Lý do cần nghiên cứu sự phân cực ánh sáng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự truyền ánh sáng (Trang 72)

5. Cấu trúc khóa luận

4.1 Lý do cần nghiên cứu sự phân cực ánh sáng

cực.

4.1.1. Lý do cần nghiên cứu sự phân cực ánh sáng.

Trong việc nghiên cứu về các dao động, sự phân cực là một khái niệm vật lý cơ bản. Sự phân cực ánh sáng là tính chất của ánh sáng được đặc trưng bởi sự định hướng có trật tự của các dao động sáng, và theo thuyết điện từ ánh sáng đó là sự sắp xếp có trật tự hướng của vector điện trường và từ trường.

Trong ánh sáng phân cực thẳng phương dao động của các vector E và B của sóng điện từ tại mỗi điểm bất kỳ giữ không thay đổi theo thời gian. Trong ánh sáng tự nhiên phương dao động của các vector E và B thay đổi theo thời gian một cách hỗn loạn. Tuy nhiên trong cả hai trường hợp trong môi trường đẳng hướng những vector này vuông góc với phương truyền ánh sáng. Thuyết điện từ ánh sáng chứa đựng khái niệm về tính chất ngang của sóng ánh sáng. Sóng ánh sáng là sóng ngang. Bằng chứng về tính chất ngang của sóng ánh sáng có giá trị quyết định đối với thuyết sóng ánh sáng.

Sóng dọc và sóng ngang được diễn tả bởi những định luật như nhau. Tuy nhiên giữa chúng có sự khác nhau chủ yếu xác định bởi phương dao động đối với đường truyền sóng. Điều kiện để phát hiện các sóng này bằng dụng cụ cũng khác nhau. Chẳng hạn, lưỡng cực thu của Heczt đặt dọc theo phương truyền sóng điện từ sẽ không thu được nó.

Người ta thừa nhận phương của các dao động sáng là đường thẳng mà dọc theo đó vector cường độ điện trường E trong sóng điện từ thay đổi. Việc chọn vector điện là do khi ánh sáng tương tác với vật chất, các lực điện tác dụng lên hạt tích điện của vật chất như electron, ion lớn hơn nhiều so với lực Lorenzt tác dụng lên electron chuyển động. Tuy nhiên sóng điện từ được đặc

trưng bởi hai vector E và B có liên hệ với nhau. Các thành phần điện và từ của sóng ánh sáng không tách rời nhau, chúng đồng thời tồn tại và quyết định lẫn nhau.

Hiện tượng phân cực có ứng dụng khá rộng rãi như để nghiên cứu trên mẫu các ứng lực đàn hồi trong các chi tiết máy và cấu trúc xây dựng, dụng cụ phân cực trong trắc quang và hỏa kế…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự truyền ánh sáng (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)