Giao thoa của các sóng điện từ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự truyền ánh sáng (Trang 26)

5. Cấu trúc khóa luận

2.2.3. Giao thoa của các sóng điện từ

Thí nghiệm: máy phát siêu cao tần 1 được nuôi bằng chỉnh lưu kenotron 2. Máy phát ra bức xạ điện từ thuộc dải centimet. Máy thu sóng 3 được nối với một loa điện động 6 qua máy khuếch đại 4,5 là nguồn nuôi. Bước sóng của bức xạ điện từ khoảng 3 cm.

Các sóng điện từ phát ra từ máy được hướng vào một màn phẳng bằng kim loại A, đặt cách máy phát khoảng 1m. Trục anten ống loa của máy phát đi qua mép của màn A, ta thu được sóng phản xạ. sau đó đặt màn thứ hai B cũng như thế song song với màn A sao cho các sóng điện từ đồng thời đập vào cả hai màn. Bằng cách dich chuyển màn B dọc theo pháp tuyến của mặt màn, ta có thể thấy tiếng loa to lên hay bị yếu đi. Trong trường hợp này ta quan sát được hiện tượng giao thoa tại chỗ thu các sóng điện từ phát ra từ một nguồn.

Hình 2.4: Sơ đồ thí nghiệm về giao thoa sóng điện từ.

Thí nghiệm về giao thoa của các sóng điện từ cũng có thể thực hiện được với hai máy phát sóng giống nhau.

Điều kiện để hai sóng là các sóng kết hợp là tần số các dao động thành phần phải bằng nhau và hiệu số pha phải không đổi theo thời gian.

Đối với các sóng cơ, sóng âm và sóng điện từ thì điều kiện kết hợp có thể được bảo đảm bởi một hay hai nguồn phát sóng. Còn các sóng ánh sáng kết hợp, trước khi người ta chế tao được laze thì chỉ có thể tạo ra được từ một nguồn. Vì vậy, người ta dùng các phương pháp nhân tạo, bằng cách nào đó, chẳng hạn phản xạ hay khúc xạ, chùm tia sáng phát ra từ một nguồn nào đó được tách ra thành hai, rồi sau đó được tập trung lại với nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự truyền ánh sáng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)