Xác định một số tính chất và đặc trưng lý hóa của polyme compozit siêu hấp thụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứutổng hợp polyme compozit siêu hấp thụ nước (Trang 37)

tự và làm mẫu đối chứng.

2.2.2. Xác định một số tính chất và đặc trưng lý hóa của polyme compozit siêu hấp thụ nước siêu hấp thụ nước

* Độ hấp thụ nước: Độ hấp thụ nước của polyme được xác định bằng phương pháp túi chè. Cân chính xác 1g polyme compozit siêu hấp thụ nước cho vào túi chè, gắn kín lại và ngâm trong nước cất ở nhiệt độ phòng đến khi đạt cân bằng. Sau khi để ráo nước trong 10 phút, xác định khối lượng gel trương. Độ hấp thụ nước được biểu diễn theo số gam nước được giữ lại trong gel trên 1g gel khô và được tính theo phương trình sau:

Q = 0 0 m m m

Trong đó: + Q là độ hấp thụ nước (g H2O/g polyme) + m0 là khối lượng polyme khô

+ m là khối lượng gel trương. * Độ hấp thụ nước dưới tải trọng:

* Phổ hồng ngoại (IR): Phổ hồng ngoại của polyme được ghi trên máy FTIR Impact Nicolet 410 trong vùng 4000- 400 cm-1 tại Phòng Phổ hồng ngoại- Viện Hoá học-Viện KH&CN Việt Nam. Mẫu được sấy khô trong tủ sấy chân không ở nhiệt độ 600C và ép viên với KBr.

* Phân tích nhiệt trọng lượng TGA (Thermal Gravimetric Analysis): được ghi trên máy TA- 50 Shimadzu tại Phòng Phân tích nhiệt-Viện Hoá học-

Viện KH&CN Việt Nam. Các mẫu đều được phân tích trong môi trường khí quyển nitơ, tốc độ gia nhiệt 100C/phút từ nhiệt độ phòng đến 700oC.

* Hình thái học bề mặt: được quan sát bằng cách chụp ảnh kính hiển vi điện tử quét SEM (Scanning Electronic Microscopy) trên máy Hitachi S4800 (Singapore) tại Viện Khoa học vật liệu- Viện KH&CN Việt Nam.

* Giản đồ nhiễu xạ tia X: được đo trên máy nhiễu xạ Rơnghen SIEMNS D5000 tại Viện Khoa học vật liệu – Viện KH & CN Việt Nam với điều kiện đo: tế bào CuK (  = 0.15406 nm ), U = 35 Kv, I = 35 mA, góc quét ( -2 ) từ 5o-50o.

Một phần của tài liệu Nghiên cứutổng hợp polyme compozit siêu hấp thụ nước (Trang 37)