Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hình thành thói quen vệ sinh thân thể của trẻ lớp 4 tuổi ở trường mầm non Hoa Sen - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc (KL07343) (Trang 27)

8. Đóng góp của đề tài

3.3. Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm

Khả năng hình thành thói quen vệ sinh thân thể của trẻ còn kém vì vậy để trẻ thực hiện tốt thói quen vệ sinh này tôi tiến hành giáo dục trẻ thông qua các hoạt động sau

3.3.1. Thói quen rửa mặt

Tôi đã sử đụng các biện pháp sau để giáo dục thói quen rửa mặt cho trẻ: * Hoạt động học tập

Tôi cho trẻ hát bài “rửa mặt nhƣ mèo, tập rửa mặt...”

Ví dụ:

Tôi cho trẻ hát bài : “rửa mặt nhƣ mèo”, tôi đã đặt các câu hỏi dành cho trẻ để xem trẻ nhận thức nhƣ thế nào về thói quen rửa mặt:

+ Trong bài hát nói đến con gì?

22 + Vậy rửa nhƣ thế có sạch không nhỉ? + Vậy rửa mặt sạch là nhƣ thế nào?

Sau khi cho trẻ nói lên cách rửa mặt tôi cho trẻ mô phỏng lại hành động rửa mặt bằng tay. Vừa mô phỏng vừa nói các bƣớc thực hiện nhƣ thế nào?

Sau mỗi giờ học nhƣ thế tôi thấy trẻ rất hứng thú với giờ học vì trẻ không chỉ đƣợc học hát mà trẻ còn đƣợc thể hiện khả năng thực hiên các hành động vệ sinh của mình.

* Hoạt động vui chơi

Trong hoạt động vui chơi chúng tôi tổ chức cho trẻ chơi trong lớp và cho trẻ chơi ở ngoài trời.

- Đối với chơi trong lớp giáo viên tổ chức cho trẻ chơi trong các góc: + Góc phân vai:

Cho trẻ đƣợc ƣớm mình vào các các nhân vật hoặc trẻ đƣợc đóng vai những ngƣời mà trẻ yêu quý nhƣ: ông, bà, bố, bác sĩ, cô giáo,... từ những vai diễn ấy trẻ thể hiện những hành động, kinh nghiệm sống của mình.

Ví dụ

Trò chơi đóng vai theo chủ đề: “Mẹ con”

Trẻ đóng vai thành mẹ con. Mẹ dạy bé cách rửa mặt mỗi khi trẻ thức dậy Khi trẻ tham gia đóng vai tôi quan sát trẻ chơi và nhắc trẻ khi trẻ thực hiện chƣa đúng.

Khi kết thúc trò chơi tôi nhận xét, khuyến khích động viên trẻ để lần sau trẻ thực hiện tốt hơn

+ Góc nghệ thuật.

Tôi cho trẻ tô màu cho chiếc khăn tay. Khi trẻ tô xong tôi hỏi trẻ chiếc khăn tay để làm gì?

Tôi giáo dục trẻ phải rửa mặt thật sạch để mọi ngƣời yêu quý và luôn xinh đẹp.

23

Ngoài ra tôi còn cho trẻ xem tranh về các bƣớc rửa mặt để trẻ quan sát và nói tên các bƣớc rửa mặt.

Phƣơng pháp khen thƣởng, động viên rất quan trọng trong các hoạt động. Qua các hoạt động học tập chính ở trên lớp của trẻ giáo viên có thể lồng ghép một hoặc nhiều nội dung giáo dục thói quen cho trẻ

* Chế độ sinh hoạt hàng ngày

Vào giờ đón trẻ tôi luôn hỏi trẻ: hôm nay con xinh quá, ai đã rửa mặt cho con vậy?

Khi trẻ ngủ trƣa dậy tôi quan sát xem những cháu nào chƣa tự giác đi rửa mặt, tôi sẽ nhắc nhở trẻ.

Câu khen của tôi đã làm trẻ thích thú và những buổi học sau trẻ luôn muốn đƣợc bố mẹ rửa mặt hoặc tự rửa mặt trƣớc khi đến lớp.

* Trao đổi với phụ huynh

Có những trẻ đƣợc bố mẹ đƣa đi học nhƣng mặt vẫn chƣa đƣợc rửa, tôi đã nhắc phụ huynh lần sau phải rửa mặt cho trẻ. Trƣớc hết là tránh cho trẻ những bệnh tật về mắt sau đó là tạo thói quen tốt cho trẻ.

Tôi đã dán các bức tranh bên ngoài lớp học để khi các phụ huynh đi đón trẻ có thể nhìn thấy và thấy đƣợc vai trò của việc rửa mặt sạch sẽ cho trẻ.

3.3.2. Thói quen rửa tay

* Trong hoạt động học tập

Trong hoạt động học tập giáo viên có thể sử dụng các tác phẩm văn học nhƣ các câu chuyện, bài thơ để lồng ghép giáo dục vệ sinh thân thể cho trẻ nhƣ : bài thơ “cô dạy”, câu chuyện “bàn tay xinh xắn”, bài hát “năm ngón tay ngoan”...

Ví dụ minh họa: Lồng ghép giáo dục thói quen rửa tay vào hoạt động học tập

24

Cô dạy

Mẹ!,mẹ ơi cô dạy : Mẹ, mẹ ơi! Cô dạy: Phải giữ sach đôi tay, Cãi nhau là không vui Bàn tay mà giây bẩn Cái miệng nó xinh thế Sách áo cũng bẩn ngay Chỉ nói điều hay thôi

Giáo án: Làm quen với tác phẩm văn học Chủ điểm: Bản thân

Đề tài: Đọc thơ “cô dạy” Lứa tuổi: 4 tuổi

Thời gian: 20-25’

Thông qua bài thơ giáo viên cho trẻ nhắc lại cho trẻ nhớ các bƣớc rửa tay, rửa tay nhƣ thế nào cho sạch.

+ Các con ơi! Chúng mình vừa đƣợc học bài thơ “cô dạy” vậy trong bài thơ cô giáo đã dạy các bạn nhỏ phải thế nào nhỉ?

+ Vậy bạn nào nhắc lại cho cả lớp cùng nghe khi nào chúng mình phải rửa tay và rửa tay nhƣ thế nào?

Vì trẻ 4 tuổi đã nắm đƣợc cách rửa tay vì vậy chung tôi hƣớng trẻ vào cách thực hiện.

+ Khi kết thúc giờ học giáo viên có thể cho trẻ lần lƣợt vào rửa tay. Khi cho trẻ vào thực hành rửa tay chúng tôi quan sát trẻ thực hiện, xem trẻ đã thực hiện đúng với các bƣớc rửa tay chƣa.

Khi trẻ thực hiện xong, tôi động viên những trẻ thực chƣa tốt và khen ngợi các trẻ thực hiện đúng.

25

Sau khi lồng ghép giáo dục thói quen rửa tay cho trẻ vào hoạt động học tôi thấy trẻ tự giác đi rửa tay khi tay bẩn. Thái độ thực hiện của trẻ rất tốt, trẻ thực hiện một cách thoải mái.

Ngoài ra, tôi còn cho trẻ xem video những bạn nhỏ đang rửa tay. Các bạn ấy rất là ngoan và sạch sẽ, cho trẻ xem để khích thích trẻ muốn làm nhƣ các bạn trong video.

* Hoạt động vui chơi

Đối với hoạt động vui chơi chúng tôi cho trẻ chơi ở các góc đặc biệt là góc phân vai. Tôi cho trẻ chơi đóng vai thành “bác sĩ – em bé”, trò “mẹ - con”, “chị và em bé”...

Ví dụ: Đóng vai thành “bác sĩ –em bé”

Em bé chơi đất, cát bẩn, không chịu rửa tay trƣớc khi ăn cơm. Vì thế, em bé bị đau bụng và phải đến gặp bác sĩ.

Bác sĩ đã nhắc nhở trẻ khi chơi xong và đặc biệt là trƣớc khi ăn phải rửa tay, nếu không sẽ bị đau bụng.

Cô cho trẻ đóng vai và chơi. Trong thời gian trẻ chơi tôi quan sát trẻ chơi. Khi trò chơi kết thúc, tôi nhận xét trẻ chơi và khen ngợi trẻ chơi rất là tốt.

Sau khi tổ chức cho trẻ chơi trong các góc, tôi thấy trẻ rất hào hứng tham gia vào các hoạt động. Trẻ thực hiện hành động rửa tay một cách tự giác không cần nhắc nhở.

Trong góc nghệ thuật tôi cho trẻ quan các bức tranh về các bƣớc của hành động rửa tay, tôi cho trẻ chỉ vào tranh và nói tên các bƣớc ấy. Trẻ nào nói đúng tôi khen thƣởng trẻ.

Tôi tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời: cho trẻ nhặt những chiếc lá rụng, rác bỏ vào thùng rác. Sau đó, tôi hỏi trẻ:

+ Khi nhặt rác tay các con còn sạch nữa không? + Vậy để bàn tay sạch chúng mình phải làm gì?

26

Sau khi chơi ngoài trời xong tôi cho trẻ đi theo hàng vào rửa tay. Khi trẻ vào rửa tay tôi quan sát cách thực hiện của trẻ

Trẻ nào thực hiện tốt thì khen ngợi, trẻ nào thực hiện chƣa tốt thì hƣớng dẫn trẻ thực hiện cho đúng và khuyến khích trẻ.

* Chế độ sinh hoạt hàng ngày

Trò chuyện và đặt quá nhiều cho trẻ thì trẻ sẽ dễ chán vì thế tôi không chỉ trò chuyện với trẻ mà tôi lồng vào đó những bài thơ, câu đố để trẻ hứng thú hơn với cuộc trò chuyện.

Tôi thƣờng xuyên trò chuyện với trẻ và cho trẻ đọc thuộc bài thơ “ rửa tay trƣớc khi ăn”

Cô ơi cô! Mẹ cháu dặn Trước khi ăn, phải rửa tay.

Mẹ ơi mẹ! Cô giáo dạy Trước khi ăn, phải rửa tay.

Hay! Hay ! Hay

Cho trẻ đọc nhiều lần trẻ sẽ thuộc và mỗi lần trƣớc khi ăn trẻ lại nhớ là phải rửa tay và dần nó trở thành thói quen cho trẻ

Chuẩn bị tới giờ ăn, tôi luôn hỏi trẻ “trƣớc khi ăn các con phải làm gì để đảm bảo vệ sinh nhỉ?” Khi trẻ đi rửa tay, tôi quan sát trẻ rửa và nhắc nhở trẻ cách rửa thế nào cho đúng.

Khi trẻ ngủ dậy, tôi không cho trẻ ra ăn ngay mà cho trẻ đi vệ sinh, sau đó, cho trẻ rửa tay sạch sẽ cho tỉnh táo rồi sau đó mới ăn chiều.

* Trao đổi với phụ huynh.

Tôi tiến hành trao đổi với phụ huynh vào các giờ đón trẻ và trả trẻ. Tôi hỏi phụ huynh để biết xem trẻ ở nhà có tự giác đi rửa tay không, và khuyên các phụ huynh chú ý trẻ ở nhà để nhắc nhở trẻ rửa tay những lúc cần.

27

Chúng tôi nêu cao vài trò nêu gƣơng của ngƣời lớn, vì 4 tuổi trẻ rất thích đƣợc làm ngƣời lớn vì vậy những việc mà ngƣời lớn làm có ảnh hƣởng rất lớn đến trẻ.

Sau khi nhận thức đƣợc vai trò của hành động các phụ huynh khi ở nhà đã thƣờng xuyện nhắc nhở trẻ thực hiện và điều đó tạo điều kiện cho mức độ thói quen vệ sinh cho trẻ nâng lên.

3.3.3. Thói quen đánh răng

* Hoạt động học tập

Tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Gấu con bị sâu răng” + Trong câu chuyện bạn gấu bị sao nhỉ?

+ Các con có biết vì sao bạn ấy bị đau răng nhỉ?

+ Các con muốn bị đau răng nhƣ bạn gấu trong câu chuyện không? + Vậy chúng mình phải làm gì để không bị đau răng nhỉ?

Vậy các con có biết chúng mình nên đánh răng vào lúc nào không nhỉ?

Giáo dục: Các con nhớ phải đánh răng vào mỗi buổi sáng thức dậy và vào mỗi buổi tối trƣớc khi đi ngủ. Nhƣ thế thì răng mới trắng và miệng lúc nào cũng thơm tho, đƣợc mọi ngƣời yêu quý.

Sau khi giáo dục trẻ xong, tôi cho trẻ thực hiện đánh răng bằng cách mô phỏng lại hành động đánh răng. Nghĩa là trẻ tƣởng tƣợng là đang cầm bàn chải và bắt đầu đánh. Khi thực hiện đánh răng trẻ vừa làm vừa nói là cách đánh răng.

Tôi thấy rằng sau mỗi giờ hoạt động học tập trẻ vừa biết đƣợc câu chuyện lại vừa đƣợc chơi trò tập đánh răng trẻ rất hứng thú. Tôi thấy trẻ ngồi thành từng nhóm và chơi trò tập đánh răng.

Trẻ rất thích thú khi thực hiện hành động đánh răng, trẻ luôn muốn thể hiện với bạn trong lớp là mình biết cách đánh răng và răng trẻ lúc nào cũng sạch.

28 - Tôi cho trẻ chơi đóng vai “bác sĩ và em bé”

Tình huống là em bé ăn kẹo buổi tối, em bé không đánh răng và hôm sau em bị đau răng phải đến gặp bác sĩ.

Tôi cho trẻ tự giải quyết tình huống đó vì trƣớc đó tôi đã kể cho trẻ nghe câu chuyện “gấu con bị sâu răng” nên trẻ biết cách giải quyết tình huống này. Sau khi trẻ diễn xong tôi đƣa ra nhận xét đối với trẻ: tôi tuyên dƣơng, khen ngợi trẻ vì trẻ biết cách giải quyết tình huống này.

Qua tình huống mà trẻ đƣợc giải quyết tôi thấy trẻ rất tự giác cho việc thực hiện hành động.

- Trong góc hoạt động với đồ vật, tôi đã chuẩn bị cho mỗi trẻ một chiếc bàn chải, sau đó cho trẻ khám phá các bộ phận của chiếc bàn chải và cho trẻ nói lên vai trò của chiếc bàn chải.

+ Chiếc bàn chải có những phần nào? + Chiếc bàn chải dùng để làm gì nhỉ?

+ Vậy khi đánh răng các con cầm bàn chải bằng tay nào?

Qua câu trả lời của trẻ tôi đánh giá đƣợc khả năng của trẻ. Sau khi cho trẻ tìm hiểu câu chuyện tôi cho trẻ thực hiện hành động rửa tay.

- Trong góc nghệ thuật:

Tôi cho trẻ xem các bức tranh về các bƣớc đánh răng.

Sau đó tôi cho trẻ tô màu bức tranh chiếc bàn chải đánh răng, trẻ tô màu mà trẻ thích, trẻ thỏa thích đƣợc sáng tạo.

* Chế độ sinh hoạt hàng ngày

Tôi kiên trì nói chuyện và chỉ cho trẻ cách thực hện các hành động vệ sinh cho đúng và chính xác.

Ví dụ: Khi tôi trò chuyện với trẻ về thói quen đánh răng của trẻ. + Mỗi sáng thức dậy chúng mình có đánh răng không?

29

+ Ở nhà các con đánh răng nhƣ thế nào? + Các con có thích đánh răng không?

+ Các con có biết đánh răng sạch sẽ để làm gì không?

Tôi cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình: Vì sao thích chải răng. Vì sao không thích? Sau đó tôi trò chuyện với trẻ về tầm quan trọng của việc đánh răng cho cơ thể sạch sẽ.

Trong những giờ trò chuyện với trẻ tôi còn kể cho trẻ nghe những câu chuyện ngộ nghĩnh, đáng yêu để trẻ hứng thú với cuộc trò chuyện hơn .

Ví dụ: Tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện: “ Bạn Lan Anh bị sâu răng”.

“ Mấy hôm nay Lan Anh đến lớp cứ lấy tay ôm miệng khóc, cô và bạn động viên,an an ủi cũng không nín. Đến giờ ăn cơm, ăn cũng không đƣợc. Giờ ngủ trƣa hôm đó trong cơn mê man, mơ mơ, tỉnh tỉnh bạn nghe Sâu mẹ nói với lũ sâu con: “Các con ơi! Chúng ta sinh sống trong miệng cô bé này thật là sung sƣớng. Nào là thịt, cơm, cá, bánh ngọt… bám đầy răng cô bé, chúng ta tha hồ ăn no nê”. Tỉnh dậy bạn vô cùng hoảng sợ, kể cho cô và các bạn nghe và nhớ ra rằng: “Mấy hôm nay trời lạnh, ăn cơm xong, bạn rất lƣời đánh răng. Vậy mà bố còn mua về cái bánh ga tô thật to có đầy bơ và kem, ngon thật, đây là món khoái khẩu, ăn mãi cũng không chán. Nằm xem ti vi thế là ngủ quên nên không đánh răng trƣớc khi đi ngủ”. Hiểu ra mọi chuyện cô ân cần khuyên nhủ bạn và nhắc cả lớp: “Các con phải đánh răng sau khi ăn xong và trƣớc khi đi ngủ, kẻo lũ sâu đục khoét lấy thức ăn dƣ bám vào răng, kẽ răng vừa đau nhức lâu ngày sẽ bị sâu răng”.

Khi kể xong câu chuyện cho trẻ tôi xem xét thái độ của trẻ:

+ Các con thấy bạn Lan Anh trong câu chuyện đã vệ sinh răng sạch chƣ nhỉ? Nhƣ vậy là đáng khen hay đáng chê?

30

+ Tôi gọi những trẻ thƣờng ngày thực hiện chƣa tốt lên làm sau đó mời các khác bổ sung thêm ý kiến của mình.

Khi trò chuyện với trẻ về câu chuyện xong tôi giáo dục trẻ: các con phải nhớ trƣớc khi chúng mình phải đánh răng và không ăn đồ ngọt vào buổi tối nhé! Qua những lần trò chuyện với trẻ tôi thấy đƣợc ý thức của trẻ tăng lên, trẻ sợ bị đau răng, sợ mọi ngƣời chê mình không sạch sẽ nên trẻ rất tự giác trong hành động đánh răng.

* Phối hợp với gia đình

Tôi trò chuyện trao đổi với phụ huynh về thói quen đánh răng của trẻ.

Ví dụ:

Thói quen đánh răng của bé Bình Minh còn kém. Tôi đã trao đổi trực tiếp với phụ huynh và kết hợp phụ huynh, đƣa ra lời khuyên cho phụ huynh để giúp cho thói quen đánh răng của Bình Minh tốt hơn:

+ Ở nhà bố mẹ trẻ có thể mua cho trẻ chiếc bàn chải đánh răng có màu mà trẻ thích hoặc hình con vật mà trẻ yêu quý, để kích thích hứng thú đánh răng của trẻ và mỗi lần trẻ đánh răng cần hƣớng dẫn trẻ thực hiện hành động đúng.

3.3.4. Thói quen chải tóc

* Hoạt động vui chơi

- Tôi cho trẻ đóng vai “mẹ - con” mẹ dạy bé cách chải tóc sao cho gọn và đẹp Nội dung giáo dục cho trẻ qua trò chơi này: đó là trẻ đƣợc tự bản thân mình thực hiện hành động chải tóc, qua đó trẻ hiểu đƣợc ý nghĩa củ việc chải tóc gọn gàng là gì?

- Trong góc hoạt động với đồ vật tôi cho trẻ chải tóc cho em búp bê. Khi đƣợc chải tóc cho em búp bê trẻ sẽ chải những kiểu tóc mà trẻ thích. Khi trẻ chơi

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hình thành thói quen vệ sinh thân thể của trẻ lớp 4 tuổi ở trường mầm non Hoa Sen - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc (KL07343) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)