C. asiaticum Trị bong gân, va Lá hơ nóng đắp lên chỗ đau [14]
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT
Kết luận.
ỉ. Vê đặc điểm thực vật.
Đã tập họrp được số loài của chi Crỉnum là 120 loài, phân bố ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt. Trong đó có 31 loài đã có các công trình nghiên cứu được công bố.
Đã thu thập được ở Việt Nam có 6 loài đã được xác định tên khoa học, được nghiên cứu cụ thể về đặc điểm thực vật và thành phần hoá học, tác dụng và ứng dụng trong y học. Cũng thống kê thêm 7 loài khác cùng thuộc chi
Crinum và khác với các loài trên nhưng chưa được xác định tên khoa học. Phân bố của các loài này rộng khắp các địa phương trong nước từ bắc vào nam.
Dựa vào các tài ỉiệu, đã sơ kết về đặc điểm thực vật chung của chi
Crínum, và mô tả đặc điểm thực vật cụ thể của các loài trong nước kể cả một số loài chưa được định tên.
2, Về thành phần hoá học.
Bước đầu đã sơ kết về thành phần hoá học chủ yếu của chi là alcaloid, ngoài ra còn có thành phần khác là saponin, flavonoid, acid amin,..
Dựa vào các tài liệu, thấy trong chi Crinum đã tìm được gần 70 alcaloid với các hằng số vật lý, tên gọi, công thức hoá học, nhiệt độ nóng chảy, góc quay cực và nguồn gốc của chúng.
Trên cơ sồ các tài liệu đã công bố về thành phần hoá học của các cây
Crinum ờ Việt Nam, chúng tôi đã tập hợp về thành phần hoá học cụ thể của các loài Crinum có tại Việt Nam.
3. v ề tác dụng sình học và ứng dụng,
► Tác dụng chống viêm, giảm đau.
Một số loài có tác dụng làm giảm viêm, giảm đau khi bị ngã, va đập, mụn nhọt.
Náng hoa trắng dùng dưóri dạng cao cồn, phân đoạn alcaloid có tác dụng chống viêm mạn tính.
► Tác dụng gây độc tế bào, ức chế tế bào ung thư.
Đã sơ kết các tác dụng gây độc tế bào, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trên các mô hình thử nghiệm, các dòng tế bào, động vật thử nghiệm và trên người cho thấy các loài c . latifolium, c . asisticum, c . amabiỉe,,., đều có tác dụng này.
Đã tập hạfp được các tác dụng trên đối vcd các alcaloid tinh khiết của c h i. !► Tác dụng kháng khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng.
Một số cây thuộc chi Crinum có tác dụng kháng Sarcina ỉutea, Stap. aureus, c . albican.
Một số loài có tác dụng chữa quai bị, lậu hủi, sốt rét. ► Tác dụng trên hệ cơ quan của cơ thể.
-Hệ tiêu hoá: Tác dụng của các loài này là gây buồn nôn, nôn, nhuận tràng, chữa tri.
-Hệ thần kinh: Các alcaloid từ các loài thuộc chi này có tác dụng giảm đau giống morphin, kích ứìích thần kinh như cafein, kháng cholin, choliesterase, khuếch đại dẫn truyền cơ dây thần kinh.
-Hệ tuần hoàn ; Nhiều alcaloid có tác dụng hạ huyết áp trên động vật thử nghiệm.
► Tác dụng kích thích miễn dịch.
Tác dụng của các loài Crinum là kích tíiích sự phát triển của các tế bào lympho, làm tăng lượng CD4+T, CD8 +T.
► Ngoài ra các cây này còn nhiều tác dụng khác như chống co giật, hạ đường huyết, lợi tiểu, làm ra mồ hôi, giải độc do rắn cắn...
► Về ứng dụng trong y học.
-Y học dân tộc ; Đã tổng kết về các công dụng của các loài đã được sử dụng rộng rãi từ xưa đến nay. Các cây Crinum được sử dụng chủ yếu để trị bong gân, ngã, va đập, gây buồn nôn, nôn,.-
-Y học hiện đại : Đã đưa ra được các chế phẩm thuốc từ các loài thuộc chi
Crinum cùng các tác dụng của chúng đã được nghiên cứu và công bố. Các chế phẩm từ chi này gồm có Cadef, Trà Trinh Nữ Hoàng Cung, Vitechxim, Viên nén Panacrin, viên nang cứng Crila.
Đề xuất.
Trong khoá luận, bước đầu chúng tôi đã tổng hợp khá đầy đủ về thực vật, thành phần hoá học, tác dụng sinh học và ứng dụng trong y học của các loài thuộc chi Crinum, họ Thuỷ Tiên (Amaryỉlidaceae). Từ các kết quả này, chúng tôi đề nghị cần có những nghiên cứu sâu hcfn, đầy đủ hcfn về chi
Crinum đặc biệt là về tác dụng sinh học, các loài chưa được nghiên cứu nhiều. Cần có sự đẩu tư về nghiên cứu sản xuất ra nhiều loại thuốc từ chi này phục vụ nhu cầu chữa bệnh cho người dân.
Tiểu luận này mới được chúng tôi lần đầu thực hiện và ữiực hiện trong khoảng thời gian ngắn nên chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót cần được bổ sung và hoàn thiện.