Hai ý kiến là những nhận xét xác đáng về hồn thơ Xuân Quỳnh Ý kiến thứ nhất cụ thể hóa hồn thơ Xuân Quỳnh với những nhận định thật sâu sắc, xác đáng Ý

Một phần của tài liệu tuyển tập đề thi ngữ văn theo hướng mới có câu hỏi đọc hiểu (Trang 50)

cụ thể hóa hồn thơ Xuân Quỳnh với những nhận định thật sâu sắc, xác đáng. Ý kiến thứ hai là đánh giá mang tính khái quát về bài thơ Sóng ở góc nhìn về hồn thơ, về phong cách tác giả. Hai ý kiến có tính chất bổ sung cho nhau và khẳng định vị trí bài thơ Sóng trong thơ Xuân Quỳnh.

- Sóng góp phần khẳng định phong cách thơ tình Xuân Quỳnh, là lời tự hát về tình yêu với nhịp đập của một trái tim hồn hậu, giàu yêu thương, giàu khát vọng và ít nhiều những phấp phỏng, lo âu, vừa mạnh mẽ vừa yếu đuối…

Sóng là tiếng nói rất trẻ trung và đằm thắm nồng nàn về tình yêu của người phụ

nữ. Với Sóng, Xuân Quỳnh góp thêm một cách diễn tả độc đáo về đề tài muôn thuở của loài người – đề tài tình yêu.

-Thí sinh có thể bày tỏ quan điểm riêng của mình về các nhận định; cần nhận thức được những hiểu biết về tác giả và việc bám sát văn bản để bày tỏ ý kiến và thuyết phục về vấn đề là quan trọng.

Lưu ý chung

1. Đây là đáp án mở, thang điểm không qui định điểm chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có.

2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.

3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết ý không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.

4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng, chỉ phân tích bài thơ không liên quan đến các nhận định đặt ra trong đề bài

Phần II Làm văn

Cân 1: Anh chị suy nghĩ gì về ý kiến của George D. Powers: “ Phép lịch sự chính là tấm giấy thông hành cho phép bạn đến mọi vùng đất, mọi văn phòng, mọi ngôi nhà và mọi trái tim trên thế giới”.

3,0

a) Đảm bảo cấu trúc bài văn Nghị luận (0.25 điểm)

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết nêu rõ, đúng vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.5 điểm)

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Khẳng định sức mạnh của phép lịch sự bởi nó là giấy thông hành nối kết con người với cuộc sống, với thế giới, và với mọi trái tim.

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp, các luận điểm được triển khaitheo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1.5 điểm)

Giải thích câu nói:

- Phép lịch sự: Cách ứng xử, hành vi ứng xử, giao tiếp lễ phép, thanh lịch, có văn hóa … - tấm giấy thông hành: giấy đi đường nhưng đây là đường tới mọi trái tim…

 Ý nghĩa của câu nói: Khẳng định sức mạnh của phép lịch sự bởi nó là giấy thông hành nối kết con người với cuộc sống, với thế giới, và với mọi trái tim.

Chứng minh, bình luận:

Một phần của tài liệu tuyển tập đề thi ngữ văn theo hướng mới có câu hỏi đọc hiểu (Trang 50)