Nghệ thuật kể, dẫn chuyện

Một phần của tài liệu giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm hán sở tranh hùng (Trang 75)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.Nghệ thuật kể, dẫn chuyện

Câu chuyện không chỉ thu hút ngƣời đọc ở kết cấu và cốt truyện độc đáo, hình tƣợng các nhân vật đƣợc xây dựng công phu mà còn ở cách kể, dẫn chuyện tài tình của tác giả. Trong suốt 48 hồi của tác phẩm, ngƣời đọc không cảm thấy nhàm chán về các câu chuyện chinh chiến với những cảnh chết chóc và chém giết nhau. Ngƣợc lại, tác giả đã khơi gợi đƣợc trí tò mò và hứng thú của ngƣời đọc trên từng trang viết.

Hán Sở tranh hùng là một quyển tiểu thuyết viết về lịch sử, trong thời kì đất nƣớc Trung Quốc hỗn loạn, với những cuộc giao tranh diễn ra liên miên. Vì thế, yếu tố kể là một yếu tố quan trọng, chiếm phần lớn dung lƣợng của tác phẩm.

Truyện mang đậm đặc điểm của tiểu thuyết chƣơng hồi, tác giả đã đóng vai trò là một ngƣời kể chuyện, kể một câu chuyện lịch sử bắt đầu từ giai đoạn nhà Tần thâu tóm thiên hạ, đến các cuộc chiến giữa Hán và Sở cho đến khi nhà Hán thật sự ổn định, đất nƣớc không còn có những cuộc chiến xảy ra. Trong tác phẩm, tác giả chỉ kể lại câu chuyện nhƣng không tham gia vào quá trình kể chuyện một phần vì câu chuyện đã xảy ra ở quá khứ, một phần vì tác giả muốn ngƣời đọc tin vào độ chính xác của câu chuyện và phù hợp với lịch sử.

Tác giả kể lại bối cảnh và diễn biến của câu chuyện, các sự kiện và biến cố cũng xuất hiện theo tự nhiên đúng với quá trình diễn ra của lịch sử. Mở đầu câu chuyện, tác giả đã giới thiệu sơ nét về xã hội Trung Quốc để ngƣời đọc dễ dàng nắm bắt đƣợc bối cảnh xã hội hiện tại của Trung Quốc

Từ nhà Châu suy yếu, các nước chư hầu nổi dậy thôn tính lẫn nhau, tạo trong thiên hạ một thời hỗn loạn. Thời ấy gọi là thời Chiến Quốc kéo dài 873 năm.

Bấy giờ thiên hạ gồm bảy nước: Tần, Sở, Triệu, Tề, Hàn, Ngụy, Yên.

Trong bảy nước ấy, nước Tần là mạnh nhất. Trong có Thừa tướng Lã Bất Vi chuyên quyền, ngoài có tướng giỏi như Vương Tiễn chinh phạt diệt nhà Châu, kiêm tín sáu nước, đem thiên hạ về một mối.

Vua là Tần Thủy Hoàng, con Dị Nhân (Chiêu Tương Dương) và Dương Hoa Chánh Hậu vốn là kẻ bạo ngược.

Sau khi thống nhất được sơn hà, cho mình là đấng anh hùng cái thế, cổ kim không ai sánh kịp, tự suy tôn hiệu Thủy Hoàng đế, đời thứ hai gọi là nhị thế, đời thứ ba gọi là tam thế, cho đến vạn thế, v.v…” [14, tr. 5].

Khi bắt đầu vào câu chuyện tác giả đã kể rõ sự hình thành của nhà Tần, với ý đồ giới thiệu bối cảnh để ngƣời đọc có cái nhìn khái quát về xã hội. Bối cảnh cũng chính là cơ sở để các cuộc khởi nghĩa và các cuộc chiến bắt đầu xuất hiện trong tác phẩm. Sự vô đạo của nhà Tần, nhất là Tần Thủy Hoàng, là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc chiến sau này.

Đến với phần diễn biến của câu chuyện, tác giả đã rất khéo léo khi để cho các diễn biến xảy ra theo quy luật, có áp bức thì có đấu tranh. Tác giả đã kể chi tiết về từng trận đánh, với sự xuất hiện của các nhân vật một cách hết sức tự nhiên, bởi trong cuộc chiến cần phải có nhân lực để phục vụ cho công tác ấy. Vì thế, các vị anh hùng đã tìm đến với một Minh công có đủ sức chiến đấu, họ đem tài ra thi thố với mong muốn sẽ lập đƣợc chiến công hiển hách để xứng với phận nam nhi của mình, hai vị anh hùng có đủ sức để thực hiện chính là Hạng Vũ và Lƣu Bang. Và cuộc chiến của các vị anh hùng này đã thật sự bắt đầu.

Khi kể về diễn biến của câu chuyện, tác giả kể về các hành động của nhân vật là chủ yếu. Bên cạnh đó, tác giả cũng kể về các âm mƣu, dã tâm của họ, những tính toán, những cái tài của họ trên chiến trận cũng đƣợc tác giả nêu ra. Thông qua đó, ngƣời đọc có thể hiểu đƣợc toàn bộ trận chiến diễn ra nhƣ thế nào. Câu chuyện phơi bày những rối ren và những điểm yếu, những cái hay của con ngƣời trong giai đoạn này. Và độc giả có thể rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm từ những nhân vật trong tác phẩm để có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, trong mối quan hệ giữa ngƣời và ngƣời.

Tác giả đã tính toán một cách khéo léo, chọn đúng thời điểm để kết thúc câu chuyện. Kết thúc đúng lúc, tác phẩm sẽ có sự hoàn thiện về nội dung và phù hợp với bối cảnh. Khi đọc xong tác phẩm dƣ âm của cuộc chiến vẫn còn đọng lại trong tâm trí của ngƣời đọc nhƣng không vì những hỗn loạn của nó mà ngƣời đọc có những cái nhìn bi đát về cuộc sống. Bởi vì, tác giả đã vẽ ra một diễn cảnh tƣơi sáng ở cuối tác phẩm “Từ đó, thiên hạ vô sự, tiếng khen truyền khắp nhân gian, thật là một đời thái bình thịnh trị.” [14, tr. 468]. Với một kết thúc mở, ngƣời đọc sẽ nhìn

thấy tƣơng lai tƣơi sáng của đất nƣớc Trung Quốc, và các trận chiến chỉ là một quá khứ vàng son của dân tộc.

Cách kể chuyện của tác giả đã tạo sự lôi cuốn với ngƣời đọc ở yếu tố vừa thật, vừa ảo. Trong tác phẩm, mỗi khi xảy ra một sự kiện quan trọng hay một biến cố làm thay đổi vận mệnh của đất nƣớc thì các nhân vật luôn thấy những điềm dự báo trƣớc về số phận của mình. Chẳng hạn, giấc mộng của Tần Thủy Hoàng lúc đi tuần du

Đi đến địa phận Duyên Châu trời tối, Thủy Hoàng nằm ngủ, bỗng mơ màng giấc điệp trông thấy một vị Long thần hiện đến cùng với Thủy Hoàng giao chiến. Thủy Hoàng cầm cự hồi lâu, nhắm sức không cự nổi, bỏ chạy.

Chạy đến một bờ biển, nước xanh cuồn cuộn, sóng gió hãi hùng. Đang cơn nguy cấp bỗng có một con xích long từ trên trời xa xuống, há mồn ngoạm lấy Thủy Hoàng nuốt đi. Thủy Hoàng thất kinh, giật mình thức dậy, mồ hôi ướt cả long bào, tay chân rũ rượi.

Biết điềm mộng chẳng lành, Thủy Hoàng lo lắng sinh bệnh.” [14, tr. 16].

Nhờ vào giấc mộng mà Tần Thủy Hoàng đoán trƣớc nguy cơ sắp xảy đến với mình, ông lo lắng đến mức sinh bệnh và băng hà. Tần Thủy Hoàng mất đi, nƣớc Tần nhƣ đặt một dấu chấm hết từ đó. Bởi vì, con thứ Hồ Lợi của Tần Thủy Hoàng không thể lãnh đạo đƣợc đất nƣớc mà hắn chỉ là một kẻ lo đắm chìm trong những cuộc vui thú. Thêm vào đó là sự chuyên quyền của Triệu Cao và Lý Tƣ cùng với những việc làm độc ác của Tần Thủy Hoàng lúc còn sống nên nƣớc Tần đã thật sự sụp đổ.

Không chỉ có Tần Thủy Hoàng có giấc mộng tiên đoán vận mệnh mà Hạng Vũ cũng có một giấc mộng nhƣ thế. Sau khi bị quân Hán đuổi rất gấp, Hạng Vũ chạy đến viện Hƣng Giáo và ở đây Hạng Vũ cũng gặp một giấc mộng

Ăn xong, Hạng vương dựa lưng vào ghế đá nghỉ. Chợt thấy một vầng mặt trời đỏ ối nổi lên mặt sông. Kế đó lại thấy Hán vương cưỡi mây năm sắc lờ lững đến nơi, ôm vầng mặt trời vào lòng, rồi lại cưỡi mây ra đi. Dưới chân hàng ngàn tia sáng tiếp nối không dứt. Hạng vương thấy Hán vương ôm vầng mặt trời bay lên, vội cưỡi áo nhảy ùm xuống nước, chực cướp lại, chẳng ngờ bị Hán vương co chân đạp vào

mặt, Hạng vương ngã lăn xuống nước. Hán vương vẫn chậm rãi ôm mặt trời đi về hướng Tây.

Hạng vương giật mình thức giấc, thì ra đó là giấc mộng, lòng sợ hãi, thở dài nói: - Ôi! Mệnh trời đã vậy, không thể cưỡng lại được.” [14, tr. 392].

Hạng Vũ cũng đã xuôi theo giấc mộng, biết là không thể nào cãi lại mệnh trời nên ông đã tự kết liễu cuộc đời của mình, chấm dứt cuộc đời của một vị anh hùng ngang dọc trong thiên hạ.

Trong tác phẩm, yếu tố giấc mộng của các nhân vật thƣờng xuất hiện, đó là những giấc mộng mang tính chất dự báo về một việc xấu sắp xảy ra nhƣ giấc mộng của Thủy Hoàng, Hạng Vũ đã đề cập ở trên. Ngoài ra, còn có giấc mộng của Hoài vƣơng, trƣớc lúc chuẩn bị lên đƣờng thiên đô sang Mân Châu, Hoài vƣơng đã thấy Kim Đồng, Ngọc Nữ xuống đón ông về Long cung để giữ việc thủy phủ và cuối cùng trong chuyến đi đó, ông đã trầm mình xuống Tràng Giang để tự vẫn. Nhị thế thì lại chiêm bao thấy mình đi săn chẳng may bị một con bạch hổ trong bụi cây nhảy ra vồ lấy mình. Các nhân vật đều có một điểm chung là nằm mộng và thấy mình không thể chống chọi lại với các lực lƣợng siêu nhiên và cuối cùng phải cam chịu số phận. Tác giả đã kể một cách chi tiết và tỉ mỉ về giấc mộng của các nhân vật. Mặc dù, đều có một điểm chung là giấc mộng nhƣng lại không có sự trùng lặp mà lại phù hợp với những sự việc xảy đến trong thực tại. Việc kể lại nhƣ thế đã làm tăng thêm sức li kì của câu chuyện. Ngƣời đọc nhƣ thấy mọi việc diễn ra nhƣ theo ý trời đã tạo ra và con ngƣời không thể nào làm trái lại đƣợc.

Bên cạnh việc kể về giấc mộng của các nhân vật thì tác giả còn kể lại một số hiện tƣợng kì ảo. Các hiện tƣợng kì ảo, có thể mang đến những điều may mắn cho nhân vật nhƣng cũng có thể là những điềm xấu mang tính chất dự báo hay trực tiếp ảnh hƣởng đến số phận của nhân vật. Chẳng hạn, Hoài vƣơng lúc đi sang Mân Châu gặp một hiện tƣợng lạ “Một hôm, xa giá đến bờ sông, thuyền rồng đã sắp sẵn, vua bỏ đường bộ qua đường thủy, vừa đi đến giữa dòng sông, bỗng có một con bạch ngư rất lớn, cản lại, sóng gió nổi lên dữ dội, thuyền không vượt lên được, thủy thủ phải neo thuyền. Được một lúc, gió càng mạnh, thổi đứt phăng dây neo, thuyền dạt vào bãi.” [14, tr. 130]. Sóng, gió chỉ là những hiện tƣợng tự nhiên nhƣng trong trƣờng hợp này nó không phải là một hiện tƣợng tự nhiên nữa mà nó là một điềm

báo xấu cho chuyến đi. Nếu hôm đi sang Mân Châu, Hoài vƣơng không gặp phải hiện tƣợng sóng và gió xô thuyền trở lại bờ thì hôm sau đã không phải tự vận chết. Trái lại, Lƣu Bang thì lại gặp may mắn nhờ thế mà thoát đƣợc nạn. Đó là lúc Lƣu Bang bị quân của Hạng Vũ truy đuổi ráo riết, cũng nhờ một luồng gió thổi đến khiến cho quân Sở sợ hãi bỏ chạy và một đốm lửa đã dẫn dắt Lƣu Bang thoát khỏi kiếp nạn:

Trời đã tối, Hán vương tưởng mình không thể nào tránh khỏi tử thần được, mạng sống chỉ còn là sợi chỉ treo chuông.

Bỗng một luồng gió Đông thổi tới bốn phương trời cát bụi mịt mù. Quân của Hạng vương đang vây phủ thấy vậy hoảng sợ, chạy tứ tán.

Trời tối như mực, không thấy bóng người, Hán vương thấy phía trước có đốm lửa sáng liền cho ngựa lần tới. Chẳng bao lâu ra khỏi vòng vây, xa tiếng quân reo. Hán vương chạy ước hai mươi dặm, dông gió mới tạnh, và trời cũng bắt đầu rựng sáng.” [14, tr. 242].

Tác giả kể về các yếu tố kì ảo xảy ra với các nhân vật thông qua hiện tƣợng tự nhiên. Nhƣng thực chất đó không phải là một hiện tƣợng tự nhiên bình thƣờng mà nó là một yếu tố do trời tạo ra để định đoạt số phận của nhân vật. Cái khéo của tác giả là để cho các hiện tƣợng xuất hiện đúng thời điểm, quyết định sự sinh tồn của nhân vật. Kể lại nhƣng thực chất là tác giả đã đƣa ra nguyên nhân, và lí giải tại sao nhân vật có thể thoát khỏi hoặc vƣớng phải kiếp nạn. Vì thế, câu chuyện trở nên có sức thuyết phục độc giả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu chuyện không chỉ hấp dẫn ngƣời đọc ở cách kể chuyện đặc sắc mà còn thu hút ngƣời đọc ở cách dẫn chuyện khéo léo của tác giả. Dẫn chuyện là một hình thức quan trọng trong tiểu thuyết chƣơng hồi. Bởi vì, cách dẫn chuyện hay sẽ thu hút đƣợc sự quan tâm của độc giả nếu không thì câu chuyện sẽ trở nên lạc lõng, vô vị và không cuốn hút đƣợc ngƣời đọc, lúc đó tác phẩm sẽ chẳng còn giá trị vốn có của nó.

Trong tác phẩm, tác giả đóng vai trò dẫn dắt ngƣời đọc từ đầu cho đến cuối câu chuyện, tác giả đã chọn lọc các sự kiện tiêu biểu trong lịch sử và bắt đầu kể. Các sự kiện đƣợc kể lại theo một trình tự và đến đoạn hấp dẫn nhất tác giả đã dừng lại bàn luận về sự việc. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả không cho câu chuyện

tiếp tục diễn tiến, vì câu chuyện xoay quanh vấn đề về chiến tranh để tránh sự nhàm chán của ngƣời đọc mà tác giả đã để cho câu chuyện dừng lại. Việc dừng lại góp phần khơi gợi sự tò mò của ngƣời đọc về câu chuyện tiếp theo, và thêm vào những lời bàn luận để ngƣời đọc không cảm thấy câu chuyện bị gián đoạn, cũng góp phần tổng kết lại những sự kiện của một hồi. Lời bàn trong chuyện, chủ yếu xoay quanh về các nhân vật, từ những hành động của họ, tác giả đã đánh giá theo quan điểm của bản thân mình phù hợp với các giá trị chuẩn mực của đạo đức. Vì thế, lời bàn cũng góp phần làm cho câu chuyện hấp dẫn, sinh động hơn. Chẳng hạn, hồi thứ năm:

Đánh Chương Hàm, Võ Tín bại binh. Giết Tống Nghĩa, Hạng Vũ cứu Triệu. Ở hồi này, tác giả đã kể về cuộc chiến giữa Hạng Lƣơng và Chƣơng Hàm, Hạng Lƣơng khinh địch nên bại trận, quân tƣớng tan tát. Sau đó, Hoài vƣơng phong Tống Nghĩa làm đại tƣớng, Hạng Vũ làm phó tƣớng cử sang cứu Triệu, Tống Nghĩa có lòng riêng, không chăm lo cho tƣớng sĩ nên bị Hạng Vũ chém chết. Hạng Vũ kéo quân qua sông tiến đánh Chƣơng Hàm. Tác giả kể đến đấy thì dừng lại, và đƣa ra lời bàn: “Thắng không kiêu, bại không nản, mới là kẻ vũ dũng.

Hạng Lương trước khuyên Hạng Vũ: “Anh hùng phải tạo nên sự nghiệp lớn, đâu phải bắt trước theo hành động của những trang hiệp khách tầm thường, chỉ biết cậy sức mạnh làm những trang hiệp khách nhỏ nhem ấy”.

Do đó, Hạng Vũ không ám sát Tần Thủy Hoàng.

Sau Hạng Lương thu nạp Phạm Tăng, dựng vua Sở, bình thiên hạ quả là người có chí lớn.

Tuy nhiên, đã là võ tướng, thanh gươm đầu ngựa, khó tránh được cái nộ khí trước trận tiền.

Hạng Lương vì quá nóng nảy mà hư, vì quá kiêu hãnh mà chết. Trong cái chí lớn kia chen vào những điểm khiếm khuyết của cá tính rất nguy hại.

Người ta khen Hạng Lương là kẻ có chí lớn và cũng chê Hạng Lương là kẻ bất trí. Vả lại, Hạng Lương đâu phải là đối thủ của Chương Hàm. Tuy tạo được thời thế nhưng binh pháp không rành.” [14, tr. 45].

Tác giả đã tổng kết các sự kiện, đƣa ra những lời bàn luận về sự thất bại của Hạng Lƣơng. Lời bàn đã kích thích trí tò mò của ngƣời đọc và phải đến hồi tiếp theo thì cuộc chiến giữa Hạng Vũ, Chƣơng Hàm mới thật sự diễn ra.

Bên cạnh đó, tác giả còn nêu ra những nguyên nhân để dẫn ngƣời đọc đến hậu quả của các sự việc. Trong Hán Sở tranh hùng cái nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các vị vua và các cuộc chiến cũng đƣợc tác giả chỉ ra. Sự vô đạo của nhà Tần, sự tàn bạo của Hạng Vũ là những nguyên nhân làm cho nhân dân có một cuộc sống vô cùng thống khổ và cũng là nguyên nhân chính gây ra các cuộc chiến tranh kéo dài trong đất nƣớc. Việc nêu ra các nguyên nhân và kết thúc câu chuyện bằng những hậu quả đã tạo nên sức thuyết phục của tác phẩm. Khi Tần Thủy Hoàng bắt đầu thống trị đất nƣớc, ông đã đặt ra nhiều chính sách để cai trị nhân dân, ra

Một phần của tài liệu giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm hán sở tranh hùng (Trang 75)