PHÂN BỐ THEO SINH CẢNH VÀ ĐỘ CAO

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý phục vụ nghiên cứu phân bố các loài thú nguy cấp quí hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên (Trang 59)

6. Cấu trúc của luận văn:

3.3.PHÂN BỐ THEO SINH CẢNH VÀ ĐỘ CAO

Phần này trình bày kết quả ứng dụng HTTĐL để đánh giá phân bố thú ở KBTTN Xuân Liên. Đánh giá phân bố của một loài thú ở KBTTN Xuân Liên bằng công nghệ Viễn thám và HTTĐL là tích hợp kết quả phân bố theo sinh cảnh và đai cao của loài. Mỗi loài sẽ có bảng ma trận đánh giá. Trục tung là khả năng phân bố theo sinh cảnh, trục hoành là khả năng phân bồ theo đai cao. Mỗi vị trí trong ma trận là kết quả tích hợp của trục tung và trục hoành (bảng 3.6).

Bảng 3.6. Đánh giá phân bố thú theo điều kiện sinh thái ở KBTTN Xuân Liên Sinh cảnh Độ cao 0 1 2 1 1:0 1:1 1:2 2 2:0 2:1 2:2 3 3:0 3:1 3:2

Gộp nhóm các giá trị thích hợp phân bố ở bảng đề tài có các mức độ phân bố nhƣ sau:

Thích hợp gồm: giá trị 3:2.

Ít thích hợp gồm: giá trị 3:1; 2:2; 2:1; 1:2; 1:1. Không thích hợp gồm: giá trị 1:0; 2:0; 3:0.

Kết quả phân bố theo sinh cảnh và đai cao của từng loài nhƣ sau.

Tê tê vàng

Tích hợp bản đồ sinh cảnh (hình 3.1), bản đồ đai cao (hình 3.13) đề tài có bảng tích hợp sinh cảnh, độ cao (bảng 3.7) và bản đồ thích hợp phân bố cho Tê tê vàng (hình 3.24).

Bảng 3.7. Mức độ thích hợp phân bố theo sinh cảnh và độ cao của Tê tê vàng SC ĐC RNĐ TXNS RNĐ TXTS RHGTN Rừng trên núi đá Trảng cỏ, cây bụi Dƣới 300m 2 2 2 0 1 Từ 300m đến 700m 2 2 2 0 1 Từ 700m đến 1200m 1 1 1 0 1 Trên 1200m 1 1 1 0 1

Hình 3.24 . Bản đồ phân bố theo sinh cảnh và đai cao của Tê tê vàng

Có 4325 ha diện tích thích hợp chiếm 15,9%, 12945 ha ít thích hợp chiếm 47,7% và 8521 ha không thích hợp chiếm 31,4%. Điều kiện sống thuận lợi cho Tê tê vàng trong KBT là khá lớn. Cả theo sinh cảnh và độ cao điều kiện ở KBTTN Xuân Liên đa số thích hƣợp cho Tê tê vàng, tập trung ở trung tâm KBT. Tuy nhiên số lƣợng loài còn ít trong khu vực nghiên cứu (hình 3.24). Theo dân địa phƣơng, loài Tê tê vàng trƣớc đây có số lƣợng cá thể nhiều trong khu vực, nhƣng những năm gần đây do bị săn bắt nhiều nên loài này dần mất đi.

Cu li lớn

Kết quả tích hợp và phân bố của Cu li lớn đƣợc thế hiện ở bảng 3.8 và hình 3.25.

Bảng 3.8. Kết quả tích hợp của sinh cảnh và đai cao của Cu li lớn SC ĐC RNĐ TXNS RNĐ TXTS RHGTN Rừng trên núi đá Trảng cỏ, cây bụi Dƣới 300m 1 1 1 0 0 Từ 300m đến 700m 1 1 1 0 0 Từ 700m đến 1200m 2 1 2 0 0 Trên 1200m 1 1 1 0 0

Có 1076 ha diện tích thích hợp chiếm 4.0%, 15378 ha ít thích hợp chiếm 56.7% và 9337 ha không thích hợp chiếm 34.4%. Vùng thích hợp cho Cu li lớn là khu vực rừng kín thƣờng xanh khu vực giáp Lào và giáp Nghệ An nằm ở phía Tây và Nam KBT. Theo phân khu chức năng đây là các tiểu khu 484A, 484, 475, 520 và 528. Tại KBTTN Xuân Liên có nhiêù ngƣời dân địa phƣơng quan sát và bắt gặp Cu li lớn. Trong 2 đợt khảo sát ghi nhận 2 cá thể Cu li lớn đƣợc bắt. Một cá thể tại bản Vịn, xã Bát Mọt và một cá thể do ngƣời dân tại trạm kiểm lâm Hón can, xã Vạn Xuân (hình 3.25).

Hình 3.25. Bản đồ phân bố theo sinh cảnh và đai cao của Cu li lớn

Cu li nhỏ.

Kết quả tích hợp và phân bố của Cu li nhỏ đƣợc thế hiện ở bảng 3.9 và hình 3.26.

Bảng 3.9. Kết quả tích hợp của sinh cảnh và đai cao của Cu li nhỏ SC ĐC RNĐ TXNS RNĐ TXTS RHGTN RTNĐV TCCB Dƣới 300m 1 1 2 0 1 Từ 300m đến 700m 1 1 2 0 1 Từ 700m đến 1200m 1 1 1 0 1 Trên 1200m 1 1 2 0 1

Hình 3.26. Bản đồ phân bố theo sinh cảnh và đai cao của Cu li nhỏ

Có 15838 ha diện tích thích hợp chiếm 58,4%, 7608 ha ít thích hợp chiếm 28,0% và 2345 ha không thích hợp chiếm 8,6%. Theo đai cao hầu hết vùng trung tâm của KBTTN Xuân Liên đều thích hợp với Cu li nhỏ. Tuy nhiên về sinh cảnh Cu li nhỏ thích hợp sống ở RHGTN. Loại sinh cảnh này nằm rải rác ở các xã Bát Mọt, Yên Nhân, Lƣơng Sơn và Vạn Xuân (hình 3.26). Theo kết quả khảo sát số lƣợng cá thể không còn nhiều trong khu vực nghiên cứu. Theo đánh giá của đề tài loài Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus đáng ở mức hiếm trong khu vực nghiên cứu.

Khỉ mặt đỏ

Kết quả tích hợp và phân bố của Khỉ mặt đỏ đƣợc thế hiện ở bảng 3.10 và hình 3.27.

Bảng 3.10. Kết quả tích hợp của sinh cảnh và đai cao của Khỉ mặt đỏ SC ĐC RNĐ TXNS RNĐ TXTS RHGTN Rừng trên núi đá Trảng cỏ, cây bụi Dƣới 300m 1 1 1 1 0 Từ 300m đến 700m 2 1 1 1 0 Từ 700m đến 1200m 2 1 1 1 0 Trên 1200m 2 1 1 1 0

Có 6728 ha diện tích thích hợp chiếm 24.8%, 17489 ha ít thích hợp chiếm 64,5% và 1574 ha không thích hợp chiếm 5,8%. Khỉ mặt đỏ là loài có khả năng thích nghi cao. Vùng thích hợp cho phân bố của chúng là rừng kín thƣờng xanh, bán thƣờng xanh ở các tiểu khu 484, 482, 480, 516, 520 và 530. Các khu này nằm ở phía Nam và Đông xã Bát Mọt, phía Nam xã Vạn Xuân. Những vùng còn lại đều có thể là nơi sống cho Khỉ mặt đỏ (hình 3.27). Trong quá trình khảo sát đề tài ghi nhận đƣợc một số thông tin trong dân địa phƣơng và của các thợ săn quanh khu vực nghiên cứu. Có một cá thể đƣợc bắt tại bản Vịn. Uớc tính số lƣợng cá thể không còn nhiều trong khu vực nghiên cứu. Sự suy giảm số lƣợng loài này là nguyên nhân của nạn săn bắn trái phép. Theo đánh giá của đề tài loài Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides đáng ở mức hiếm trong khu vực nghiên cứu.

Khỉ mốc.

Kết quả tích hợp và phân bố của Khỉ mốc đƣợc thế hiện ở bảng 3.11 và hình 3.28.

Bảng 3.11. Kết quả tích hợp của sinh cảnh và đai cao của Khỉ mốc SC ĐC RNĐ TXNS RNĐ TXTS RHGTN Rừng trên núi đá Trảng cỏ, cây bụi Dƣới 300m 1 1 1 1 0 Từ 300m đến 700m 1 1 1 1 0 Từ 700m đến 1200m 2 1 2 2 0 Trên 1200m 2 1 2 2 0

Hầu hết khu vực xã Bát Mọt và một nửa phía Nam xã Vạn Xuân có sinh cảnh thích hợp cho phân bố của Khỉ mốc. Hai dải núi: dải chạy từ phía Tây sang Đông dọc xã Bát Mọt và dải tiếp giáp Nghệ An phía Nam xã Vạn Xuân có đai cao phù hợp với phân bố cho loài này. Khu vực này có nhiều rừng già trên núi cao, là sinh cảnh ƣa thích của Khỉ mốc. Theo kết quả khảo sát thực địa Khỉ mốc có số lƣợng khá nhiều trong khu vực nghiên cứu. Ngƣời dân địa phƣơng ở xã Bát Mọt, Xuân Khao thƣờng tìm bắt loài này để làm thực phẩm hoặc bán cho ngƣời thu mua. Hai mẫu Khỉ mốc đã quan sát một ở đồn biên phòng 505 và một ở làng Vịn (hình 3.28). Trên các tuyến khảo sát đã nhiều lần nghe đƣợc tiếng khỉ nhƣng không rõ loài nào vì ở đây có tới ba loài khỉ: Khỉ vàng, Khỉ mốc và Khỉ mặt đỏ.

Vượn đen má trắng.

Kết quả tích hợp và phân bố của Vƣợn đen má trắng đƣợc thế hiện ở bảng 3.12 và hình 3.29. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.12. Kết quả tích hợp của sinh cảnh và đai cao của Vƣợn đen má trắng SC ĐC RNĐ TXNS RNĐ TXTS RHGTN Rừng trên núi đá Trảng cỏ, cây bụi Dƣới 300m 1 1 0 1 0 Từ 300m đến 700m 1 1 0 1 0 Từ 700m đến 1200m 1 1 0 1 0 Trên 1200m 2 1 0 1 0

Hình 3.29. Bản đồ phân bố theo sinh cảnh và đai cao của Vƣợn đen má trắng

Có 2579 ha diện tích thích hợp chiếm 9,5%, 12542 ha ít thích hợp chiếm 46,2% và 1067 ha không thích hợp chiếm 39.3%. Vƣợn đen má trắng thƣờng sống ở sinh cảnh rừng giá trên đỉnh núi hay rừng nguyên sinh. Nhìn trên bản đồ ta có thể thấy khu vực RNĐ TXNS nằm ở khu vực ranh giới phía Tây, Nam KBT là vùng thích hợp cho phân bố của Vƣợn đen má trắng (hình 3.29). Hiện nay KBTTN Xuân Liên đang thực hiện dự án Điều tra, bảo tồn loài Vƣợn đen má trắng (Nomascus leucogenys) tại KBTTN Xuân Liên, huyện Thƣờng Xuân, tỉnh Thanh Hóa, theo kết quả đã xác định đƣợc 127 cá thể thuộc 41 đàn, đây là ghi nhận trực tiếp cao nhất đối với các vùng phân bố của Vƣợn đen má trắng ở Việt Nam đã đƣợc thực hiện cho đến này. Quần thể Vƣợn đen má trắng là nguồn tài nguyên quí giá của KBTTN Xuân Liên và hứa hẹn còn nhiều nguồn tài nguyên ĐDSH chƣa đƣợc khám phá.

Gấu ngựa.

Kết quả tích hợp và phân bố của Gấu ngựa đƣợc thế hiện ở bảng 3.13 và hình 3.30.

Bảng 3.13. Kết quả tích hợp của sinh cảnh và đai cao của Gấu ngựa SC

ĐC RNĐ TXNS RNĐ TXTS RHGTN

Rừng trên

núi đá Trảng cỏ, cây bụi

Dƣới 300m 1 1 1 0 0 Từ 300m đến 700m 1 1 1 0 0 Từ 700m đến 1200m 1 1 1 0 0 Trên 1200m 1 1 1 0 0

Hình 3.30. Bản đồ phân bố theo sinh cảnh và đai cao của Gấu ngựa

Có 1174 ha diện tích thích hợp chiếm 4,3%, 19855 ha ít thích hợp chiếm 73.2% và 4762 ha không thích hợp chiếm 17.6%. Gấu ngựa: Ngoài rừng già rừng đầu nguồn và rừng tre nứa là môi trƣờng thích hợp cho Gấu ngựa. Các loại rừng này có tỉ lệ cao trong KBTTN Xuân Liên. Do vậy hều hết KBT đều có thể là nơi phân bố của Gấu ngựa nhƣng chỉ ở mức ít thích hợp. Quần thể Gấu ngựa trong khu vực khảo sát còn khá nhiều thông qua các kết quả săn bắn của thợ săn ở Làng Vịn (hình 3.30). Đây cũng là loài bị săn bắn nhiều, do giá trị kinh tế cao. Thông tin trong những năm 2000 - 2002 thợ săn đã bắn đƣợc cá thể Gấu ngựa nặng khoảng 80 kg. Các mẫu da và kể cả con sống bẫy đƣợc từ khu vực rừng Làng Liềm (thƣợng nguồn Suối Ken) đã đƣợc quan sát.

Cheo cheo nam dương

Kết quả tích hợp và phân bố của Cheo cheo nam dƣơng đƣợc thế hiện ở bảng 3.14 và hình 3.31.

Bảng 3.14. Kết quả tích hợp của sinh cảnh và đai cao của Cheo cheo nam dƣơng SC ĐC RNĐ TXNS RNĐ TXTS RHGTN Rừng trên núi đá Trảng cỏ, cây bụi Dƣới 300m 1 2 0 0 0 Từ 300m đến 700m 1 1 0 0 0 Từ 700m đến 1200m 1 1 0 0 0 Trên 1200m 1 1 0 0 0

Hình 3.31. Bản đồ phân bố theo sinh cảnh và đai cao của Cheo cheo nam dƣơng

Có 5724 ha diện tích thích hợp chiếm 21.1%, 14845 ha ít thích hợp chiếm 54,7% và 5222 ha không thích hợp chiếm 19,3% (hình 3.31). Cheo cheo nam dƣơng: Vùng thích hợp cho Cheo cheo nam dƣơng là các rừng nhiệt đới thƣờng xanh. Loại rừng này ở độ cao khoảng 300 đến 700 m, tập trung gần khu vực hồ Cửa Đạt.

Bò tót

Kết quả tích hợp và phân bố của Bò tót đƣợc thế hiện ở bảng 3.15 và hình 3.32.

Bảng 3.15. Kết quả tích hợp của sinh cảnh và đai cao của Bò tót SC ĐC RNĐ TXNS RNĐ TXTS RHGTN Rừng trên núi đá Trảng cỏ, cây bụi Dƣới 300m 1 1 1 0 0 Từ 300m đến 700m 1 1 1 0 0 Từ 700m đến 1200m 1 1 1 0 0 Trên 1200m 1 1 1 0 0 Có 3723 ha diện tích thích hợp chiếm 13,7%, 19634 ha ít thích hợp chiếm 72,4% và 2434 ha không thích hợp chiếm 9,0%. Bò tót thƣờng sống trong rừng thƣờng xanh cây lá rộng, rừng khộp cây họ dầu, rừng thông, RHGTN ở độ cao từ 500 đến 1500m. Theo hình các khu vực có điều kiện thích hợp nằm ở tiểu khu 489, 485 498,499 và 516 (hình 3.32). Diện tích thích hợp cho Bò tót chiếm khoảng 16%. Theo kết quả kháo sát từ lâu dân trong vùng đều biết Bò tót phân bố ở khu vực rừng thuộc Bản Liềm cũ giáp ranh với Quế Phong tỉnh Nghệ An (thuộc tiểu khu 489). Có hai nguồn tin cho biết số lƣợng Bò tót 15 con và 20 con, đàn này năm 1997 đã bị bắn 3 con. Vị trí bản ghi nhận Bò tót ở tiểu khu 489, phù hợp với tiêu chí về sinh cảnh và độ

cao cho Bò tót. Trong thời gian khảo sát đề tài nhìn thấy nhiều dấu chân cũ và duy nhất một dấu chân mới ở khu vực dông cao giữa Bát Mọt và Xuân Liên (với diện tích phân bố khoảng 100km2), khu vực này thuộc tiểu khu 495. Trong năm 1998 một số ngƣời dân trong vùng còn gặp 5 con ở khu vực dốc Cạn, thuộc thƣợng nguồn của Nậm Pong, có thể chúng đang trên đƣờng di chuyển. Tuy vậy có thể khẳng định chắc chắn rằng trong khu vực rừng thuộc Làng Vịn, Liềm và Đục hiện vẫn là vùng phân bố của Bò tót. Ba khu vực này theo kết quả nghiên cứu đều có điều kiện phù hợp với Bò tót.

Sơn dương

Kết quả tích hợp và phân bố của Sơn dƣơng đƣợc thế hiện ở bảng 3.16 và hình 3.33.

Bảng 3.16. Kết quả tích hợp của sinh cảnh và đai cao của Sơn dƣơng SC

ĐC

Rừng nhiệt đới thƣờng

xanh nguyên sinh

RNĐ TXTS RHGTN Rừng trên núi đá Trảng cỏ, cây bụi Dƣới 300m 1 2 1 2 1 Từ 300m đến 700m 1 2 1 2 1 Từ 700m đến 1200m 1 1 1 1 1 Trên 1200m 1 1 1 1 1

Có 10432 ha diện tích thích hợp chiếm 38,5%, 12143 ha ít thích hợp chiếm 44,8% và 3216 ha không thích hợp chiếm 11,9% (hình 3.33). Sơn dƣơng phân bố rất rộng vì thế vùng thích hợp cho phân bố của Sơn dƣơng cũng lớn. Trong đó kiểu rừng thứ sinh dƣới 700 là phù hợp nhất. Có khoảng 21% diện tích KBT thỏa mãn điều kiện này, tập trung ở dải núi từ Bát Mọt sang đến Yên Nhân và xung quanh hồ Cửa Đạt. Trong quá trình khảo sát đề tài đã thu thập, ghi nhận đƣợc nhiều mẫu sừng ở Xuân Khao, Bát Mọt, Vạn Xuân. Ngƣời dân vẫn bắt gặp và săn đƣợc Sơn dƣơng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Đã xác định 10 loài thú nguy cấp quí hiếm ở KBTTN Xuân Liên. Các loài này đƣợc xác định dựa trên danh lục thú KBTTN Xuân Liên và các tiêu chí của SĐVN 2007, danh lục đỏ IUCN 2011 và nghị định 32-2006.

2. Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên có sinh cảnh RNĐ TXNS là 7070 ha, sinh cảnh RNĐ TXTS là 11088 ha, RHGTN là 5640 ha, rừng trên núi đá là 779 ha, TCCBlà 1156 ha, các loại khác là 1390 ha. Bản đồ sinh cảnh đƣợc xây dựng từ ảnh vệ tinh bằng công nghệ viễn thám và HTTĐL kết hợp kiểm tra thực địa.

3. Đề tài xây dựng bản đồ khả năng phân bồ theo sinh cảnh của KBTTN Xuân Liên tƣơng ứng với 10 loài thú. Với mỗi loài có 3 mức độ là: rất thích hợp, thích hợp và không thích hợp. Các tiêu chí dựa trên đặc điểm sinh thái học của từng loài. Dùng phƣơng pháp HTTĐL để xác định vị trí không gian và diện tích cho từng mức độ thích hợp.

4. KBTTN Xuân Liên đƣợc chia làm 4 đai sinh thái: dƣới 300m; từ 300 đến 700m; từ 700m đến 1200m và trên 1200m. Diện tích đai dƣới 300m là 13879 ha; từ 300m đến 700m là 8765 ha, từ 700m đến 1200m là 3276 ha và trên 1200m là 1203 ha. Đỉnh núi cao nhất là Bù Gió cao 1563m thuộc xã Vạn Xuân. Đỉnh thứ 2 cao khoảng 1300m thuộc xã Bát Mọt.

5. Theo đai cao đề tài xác định 3 mức đồ thích hợp cho phân bố là: rất thích hợp, thích hợp và ít thích hợp tƣơng ứng với các giá trị 3, 2, 1. Các mức độ đƣợc xác định dựa vào bảng tiêu chí. Kết quả phân bố theo đai cao thể hiện bằng mô tả không gian (bản đồ) và số liệu định lƣợng (bảng biểu).

6. Đề tài tích hợp các nhân tố sinh thái và đai cao để tổng hợp thành bản đồ phân bố. Giá trị thích hợp đƣợc xác định bằng cách kết hợp cả giá trị thích hợp của sinh cảnh và đai cao. Bản đồ tổng hợp có 3 mức độ: thích hợp, ít thích hợp và không thích hợp. Bản đồ thể hiện kết quả phân bố bằng không

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý phục vụ nghiên cứu phân bố các loài thú nguy cấp quí hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên (Trang 59)