Hình ảnh Shack-Hartmann khi có cầu sai bậc 3

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô phỏng hình ảnh Shack–Hartmann với chùm ánh sáng tới có quang sai mặt sóng giả định trước (Trang 32)

Khi f =10 mm; px=py=0,150 mm, =0,009876, còn tất cả các giá trị của khác đều lấy bằng 0 ta thu đƣợc hình ảnh Shack-Hartmann và mặt sóng tƣơng ứng nhƣ hình 3.3a và 3.3b.

Hình 3.3a. Hình ảnh Shack-Hartmann khi có cầu sai bậc 3

(f =10mm; px=py=0,150 mm).

Hình 3.3b. Mặt sóng khi có cầu sai bậc 3 (f =10mm; px=py=0,150 mm).

Từ kết quả trên hình 3.3a và 3.3b ta thấy khi có cầu sai bậc 3 thì mặt sóng không còn là phẳng nữa, chúng uốn cong nhƣ hình cái thúng và hình ảnh Shack-Hartman ta thu đƣợc lúc này là những vết sáng không còn cách đều nhau nhƣ khi mặt sóng không có quang sai. Các vết sáng có xu hƣớng bị kéo vào tâm, càng ra xa thì chúng bị kéo càng mạnh và khoảng cách giữa các điểm càng lớn, nhƣng chúng vẫn đối xứng nhau qua tâm.

Khi thay đổi giá trị của f=15 mm còn các giá trị khác vẫn giữ nguyên ta thu đƣợc hình ảnh Shack-Hartmann và mặt sóng nhƣ hình 3.4a và 3.4b.

Từ kết quả trên hình 3.4a và 3.4b ta thấy khi thay đổi f=10 mm lên 15mm thì hình ảnh Shack-Hartmann ta thu đƣợc lúc này là những vết sáng nhỏ hơn và khoảng cách giữa các vết sáng cũng giảm đi so với khi f=10 mm nhƣng cách sắp xếp của chúng không thay đổi nhƣ khi f=10 mm. Sở dĩ ta thu đƣợc hình ảnh Shack-Hartmann nhƣ vậy vì khi f tăng nhƣng đƣờng kính của

các vi thấu kính không đổi nên cảm biến ảnh CCD sẽ dịch ra xa hơn và kết quả ta thu đƣợc hình ảnh sẽ nhỏ hơn dẫn đến nhiều điểm ảnh trên CCD hơn.

Hình 3.4a. Hình ảnh Shack-Hartmann khi có cầu sai bậc 3

(f =15mm; px=py=0,150 mm).

Hình 3.4b. Mặt sóng khi có cầu sai bậc 3 (f =15mm; px=py=0,150 mm).

Tƣơng tự việc thay đổi đƣờng kính của các vi thấu kính (px= py) cũng vậy nó chỉ làm tăng giảm khoảng cách giữa các vết sáng chứ không làm thay đổi cách sắp xếp của chúng.

3.2.3. Hình ảnh Shack-Hartmann khi có coma sơ cấp

Khi f =10 mm; px=py=0,150 mm, =0,0016785, còn tất cả các giá trị của khác là bằng 0 ta thu đƣợc hình ảnh Shack-Hartmann (hình 3.5a) và mặt sóng nhƣ (hình 3.5b).

Ta thấy khi có coma sơ cấp thì mặt sóng lúc này nhƣ hình 3.5b và hình ảnh Shack-Hartmann ta thu đƣợc là những vết sáng không thẳng hàng, không đều nhau nhƣ khi không có quang sai, cũng không bị kéo vào tâm nhƣ khi có

cầu sai mà chúng bị kéo về một phía càng về hai bên các vết sáng bị kéo càng mạnh khoảng cách giữa các vết sáng giảm dần và đối xứng nhau qua trục.

Hình 3.5a. Hình ảnh Shack-Hartmann khi có coma sơ cấp.

Hình 3.5b. Mặt sóng khi có coma sơ cấp.

3.2.4. Hình ảnh Shack-Hartmann khi có loạn thị sơ cấp

Khi f =10 mm; px=py=0,150 mm, =0,009776, còn tất cả các giá trị của khác là bằng 0 ta thu đƣợc hình ảnh Shack-Hartmann và mặt sóng nhƣ hình 3.6a và 3.6b.

Từ hình ảnh 3.6a và 3.6b ta thấy mặt sóng khi có loạn thị sơ cấp nó không phải là mặt phẳng nhƣ không có quang sai, cũng không uốn cong nhƣ hình chiếc thúng nhƣ khi có cầu sai,mà lúc này nó uốn cong nhƣ hình chiếc yên ngựa.Tƣơng ứng với hình ảnh Shack-Hartmann thu đƣợc là các vết sáng có xu hƣớng co lại theo ngang, và kéo dãn ra theo chiều dọc, làm cho vết sáng bị kéo dài ra về 1 phía dẫn đến khoảng cách giữa các điểm theo chiều ngang và dọc không bằng nhau nữa.

Hình 3.6a. Hình ảnh Shack-Hartmann khi có loạn thị sơ cấp.

Hình 3.6b. Mặt sóng khi có loạn thị sơ cấp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô phỏng hình ảnh Shack–Hartmann với chùm ánh sáng tới có quang sai mặt sóng giả định trước (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)