Đặc điểm kiến trúc dòng lõi xử lý ARMv5

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vi điều khiển họ ARM (Trang 43)

Kiến trúc v5 và các phiên bản mở rộng v5T, v5TE, v5TEJ được ARM giới thiệu năm 1999, bao gồm các lõi xử lý:

ARM1020E/1022E v5T;

ARM946E-S/ARM966E-S/ARM968E-S v5TE; ARM7EJ-S/ARM92EJ-S/ ARM1026EJ-S v5TEJ.

Đặc tính kỹ thuật chung của dòng ARMv5 được mô tả trong bảng 3.1:

Bảng 3.1: Đặc điểm kỹ thuật chung của dòng ARMv5.

Bộ xử lý Lõi xử lý dạng RISC 32 bit

I/O Ánh xạ bộ nhớ (Memory map I/O)

Dung lượng không gian bộ nhớ 4Gbytes

Tập lệnh 16 bit, 32 bit

Chế độ hoạt động Có bẩy chế độ: User, Supervisor, Abort, Undefined, System, IRQ, FIQ Cấu trúc tập lệnh Hỗ trợ tập lệnh ARM 32 bit và Thumb 16

bit mở rộng

Ngắt IRQ (Interrupt Request) và FIQ (Fast

44

Phiên bản v5T: bộ lệnh Thumb được cải tiến, hỗ trợ CLZ (Count Leading Zero), CLZ là tập lệnh hỗ trợ cho phép xác định một biến đếm giảm về 0 chỉ trong một chu kỳ lệnh, giúp giảm thời gian trong các lệnh cộng, trừ, nhân, chia các số nhị phân; giúp tăng tốc độ trong xử lý tín hiệu số so với công nghệ thực hiện phép tính dấu chấm động.

Phiên bản v5TE: hỗ trợ khối xử lý tín hiệu số DSP (Digital Signal Processing). Với khối DSP, năng lực xử lý tính toán số được tăng lên 70%.

Phiên bản v5TE-J: khối Jazelle được thêm vào nhằm hỗ trợ trình thông dịch mã Java và bộ thực thi mã Java. Thời gian thực thi mã Java được tăng lên tám lần và giảm được hơn 80% năng lượng tiêu thụ so với lõi xử lý không hỗ trợ khối Jazelle. Tính năng này cho phép lập trình viên thực thi mã Java một cách độc lập với hệ điều hành.

Kiến trúc v5 được sử dụng nhiều ở dòng ARM10, đặc biệt là phiên bản v5TE-J. Mặc dù không có nhiều thay đổi về kiến trúc, tuy nhiên phiên bản kiến trúc v5 được sử dụng rất nhiều bởi vi xử lý tích hợp hệ thống nên tạo được sự linh hoạt với nhiều tính năng cao cấp.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vi điều khiển họ ARM (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)