
Trên cơ sở nền tảng văn hóa ấy,khi khởi xướng sự nghiệp trồng người,Bác đã chỉ ra những tiêu chuẩn cụ thể của con người Việt Nam cách mạng và của các đoàn xã hội trong từng thời gian và không gian cụ thể. Kế thừa truyền thống của dân tộc và quan điểm của Bác, Đảng và Nhà nước ta đã rất coi trọng tài năng trong sự nghiệp trồng người, luôn trân trọng và đón mời ưu đãi, thể tất những nhược điểm thứ yếu, trao thực chức thực quyền cho những người có tài năng, đi theo cách mạng, kể cả những người đã có một thời lầm lỡ. Đảng đã quy tụ được những nhân sĩ tiêu biểu, những trí thức thuộc cỡ lớn nhất của dân tộc, trong đó có những bậc thầy đã vất bỏ địa vị và cuộc sống cao sang ở nước ngoài, về nước tham gia kháng chiến,kiến quốc. Bên cạnh đó thì Đảng ta còn cho rằng để trở thành con người mới thì ai cũng nên tinh thông nghiệp vụ của mình: cũng như người đầu bếp thì phải nấu ăn ngon,thầy thuốc phải giỏi trị bệnh cứu người,công nhân phải giỏi ngành nghề, giám đốc phải giỏi kinh doanh và quản lý...Bác Hồ của chúng ta cũng đã nhiều lần chỉ ra rằng có đức mà không có tài thì cũng chẳng khác gì ông Bụt ngồi trên tòa sen, không làm điều gì xấu nhưng cũng chẳng làm được việc gì có ích cho đời. Chính vì thế mà Đảng và nhà nước ta cũng hết sức coi trọng đạo đức. Đạo đức là nền tảng cho tài năng phát huy. Bởi vậy, trong việc đào tạo con người trước hết phải xây dựng cái nền tảng ấy. Phải thường xuyên nâng cao tài năng, đồng thời phải không ngừng bồi dưỡng, cũng cố cái nền tảng đạo đức mà chúng ta đã kế thừa được suốt mấy ngàn năm lịch sử qua: “Cũng như sông có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức,không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.(36)
Trong thực tế xã hội, không thể xóa bỏ sự xa cách và khác biệt giữa người ta với nhau về tài năng, trí tuệ, thể chất, cương vị, hưởng thụ,...Vậy
có một lĩnh vực nào mà tại đó có khả năng xóa bỏ sự cách biệt ấy không? Theo Bác thì : “Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng những ai giữ được đạo đức thanh cao của long mình thì đều đã là người cao thượng rồi”. Như vậy ở đây chúng ta thấy rất rõ cái tư tưởng đại đồng của Bác cũng là kim chỉ nam cho các hoạt động của Đảng và nhà nước ta.
Như vậy, với việc chỉ ra các phương hướng giải quyết mối quan hệ giữa các thế hệ trong sự nghiệp trồng người và đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là ở đó còn có cả sự góp mặt của Khổng Tử với phạm trù Nhân của mình. Thế hệ trước có trách nhiệm bồi dưỡng thế hệ sau, thế hệ sau có trách nhiệm phát triển sự nghiệp và những thành tựu về mọi mặt của thế hệ trước lên những tầm cao hơn, đến những chân trời xa, rực rỡ hơn, trên con đường cách mạng không ngừng, con đường “chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẽ, tốt tươi”(37), vì độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của đất nước và con người Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp Hòa bình-Hữu nghị-Phồn vinh của nhân loại .
2.4 Tiểu kết :
Trở về trên là những điểm chính của một số trong những vấn đề có lẽ là cơ bản trong vấn đề về sự góp mặt của phạm trù Nhân trong sự nghịêp trồng người ở Việt Nam, đó là vấn đề về đào tạo, rèn luyện và sử dụng con người,sao cho đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người trong thời đại ngày nay và cả việc xây dựng con người mới Xã hội Chủ nghĩa. Tư tưỏng về đức Nhân của Khổng Tử dã kết hợp được những tinh hoa tư tưởng của dân tộc và truyền thống lâu đời của nước ta; tất cả đều hòa và nhau, thâm nhập vào ý thức hệ của dân tộc và nhân dân Việt Nam, từ đó soi sáng cho con người và dân tộc Việt Nam từ tận cùng đau khổ và tối tăm vươn lên giành
lại chính quyền làm người trong một tổ quốc độc lập thống nhất ; xây dựng đất nước phồn vinh với những con người tài, đức vẹn toàn .
Tuy nhiên trong xã hội ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, nhiều vấn đề mới đang được đặt ra. Con người và dân tộc đang đứng trước những thời cơ và ngững thách thức mới. Tình hình thực tế đang phát triển tốt đẹp. Nhưng con người và dân tộc, thế hệ trẻ và thế hệ già đều đang bộc lộ những nhược diểm, khiếm khuyết có khi hết sức nghiêm trọng, hết sức đáng buồn. Trong việc đào tạo, rèn luyện con người, bồi dưỡng thế hệ trẻ, đang có những lệch lạc, thường thiên về mặt này, xem nhẹ mặt khác, xa rời cách giải quyết biện chứng, cách mạng và sâu nặng tình người như trước đây. Phải chăng đó là điều cần tiếp tục suy nghĩ và cần đề ra phương hướng giải quyết cho thõa đáng hơn?