Kiến trúc v7 và các phiên bản mở rộng v7-A, v7-R và v7-M được ARM giới thiệu vào năm 2005, đặc trưng bao gồm các lõi xử lý: Cortex-A8 (v7-A), Cortex-R4 (v7-R), Cortex-M3 (v7-M).
Kiến trúc v7 được chia thành ba dòng chính dựa trên đặc thù của ứng dụng thực tiễn:
- Dòng A (viết tắt của Application), lõi ARM dòng này hỗ trợ cho các ứng dụng đòi hỏi tính phức tạp, mức độ tương tác người dùng cao như: thiết bị cầm tay di động, máy tính, công nghệ không dây…
- Dòng R (viết tắt của Realtime), lõi ARM dòng này hỗ trợ cho các ứng dụng cần tính toán xử lý thời gian thực.
- Dòng M (viết tắt của Microcontroller), lõi ARM dòng này dành cho các ứng dụng công nghiệp và điện tử tiêu dùng.
ARM Cortex là một phiên bản khác với các phiên bản ARM thường hay được ký hiệu bởi ARMXX. ARM Cortex không có tốc độ hoạt động hay hệ thống ngoại vi nhất định mà tùy thuộc vào nhà sản xuất phần cứng sẽ thiết kế hệ thống ngoại vi khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều dùng chung lõi ARM Cortex và việc lập trình và truy cập phần cứng tuân theo chuẩn CMSIS.
47
KẾT LUẬN
Các vi điều khiển hiện nay đang được ứng dụng rất nhiều trong tự động, điều khiển trong công nghiệp và đời sống xã hội. Khi nghiên cứu về đề tài này tôi nhận thấy đây là một nội dung hết sức lý thú và có ý nghĩa rất thiết thực trong học tập và nghiên cứu các lĩnh vực ứng dụng trong đời sống.
Trong đề tài này, vì điều kiện thời gian tôi chỉ cập đến những vấn đề cơ bản, như một công cụ để nghiên cứu tiếp cận vi điều khiển. Dưới sự giúp đỡ chỉ bảotận tình của các thầy hướng dẫn, các thầy cô trong khoa cùng với quá trình học tập, nghiên cứu, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu vi điều khiển họ ARM”. Quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tôi đã thu được các kết quả sau:
- Nắm được lý thuyết về vi điều khiển ARM.
- Tìm hiểu về cấu trúc của vi điều khiển ARM, từ đó nắm được một số vấn đề liên quan đến vi điều khiển ARM: đặc điểm, tính năng ARM. - Nghiên cứu một số giao tiếp với ARM
- Nâng cao kiến thức về vi điều khiển
- Nắm được các bước để thực hiện một nghiên cứu khoa học: phương pháp tìm tài liệu, đọc và xử lí tài liệu, cách trình bày một đề tài nghiên cứu nói chung và cách trình bày một khóa luận tốt nghiệp nói riêng Cuối cùng tôi rất mong muốn được sự đóng góp ý kiến, giúp đỡ, cộng tác nghiên cứu để đề tài có ý nghĩa hơn và ứng dụng vào đời sống xã hội.
48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Diên Tập (1999), vi xử lý trong đo lường và điều khiển, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
2.Trần Quang Vinh (2005), cấu trúc máy tính, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
3.Trần Quang Vinh, Chử Văn An (2005), Nguyên lý kỹ thuật điện tử, Nhà xuất bản Giáo dục.
4. ARM-SoC Architecture 5. http://www.arm.com/