Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm)

Một phần của tài liệu tuyển tập đề thi ngữ văn theo hướng mới có câu hỏi đọc hiểu (Trang 27)

Câu 1. (3,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết bài, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng bạo lực học đường và phương châm hành động:

“Nói không với hành vi bạo lực và tệ nạn xã hội” của học sinh hiện nay. - Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):

+ Phân tích hiện tượng bạo lực học đường: thực trạng, nguyên nhân, tác hại.

+ Phương châm hành động: “Nói không với hành vi bạo lực và tệ nạn xã hội” của học sinh hiện nay: học sinh không tham gia, không tổ chức đánh nhau; khuyên can bạn bè; ứng xử lịch sự với mọi người; không tham gia các tệ nạn xã hội...; Nhà trường tăng cường giáo dục kĩ năng sống, tuyên truyền pháp luật, quản lí học sinh; phụ huynh gương mẫu, sâu sát con em,...

+ Bài học nhận thức và hành động của bản thân.

- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.

- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.

- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Sáng tạo (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2. (4,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài, nhưng các phần chưa thể hiện

được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp riêng, độc đáo của hai đoạn văn trích từ bài Người lái đò sông đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm):

- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: + Giới thiệu về các tác giả, tác phẩm;

+ Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn văn:

. Đoạn văn trích từ bài Người lái đò sông đà của Nguyễn Tuân: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được vẻ đẹp hùng vĩ ở đoạn “Cảnh đá bờ sông dựng vách thành”, quãng sông dài hàng cây số với sự hợp lực của nước, đá và gió; cái tôi nồng nhiệt với thiên nhiên của Nguyễn Tuân; nghệ thuật độc đáo với ngôn từ mới lạ, phép trùng điệp, so sánh, nhân hóa, liên tưởng tưởng tượng,...

. Đoạn văn trích từ bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được vẻ đẹp của sông Hương khúc thượng nguồn như bản trường ca của rừng già với nhiều tiết tấu, như những người phụ nữ đẹp, đầy sức sống và cá tính; tình yêu quê hương xứ Huế đằm thắm, sâu nặng của Hoàng Phủ Ngọc Tường; nghệ thuật độc đáo trong việc sáng tạo hình ảnh, câu văn dài mà khúc chiết, nhịp nhàng, nhiều biện pháp tu từ hợp lí.

+ Sự tương đồng: làm sống dậy vẻ đẹp hùng vĩ ở khúc thượng nguồn của dòng sông; tình cảm mãnh liệt với thiên nhiên, quê hương xứ sở của tác giả; văn xuôi đậm chất trữ tình, giàu hình ảnh, nhạc điệu.

+ Sự khác biệt:

. Đoạn văn của Nguyễn Tuân như khúc hùng ca trận mạc: sự dữ dội của dòng sông ở mức khủng khiếp; hình tượng vừa là kết quả của sự trải nghiệm, vừa tưởng tượng bay bổng; lời văn giàu chất văn xuôi, “xương xẩu”, “gồ ghề”.

. Đoạn văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường là khúc hùng ca – tình ca cuộc sống: dòng sông có vẻ đẹp phóng khoáng, man dại và trữ tình; hình tượng nghệ thuật có sự tích hợp vốn văn hóa sâu rộng; lời văn giàu chất thơ, mềm mại, hướng nội.

Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.

- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.

- Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.

- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

d) Sáng tạo (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

ĐỀ 8 Phần I.Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

...(1)Vậy tìm hứng thú học văn ở đâu?

Trước hết, cần tìm ngay ở môn Ngữ văn, một môn học rất hay.Văn chính là môn học chứa đựng và truyền tải đi những thông điệp của tình cảm, cảm xúc đẹp ở con người. Học văn sẽ giúp các em hiểu hơn về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc sống, biết yêu những con người bình dị xung quanh.

(2) Môn Văn ở bất cứ nước nào cũng được coi là môn học làm người. Tôi nhớ khi còn đi học, vào ngày tựu trường, mẹ tôi cũng dắt tay tôi đến trường, lúc đó tôi không biết gọi cảm xúc lòng mình đang có là gì, chỉ đến khi cô giáo của tôi đọc một đoạn trong bài Tôi đi học của Thanh Tịnh, tôi mới hiểu được cái hơi thu se lạnh, cái siết tay nắm chặt của mẹ và cảm giác vừa hân hoan vừa lo sợ của tôi,...Nếu không có áng văn đó chắc phải lâu lắm tôi mới hiểu được những tình cảm và cảm xúc tốt đẹp ngây thơ khi còn nhỏ dại.

(3) Cùng những tình cảm đẹp mà các em học được từ những áng văn hay, kết hợp với suy nghĩ trong sáng, học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em, khiến các em biết ước mơ, biết hi vọng. Có ước mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành. Chính sự lớn lên và trưởng thành đó sẽ tặng các em hứng thú học văn.”

(Trích Tìm hứng thú học văn-Phong Thu, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ số 2, NXB Giáo dục, 2015)

Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.

(0,5điểm) Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn (2) ? (0,25

điểm)

biết yêu những con người bình dị xung quanh...“học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em, khiến các em biết ước mơ, biết hi vọng. Có ước mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành.”

Anh/chị hãy cho biết quan điểm trên của tác giả là nhằm khẳng định điều gì?(0,5 điểm)

Câu 4. Khi có hứng thú học văn, anh/ chị sẽ rút ra được điều bổ ích nào cho bản thân? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. ( 0,25 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

...Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu Bài hát đầu xin hát về trường cũ Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ Sân trường đêm-Rụng xuống trái bàng đêm.

Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế

Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?

“-Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi Với lại bảy chú lùn rất quấy”

“- Mười chú chứ, nhìn xem trong lớp ấy” (Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao).

(Trích Chiếc lá đầu tiên- Hoàng Nhuận Cầm, Theo Tình bạn tình yêu thơ, NXB Giáo dục,

1987)

Câu 5. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,25 điểm)

Câu 6. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng thơ sau: (0,5 điểm)

Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế

Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?

Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)

Câu 8. Ghi lại cảm xúc của anh/ chị khi đọc đoạn thơ trên.Trả lời khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

Viết bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau của GWelles:

“ Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ’’

Câu 2. (4,0 điểm)

Hình ảnh người mẹ trong các truyện ngắn: Vợ nhặt (Kim Lân), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Vậy tìm hứng thú học văn ở đâu? - Điểm 0,5: Ghi lại đúng câu văn trên

- Điểm 0: Ghi câu khác hoặc không trả lời Câu 2. Phương thức biểu đạt tự sự/ tự sự.

- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo một trong các cách trên. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 3. ... “Học văn sẽ giúp các em hiểu hơn về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc

sống, biết yêu những con người bình dị xung quanh.”;...”học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em, khiến các em biết ước mơ, biết hi vọng.Có ước mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành.”

Tác giả muốn khẳng định: tầm quan trọng, tác động của việc học văn đối với tình cảm, nhận thức con người; đồng thời đó cũng là động lực để tạo nên niềm hứng thú học văn.

Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.

- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên

- Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 4. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục, thể hiện nhận thức tích cực của người học.

- Điểm 0,25: Rút ra được điều bổ ích cho bản thân theo hướng trên - Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:

+ Nêu nhưng không hợp lí;

+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục; + Không có câu trả lời.

Câu 5. Thể thơ tự do/ tự do.

- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 6. Hai biện pháp tu từ: Điệp từ (Nỗi nhớ....nhớ), câu hỏi tu từ (trong câu

Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?)

- Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 biện pháp tu từ theo cách trên

- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 biện pháp tu từ theo cách trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 7. Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ là kí ức của tác giả về những kỉ niệm tuổi học trò (trường cũ, lớp học năm xưa, bạn bè, những trò nghịch ngợm...và cả tình yêu đầu tiên của

mình); là tình cảm trong sáng, là nỗi bâng khuâng nhớ tiếc, là gắn bó thiết tha vừa ấm áp ngọt ngào, vừa chân thật hồn nhiên.

Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.

Một phần của tài liệu tuyển tập đề thi ngữ văn theo hướng mới có câu hỏi đọc hiểu (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w