Buồng cháy không phân cách

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các phương pháp hình thành hỗn hợp trong động cơ điezen và các giải pháp nâng cao hiệu suất nhiệt (Trang 29)

Buồng cháy không phân cách còn gọi là buồng cháy thống nhất, trong đó toàn bộ buồng cháy liền một không gian.

Trong buồng cháy thống nhất, theo sự hình thành hỗn hợp thì quá trình cháy có hai loại:

2.2.1.1. Cháy trong buồng cháy thống nhất với sự hình thành hỗn hợp theo thể tích

Trong buồng cháy không phân cách, việc tiến hành tốt quá trình phun nhiên liệu và hỗn hợp của nó với không khí thường đạt được do phun nhiên liệu Điezen với áp suất lớn tới 1000kG/cm2 qua một vài lỗ phun nhỏ đường kính (0,10  0,25mm) ở vòi phun.

Áp suất phun lớn qua các lỗ phun nhỏ sẽ bảo đảm việc phun nhiên liệu đủ nhỏ và sự cháy của nó sẽ hoàn hảo hơn. Động cơ Điezen có buồng cháy thống nhất có chất lượng khởi động và tính kinh tế cao. Những ưu điểm này có được chủ yếu là do giảm được diện tích truyền nhiệt bao quanh buồng cháy so với những động cơ Điezen

khác, cũng như là không có sự tiết lưu của khí thể qua đường lỗ thông bé dẫn đến giảm áp suất và nhiệt độ khi dòng khí thể chuyển động từ buồng cháy sang buồng cháy phụ và ngược lại như xảy ra trong động cơ Điezen có buồng cháy phân cách.

Tuy nhiên những động cơ Điezen này còn một số nhược điểm: trong buồng cháy của những động cơ này sự xoáy lốc của không khí nhỏ hơn trong buồng cháy khác, do sự truyền nhiệt của nó từ không khí nén nóng tới nhiên liệu lạnh vừa được phun vào không lớn lắm và cháy trễ bị kéo dài. Kết quả là trong thời gian của giai đoạn cháy thứ hai áp suất của khí cháy tăng nhanh và áp suất lớn của chu trình tăng, tới 80 và hơn 100kG/cm2, và sự làm việc của động cơ Điezen là “cứng”. Điều đó làm tăng độ mòn các chi tiết của cơ cấu

2.2.1.2. Cháy trong buồng cháy thống nhất với sự hình thành hỗn hợp theo màng.

Trong động cơ Điezen với buồng cháy không phân cách, tính kinh tế của nhiên liệu cao nhờ sự kết hợp làm việc “không cứng” và áp suất lớn nhất của chu trình không cao trong việc sử dụng hỗn hợp theo màng, để thực hiện được điều đó cần phối hợp những dạng buồng cháy với sự phun nhiên liệu đặc biệt.

Trong quá trình hình thành hỗn hợp theo màng, phần nhiên liệu cơ bản (khoảng 95%), qua vòi phun, hướng tới thành buồng cháy, thường được bố trí trong pit-tông và có nhiệt độ cao hơn thành xilanh và phần trên của buồng cháy. Phần còn lại của nhiên liệu (khoảng 5%) được hình thành hỗn hợp theo thể tích là do sự tách các giọt nhiên liệu bé nhất ra khỏi những tia nhiên liệu phun vào và rơi vào thể tích buồng cháy. Các hạt nhiên liệu này, đôi khi được gọi là “điểm nóng”, liên tục tiến hành tất cả các giai đoạn chuẩn bị lý - hóa cho tự bốc cháy, đặc trưng cho hình thành hỗn hợp theo thể tích. Tuy nhiên vì lượng nhiên liệu này không lớn nên sự làm việc của động cơ Điezen không thể là “cứng” được.

Phần nhiên liệu cơ bản, được phun lên thành buồng cháy ở pit-tông, lưu động theo bề mặt thành buồng cháy và nhờ cường độ của dòng không khí xoáy lốc khi nạp biến thành màng

rất mỏng có độ dày không quá 0,2mm. Màng mỏng nhiên liệu tiếp giáp với thành buồng cháy, dưới tác dụng của dòng không khí nóng được bốc hơi theo màng, và hơi nhiên liệu này được hòa trộn với không khí rơi vào khu vực cháy của

Hình 2.2: Buồng cháy không phân cách cho hình thành hỗn hợp theo

phần nhỏ “điểm nóng” của nhiên liệu phun vào hình thành hỗn hợp theo thể tích, tự bốc cháy và cháy. Tuy nhiên sự tăng nhanh áp suất là không thể, bởi vì quá trình hóa hơi xảy ra chậm làm hạn chế tốc độ phản ứng hóa học của quá trình cháy.

Các chỉ tiêu kinh tế của động cơ Điezen có sự hình thành hỗn hợp theo màng được đặc trưng bởi sự tiêu hao nhiên liệu Điezen trên 1ml.h, thường đối với động cơ hiện đại thực hiện hòa trộn theo màng tốt có thể gần bằng 160

 180g/ ml.h, cũng giống như động cơ Điezen có sự hình thành hỗn hợp theo thể tích.

Trên thực tế sự hình thành hỗn hợp theo màng có hai quá trình hình thành hỗn hợp: hình thành hỗn hợp theo thể tích với phần nhỏ nhiên liệu (5%) và hình thành hỗn hợp theo màng cho phần chủ yếu của khối lượng nhiên liệu (95%). Tổng cả hai quá trình này, đôi khi còn gọi là hình thành hỗn hợp kiểu màng - thể tích, bảo đảm áp suất lớn nhất của chu trình không cao, không quá 60  70kG/cm2, độ tăng áp suất không lớn (khoảng 3  4kG/cm2.độ) và sự làm việc của động cơ Điezen “không cứng”.

Việc hình thành hỗn hợp theo màng giảm nhẹ điều kiện làm việc của hệ thống nhiên liệu bố trí trong động cơ Điezen có buồng cháy không phân cách, cho phép sử dụng áp suất phun nhỏ, không quá 200kG/cm2.

Ngoài ra sử dụng hình thành hỗn hợp theo màng ở một mức độ nhất định cho phép giải quyết vấn đề đa nhiên liệu của động cơ Điezen. Điều này giải thích rằng trong điều kiện các loại nhiên liệu khác nhau, được đặc trưng bởi trị số xetan khác nhau, thời gian của giai đoạn cháy trễ biến đổi, nhưng điều đó ảnh hưởng không đáng kể tới quá trình cháy của phần nhỏ nhiên liệu hòa trộn theo thể tích, và ảnh hưởng rất nhỏ tới tốc độ tăng áp suất trong thời gian của giai đoạn cháy nhiên liệu còn lại.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các phương pháp hình thành hỗn hợp trong động cơ điezen và các giải pháp nâng cao hiệu suất nhiệt (Trang 29)