PHÂN BỐ THEO ĐAI CAO

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý phục vụ nghiên cứu phân bố các loài thú nguy cấp quí hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên (Trang 49)

6. Cấu trúc của luận văn:

3.2.PHÂN BỐ THEO ĐAI CAO

Căn cứ điều kiện khí hậu, địa hình từ đó hình thành tổ hợp loài thực vật và kiểu rừng đặc trƣng theo đai cao. Căn cứ chỉ tiêu phân đai rừng của Thái Văn Trừng, áp dụng cho KBTTN Xuân Liên, luận văn chia độ cao thành 4 khoảng:

Bậc 1: độ cao dƣới 300m

Bậc 2: độ cao từ 300 đến 700m Bậc 3: độ cao từ 700 đến 1200m Bậc 4: độ cao trên 1200m.

Đai cao của KHTTN Xuân Liên đƣợc mô tả ở hình 3.13.

Nơi cao nhất ở KBT là đỉnh Bù Gió ở tiểu khu 516, khu vực tiểu khu 484 thuộc xã Bát Mọt và một khu vực nằm giữa 2 xã Bát Mọt và Yên Nhân (hình 3.13).

Nghiên cứu đặc điểm sinh thái, phân bố, dấu hiệu ghi nhận số mẫu thu đƣợc của 10 loài thú ở KBTTN Xuân Liên cho thấy các loài có mức độ thích hợp khác nhau theo từng đai cao. Có 3 mức độ thích hợp theo đai cao gồm: ít thích hợp, thích hợp và rất thích hợp. Đề tài sử dụng điểm đánh giá và chỉ tiêu thích hợp theo bảng 3.3.

Bảng 3.3. Chỉ tiêu thích hợp của phân bố thú với độ cao

Mức độ Chỉ tiêu

Ít thích hợp (1 điểm)

- Là đai còn các điều kiện để hình thành sinh cảnh RNĐ TXNS và thứ sinh

- Dễ bị tác động bởi các hoạt động của con ngƣời

- Không phải là độ cao phân bố lịch sử của các loài thú ở mục 2.1

Thích hợp (2 điểm)

- Còn tồn tại các điều kiện hình thành các sinh cảnh RNĐ TXNS và thứ sinh

- Các hoạt động của con ngƣời khó tác động tới đai này, đặc biệt là khi có quản lý của kiểm lâm

- Là độ cao phân bố lịch sử của loài trong mục 2.1

Rất thích hợp (3 điểm)

- Là đai có sự phân bố và tồn tại các sinh cảnh rừng thƣờng xanh nguyên sinh và thứ sinh

- Các hoạt động của con ngƣời khó tác động tới đai này - Là đai phân bố lịch sử của loài theo mục 2.1

Theo kết quả phân tích bản đồ diện tích từng đai cao trong KBTTN Xuân Liên có 13879 ha có độ cao dƣới 300m, 8765 ha có độ cao từ 300 đến 700m, 3276 ha có độ cao từ 700 đến 1200m và 1203 ha có độ cao trên 1200m (bảng 3.4).

Bảng 3.4. Diện tích các đai cao trong KBTTN Xuân Liên

Độ cao (m) Diện tích (ha) Tỷ lệ %

Dƣới 300 13879 51.17059

300 - 700 8765 32.31575

700 - 1200 3276 12.07831

Trên 1200 1203 4.43535

Yếu tố độ cao ảnh hƣởng đến phân bố của thú. Với mỗi khoảng độ cao sẽ có nhiệt độ, độ ẩm khác nhau dẫn đến tổ thành loài, thực vật, động vật riêng. Đây là nhân tố sinh thái quyết định mức độ phù hợp đối với các loài thú nguy cấp quí hiếm. Căn cứ bảng chỉ tiêu mức độ thích hợp của các loài với đai cao đề tài tiến hành đánh giá cho từng loài. Kết quả đánh giá thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Ma trận mức độ phù hợp của các loài với đai cao

Loài/ HST Dƣới 300m 300- 700m 700- 1200m Trên 1200

Tê tê vàng 3 3 2 1 Cu lilớn 2 2 3 2 Cu linhỏ 3 3 2 3 Khỉ mặt đỏ 2 3 3 3 Khỉ mốc 2 2 3 3 Vƣợn đen má trắng 1 2 2 3 Gấu ngựa 2 2 2 3 Cheo cheo nam dƣơng 3 2 1 1 Bò tót 1 2 3 2 Sơn dƣơng 3 3 2 2

Phân tích bản đồ đề tài có kết quả phân bố theo đai cao của từng loài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tê tê vàng

Vùng thích hợp cho Tê tê vàng có diện tích phần là 22644 ha chiếm 83,5%. Diện tích ít thích hợp là 3276 ha chiếm 12,1%. Phần không thích hợp là 1203ha chiếm 4,4% (hình 3.14).

Hình 3.14. Bản đồ khả năng phân bố theo độ cao của Tê tê vàng

Cu li lớn

Phần thích hợp cho phân bố của Cu li lớn trong KBTTN Xuân Liên là khu vực tiểu khu 484, 489, 485 xã Vạn Xuân và tiểu khu 516, 520 khu vực giáp Nghệ An xã Vạn Xuân. Diện tích độ cao thích hợp cho Cu li lớn là 4479 ha chiếm 16,5%, diện tích độ cao ít thích hợp cho Cu li lớn là 22644 ha chiếm 83,5% (hình 3.15).

Hình 3.15. Bản đồ khả năng phân bố theo độ cao của Cu li lớn

Cu li nhỏ

Diện tích độ cao thích hợp cho Cu li nhỏ tại KBTTN Xuân Liên là 22644 ha chiếm 83,5%. Diện tích độ cao ít thích hợp là 4479 ha chiếm 16,5% (Hình 3.16).

Khỉ mặt đỏ

Khu vực thích hợp cho phân bố của Khỉ mặt đỏ là xã Bát Mọt, phía Tây xã Yên Nhân và phía Tây Nam xã Vạn Xuân. Diện tích thích hợp theo độ cao cho Khỉ mặt đỏ là: 13244 ha chiếm 48,8%. Diện tích ít thích hợp là 13879 chiếm 51,2% (hình 3.17).

Hình 3.17. Bản đổ khả năng phân bố theo độ cao của Khỉ mặt đỏ

Khỉ mốc

Diện tích thích hợp cho phân bố của Khỉ mốc là 4479 ha chiếm 16,5%, diện tích độ cao ít thích hợp là 22644 ha chiếm 83,5% (hình 3.18).

Hình 3.18. Bản đồ khả năng phân bố theo độ cao của Khỉ mốc

Vượn đen má trắng.

Có 1203 ha diện tích phù hợp cho phân bố của Vƣợn đen má trắng, chiếm 4,4%; 12041 ha diện tích ít phù hợp chiếm 44,4% (hình 3.19).

Gấu ngựa

Gấu ngựa rất thích hợp ở độ cao trên 1200m. Có 1203 ha có độ cao trên 1200 m chiếm 4,44%. Độ cao dƣới 1200 thích hợp với Gấu ngựa. Khoảng độ cao này có 25920 ha loại này chiếm 95,56% (hình 3.20).

Hình 3.20. Bản đồ khả năng phân bố theo độ cao của Gấu ngựa

Cheo cheo nam dương

Cheo cheo nam dƣơng rất thích hợp ở đai cao dƣới 300m có diện tích 13879 ha chiếm 51,2% vị trí tập trung ở xung quanh lƣu vực Hồ Cửa Đạt. Đai cao thích hợp là 300m đến 700m, loại này có diện tích 8765 ha, chiếm 32,3%. Ít thích hợp ở đai trên 700m, vị trí ở tiểu khu, 489, 487 (hình 3.21).

Hình 3.21. Bản đồ khả năng phân bố theo độ cao của Cheo cheo nam dƣơng

Bò tót

Đai cao rất thích hợp cho Bò tót là 700 đến 1200 m. Diện tích phần có độ cao này là 3276 ha chiếm 12,1%. Diện tích độc cao thích hợp là 9968 ha chiếm 36,8 ha. Diện tích độ cao ít phù hợp là 13879 ha chiếm 51,1% (hình 3.22).

Sơn dương

Hình 3.23. Bản đồ khả năng phân bố theo độ cao của Sơn dƣơng

Độ cao rất thích hợp cho Sơn dƣơng là dƣới 700 m. Có 22644 ha ở độ cao này chiếm 83,5%. Còn 16,5% diện tích còn lại ở mức thích hợp với phân bố của Sơn dƣơng (Hình 3.23).

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý phục vụ nghiên cứu phân bố các loài thú nguy cấp quí hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên (Trang 49)