a. Phương pháp thủ công
Những cơ sở sản xuất nhỏ ở một số vùng trồng khoai mì, củ khoai mì vẫn được nghiền bằng tay trên những miếng tre.
Những cơ sở sản xuất năng suất khoảng vài trăm kilo bột hằng ngày thì người ta dựng những dụng cụ cơ khí đơn giản có cấu tạo như sau:
Một máy mài xát đơn giản nhưng hiệu quả được làm bằng một tấm sắt mạ điện được đục lỗ bằng đinh, sau đó kẹp chặt tấm sắt đó quanh một bánh xe với bề mặt có mép nhọn, sắc hướng ra ngoài. Bánh xe có thể được quay bằng tay, nhưng thường được quay bằng cách đạp bằng chân. Người công nhân sẽ ấn củ lên bề mặt nghiền. Hoặc bề mặt nghiền sẽ được gắn lên một bên một đĩa quay có gắn tay quay. Bột nghiền sẽ được thu trong giỏ hay những vật chứa bằng gỗ.
Hình 10 : Thiết bị mài xát khoai mì bằng tay
Máy nghiền chạy bằng sức nước: trong máy nghiền thủy lực, máy xe nước được quay bởi một bánh đà, làm chạy dây đai truyền động cho tay quay của thăng nghiền. Thăng này có đường kính khoảng 20 ÷ 30cm, thăng được gắn lên một bàn nghiền. Người công nhân, ngồi ở bàn sẽ ấn củ vào thăng. Khối nghiền sẽ được đẩy qua khe hở hẹp giữa thăng và giá đỡ, vào máng rồi được thu vào trong giỏ.
Những thiết bị nghiền ở trên đều được làm bằng những tấm kim loại có đục lỗ. Dự không đắt, nhưng chúng tương đối không được hiệu quả vì những tấm nghiền thường phải được thay thường xuyên do rất nhanh mòn.
b. Phương pháp cơ giới
Máy nghiền chạy bằng động cơ được dựng khi cần sản xuất với năng suất cao, khoảng 10 tấn củ khoai mì tươi mỗi ngày. Thiết bị thường dùng nhất hiện nay là máy nghiền Jahn.
hay lưỡi cưa. Tùy theo nhu cầu mà có thể có từ 10 đến 12 răng cưa trên lưỡi dao. Các lưỡi dao được đặt cách nhau khoảng 6 ÷ 7 mm.
Hình 11: Hình dạng của thiết bị mài xát khoai mì hoạt động nhờ động cơ
Nguyên tắc hoạt động: nguyên liệu sau khi nhập vào máy nghiền được máy nghiền thành khối bột mịn nhờ sự cọ xát của bộ phận nghiền quay xung quanh một trục nhờ động cơ với củ khoai mì và với tấm lưới chắn. Trong quá trình nghiền ta có xối nước để nước đưa bột nghiền ra ngoài thông qua lỗ lưới.
Hình 12: Cấu tạo của thiết bị mài xát khoai mì đơn giản
4.2.5. Tách bó
Hỗn hợp thu được sau khi nghiền không chỉ chứa tinh bột mà còn lẫn các tạp chất khác như vỏ tế bào, dịch bào thoát ra do quá trình nghiền, tế bào còn nguyên, nước… Do đó, quá trình tách bó nhằm mục đích tách phần lớn lượng bó thụ ra khỏi hỗn hợp.
Bó sau khi tách vẫn còn một lượng tinh bột tự do bám lại. Vì vậy, để tăng hiệu quả của quá trình tách, người ta thu hồi lượng bó cho trở lại máy nghiền. Sau khi nghiền xong, bó tiếp tục được tách lượng tinh bột sót. Tuy nhiên trong bó vẫn còn lại một lượng nào đó không thể tách hết được. Ngoài tinh bột ra còn một lượng dextrin, đường, chất pectin, chất khô của bó. Vì vậy, bó thụ sẽ được đưa ra bể chứa bó để tận dụng làm thức ăn gia súc.
Hình 13: Bó sau khi đã tách tinh bột.