1. Bệnh Marek
1.1. Virus gây bệnh
- Là bệnh U Lympho của gà với sự xâm nhiễm, tăng sinh cao độ tế bào lympho và sự hủy myelin của thần kinh ngoại biên, do đó gây rối loạn cơ năng vận động, làm bại liệt.
- Bệnh do Herpesvirus gây ra với cấu trúc là acid nhân DNA 2 sợi; kích thước 100 – 120nm; có vỏ bọc bằng lipid.
1.2. Sức đề kháng của Virus
- Bị bất hoạt ở pH = 3 hay pH = 11 trong 10 phút (môi trường acid hay base đều bất lợi cho virus).
- Tồn tại trong 2 tuần ở 40C; 4 ngày ở 250C; 18 giờ ở 370C; 30 phút tại 560C. - Tồn tại trong phân gà 6 tháng.
- Trong nang lỗ chân lông gà 4 – 5 tháng. 1.3. Loài mắc bệnh
- Trong thiên nhiên thì gà, gà tây, trĩ, vịt, thiên nga, ngỗng… đều mẫn cảm với bệnh.
- Gà là loại cảm thụ mạnh nhất.
- Gà con một ngày tuổi cảm thụ mạnh hơn gà lớn. - Gà mái cảm thụ mạnh hơn gà trống.
- Ảnh hưởng trên gà dò từ 3 đến 6 tuần tuổi. - Gà thường phát bệnh vào 3 đến 6 tháng tuổi. 1.4. Chất chứa căn bệnh
- Virus tồn tại trong tế bào nang lông. Sự phát tán những tế bào này trong không khí làm lây lan bệnh.
- Virus cũng được thải qua phân.
- Không thấy virus truyền qua phôi trứng. 1.5. Đường xâm nhiễm.
26
- Xâm nhiễm qua đường hô hấp là nguy hiểm nhất.
- Đường tiêu hóa (thức ăn, nước uống và dụng cụ chăn nuôi bị ô nhiễm). 1.6. Triệu chứng bệnh.
1.6.1. Thể cấp tính.
Chủ yếu trên gà 6 – 9 tuần tuổi. Gà 3 – 4 tuần tuổi cũng bị bệnh.
Tỷ lệ chết cao hơn thể mãn tính 10 – 30%.
Gà bệnh ít có triệu chứng điển hình, thường chết đột ngột, gà suy yếu, liệt rồi chết.
Mổ khám thấy khối u ở các cơ quan nội tạng, da và cơ. 1.6.2. Thể mãn tính.
Chủ yếu trên gà 2 – 7 tháng tuổi, tỷ lệ chết lên đến 10 – 15%. Thời gian nung bệnh 3 – 4 tuần.
Viêm tăng sinh dây thần kinh ngoại biên, thần kinh đùi, hông – chậu, cánh, sưng to gấp 4 – 5 lần, mất vân óng ánh, có màu trắng đục và dễ đứt.
Mống mắt viêm, đổi màu, con ngươi bị biến dạng. Khối u trên các cơ quan nội tạng, da và cơ.
1.6.3. Thể thần kinh. Gà đi lại khó khăn
Liệt nhẹ rồi dẫn đến liệt chân hoàn toàn. Liệt cánh 1 hay 2 bên cánh.
Đuôi có thể bị liệt. 1.7. Phòng bệnh.
Bệnh do virus nên không có thuốc đặc trị. Chủng ngừa Marek cho gà con lúc 1 ngày tuổi.
Thức ăn cần bằng dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ Vit giúp tăng sức đề kháng cho đàn gà để chống chọi lại với bệnh.
Vệ sinh sát trùng theo định kỳ 1 – 2 lần/tuần và cứ sau 2 tháng đổi thuốc sát trùng.
27
Quản lý đàn gà thật tốt, con nào bệnh thì lập tức cách ly. 2. Bệnh Newcalte (Newcastle Disease – ND)
2.1. Sơ lược về bệnh
Bệnh do Rubulavirus gây ra, là một ARN virus, sợi đơn, có vỏ bọc bằng lipid, kích thước 100 – 500nm.
Bệnh truyền nhiễm cấp tính và rất lây lan.
Gây bệnh trên đường hô hấp, tiêu hóa và thần kinh.
2.2. Sức đề kháng của virus.
1 – 40C tồn tại 3 – 6 tháng.
Ở -220C tồn tại ít nhất một năm.
Trong xác chết, thịt thối rữa, phân ủ kỹ, chết nhanh chóng không quá 24 giờ. Trên nền chuồng, ổ rơm ẩm ướt chết nhanh chóng.
Các chất sát trùng thông thường như: NaOH 2%, formol 1%, crezil 5%, sữa vôi 10% tiêu diệt virus nhanh chóng.
2.3. Loài mắc bệnh.
Trong thiên nhiên, gà là loài cảm thụ mạnh nhất. Gà càng non thì cảm thụ với virus càng mạnh.
Chó, mèo, chồn, chuột… có thể thải virus ra bên ngoài khoảng 72 giờ sau khi ăn xác gà bệnh.
Người có thể bị bệnh nhẹ: viêm kết mạc mắt và bài thải virus. 2.4. Chất chứa căn bệnh và đường lây lan.
Phổi và não là nơi chứa virus nhiều nhất.
Ngoài ra, hầu hết các cơ quan phủ tạng, các chất bài tiết đều chứa căn bệnh, máu chứa virus nhưng không thường xuyên.
Xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hóa. Có thể qua niêm mạc.
2.5. Triệu chứng và bệnh tích.
28
Buồn bã, sốt cao 430C, bỏ ăn khát nước, khó thở, kiệt sức dần và chết sau 4 – 8 ngày.
Có thể phù ở các mô xung quanh mắt và đầu. Phân lỏng màu xanh, thỉnh thoảng có vấy máu.
Sau khi qua được giai đoạn đầu của bệnh thì xuất hiện các triệu chứng thần kinh như: co giật, rung cơ, vẹo cổ, ưỡn mình ra sau, liệt chân và cánh.
Tử số có thể lên đến 100%.
Bệnh tích đặc trưng của bệnh là xuất huyết đỏ đậm kết hợp với hoại tử trên các mảng lympho của thành ruột và ngã ba van hồi manh tràng (hạch amygdale).
Xuất huyết trên bề mặt các tuyến của dạ dày tuyến, có thể xuất huyết trên dạ dày cơ.
Xuất huyết và làm bể lòng đỏ vào trong xoang bụng, những nang trứng trong buồng trứng mềm nhão và thoái hóa.
Tích dịch viêm ở mũi, thanh quản, khí quản. Xuất huyết, xung huyết khí.
Có thể viêm phổi.
Túi khí dày đục nhất là ở gà con có thể tích dịch viêm và casein. 2.6. Phòng bệnh.
Bệnh do virus không có thuốc đặc trị mà chỉ phòng bệnh thôi. Phòng bệnh bằng vaccin.
Tăng cường vệ sinh sát trùng tiêu độc chuồng trại thường xuyên.
Khi thấy bệnh đã chuyển sang thể thần kinh thì bắt riêng mổ khám và xử lý tránh lây lan.