V. Các kiểu ranh giới mảng
Ranh giới mảng phân kỳ (hay còn gọi là ranh giới xây dựng hoặc ranh giới tách
ranh giới xây dựng hoặc ranh giới tách giãn) là một yếu tố dạng tuyến nằm giữa hai mảng kiến tạo và hai mảng này chuyển động ngày càng xa nhau. Các khu vực này có thể hình thành ở trên lục địa, nhưng gặp nhiều nhất ở bồn đại dương. Các ranh giới tách giãn trên lục địa đầu tiên là tạo ra rift ở dạng thung lũng tách giãn. Nếu quá trình tạo rift ngừng lại gọi là rift không hoàn chỉnh. Dù vậy, hầu hết các ranh giới mảng phân kỳ giữa các mảng đại dương thường được gọi là các sống núi giữa đại dương. Các ranh giới này cũng tạo thành quần đảo
núi lửa. Quá trình tách giãn tạo biển: 1.Thung lũng tách giãn trên vỏ lục địa; 2. Bồn đại dương mới; 3. Bồn đại dương trưởng thành
Cầu bắc qua thung lũng tách giãn Álfagjáở tây nam Iceland, ranh giới giữa các mảng lục địa Á-Âu và Bắc Mỹ.
Ngoài ra còn có các kiểu biểu hiện ranh giới phân kỳ như
Sống núi giữa đại dương Rift Biển Đỏ
Đới tách giãn Đông Phi Rift Tây Antarctic
Đới nâng đông Thái Bình Dương Sống núi Thái Bình Dương - Nam Cực Đới nâng Galapagos
Sống núi Gakkel Sống núi Explorer
Thung lũng Great Rift, Ethiopia: Núi lửa Dallol thuộc thung lũng Great Rift
5.3 Ranh giới hội tụ
Ranh giới mảng hội tụ, hay còn gọi là ranh giới mảng phá hủy, là một vùng biến dạng một cách chủ động mà tại đó hai hay nhiều mảng kiến tạo hay các mảnh vỡ của thạch quyển chuyển động ngược chiều và va hút vào nhau, đồng thời gây ra hầu hết các trận động đất.
Khi hai mảng va hút nhau, chúng hình thành hoặc đới hút chìm hoặc va chạm lục địa tùy thuộc vào kiểu mảng tham gia vào quá trình này. Trong đới hút chìm, mảng bị hút chìm thường là mảng chứa vỏ đại dương và chui xuống vỏ lục địa hoặc vỏ đại dương khác..