Nghệ thuật miêu tả nhân vật

Một phần của tài liệu giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm hán sở tranh hùng (Trang 68)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật

Ngoài việc miêu tả các cuộc chiến tranh ác liệt với hào khí sôi sục trong thời kì Hán Sở giao tranh thì tác phẩm còn đƣợc tác giả khắc họa các hình tƣợng nhân vật sống động. khái niệm nhân vật đƣợc Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa là: “Con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học” [4, tr. 198]. Con ngƣời trong tác phẩm đƣợc miêu tả cụ thể thông qua: lai lịch, ngoại hình, hành động,…

Tiểu thuyết cổ điển rất chú ý đến việc giới thiệu về lai lịch của các nhân vật, đây cũng là một đặc điểm đƣợc tác giả vận dụng khi miêu tả nhân vật. Các nhân vật xuất hiện đƣợc giới thiệu về lai lịch rõ ràng, từ họ tên, quê quán đến một số đặc điểm riêng. Chẳng hạn, khi giới thiệu về nhân vật Hạng Vũ:

Chàng trai ấy là Hạng Tịch, tên chữ là Vũ, quê ở Hạ Tương, còn ông lão kia là Hạng Lương, chú của Hạng Vũ đó.

Từ thuở bé, Hạng Vũ theo nghiệp văn, nhưng văn dốt, Hạng Vũ sang nghề võ, nhưng kiếm thuật lại không rành.” [14, tr. 15].

Chỉ qua sơ nét giới thiệu về nhân vật Hạng Vũ, ngƣời đọc cũng phần nào hình dung đƣợc tính khí của nhân vật. Một nhân vật có tính cƣơng quyết và không chịu phục tùng bất cứ một thế lực xấu xa nào. Một ngƣời không có tính kiên nhẫn thì sự thất bại đã có nguy cơ và sẽ thành hiện thực nếu nhƣ không thay đổi đƣợc bản tính đó.

Hay Lƣu Bang đƣợc giới thiệu: “Lưu Bang ở đất Bái, tên chữ là Quý. Khi xưa bà mẹ Lưu Bang thường nằm trên một bờ bưng nghỉ ngơi… Bỗng một hôm, thấy thần nhân đến cùng mình giao cấu. Lúc tỉnh dậy trong mình dã dượi, rồi thụ thai sanh ra Lưu Bang.” [14, tr. 20]. Khi giới thiệu về nhân vật, tác giả cũng có phần dự đoán cho tƣơng lai của nhân vật, do đó tác giả đã giới thiệu một cách thần thánh hóa nhân vật, còn các nhân vật khác thì đƣợc sinh ra theo quy luật thông thƣờng.

Nhân vật Hàn Tín cũng đƣợc tác giả giới thiệu về nguồn gốc, lai lịch một cách ngắn gọn nhƣng cũng đủ để độc giả nắm bắt đƣợc sơ nét “Hàn Tín là người hoài âm, nhà nghèo, thường câu cá ở sông Hoài, nhưng nghề câu cá không đủ nuôi sống, nhiều bửa phải nhịn đói suốt ngày.” [14, tr. 36]. Không dừng lại ở việc miêu tả sơ nét nhƣ thế, tác giả còn kể rõ Hàn Tín từng xin cơm của phiếu mẫu, luồn trôn

gã bán thịt, cho thấy nhân vật Hàn Tín có tính nhẫn nại cao, chịu cái nhục trƣớc mắt để đƣợc cái lợi lâu dài.

Bên cạnh đó, các nhân vật nhƣ: Trƣơng Lƣơng, Phạm Tăng, Phàn Khoái và một số nhân vật khác, khi xuất hiện đều đƣợc tác giả giới thiệu rõ ràng về họ tên, quê quán. Đây là một bút pháp miêu tả truyền thống của tiểu thuyết cổ điển để ngƣời đọc phần nào hiểu đƣợc sơ nét sự xuất hiện của một nhân vật lịch sử và có cái nhìn khái quát về từng nhân vật ở giai đoạn đầu tiên.

Đối với phần giới thiệu về nguồn gốc cũng nhƣ quá trình xuất thân của các nhân vật, cũng phần nào giúp cho độc giả nắm bắt đƣợc các nhân vật một cách dễ dàng hơn. Mỗi nhân vật có một lai lịch riêng, có một quá trình trƣởng thành trong một hoàn cảnh. Vì thế, nét tính cách của họ cũng khác nhau tạo nên một diện mạo riêng cho từng nhân vật.

Ngoài ra, tác giả còn miêu tả nhân vật thông qua ngoại hình. Ngoại hình là những yếu tố tạo nên dáng vẻ bên ngoài, đƣợc tác giả phát họa thông qua chân dung, cử chỉ, tác phong, y phục,… của các nhân vật. Khi miêu tả ngoại hình của nhân vật, tác giả đã không đi sâu vào miêu tả chi tiết ngoại hình nhƣ một số tiểu thuyết hiện đại, mà nhân vật chỉ đƣợc phát họa qua vài nét để làm nổi bật nên tính cách, số phận.

Những ngƣời xƣa thƣờng nhìn tƣớng mạo của con ngƣời mà có thể phán đoán họ có thể làm nên đƣợc công danh hay không. Và mỗi một con ngƣời sẽ mang một dáng vẻ riêng, Hoàng đế có khí phách dáng vẻ của một bật thiên tử, tƣớng lại có một dáng vẻ dũng mãnh của một vị tƣớng,…Trong Hán Sở tranh hùng các nhân vật cũng đƣợc tác giả miêu tả ngoại hình theo cách của ngƣời xƣa.

Khi miêu tả về nhân vật, tác giả đã chú ý đặt tả những điểm nổi bật của nhân vật và thông qua những nét miêu tả diện mạo nhƣ thế ngƣời đọc cũng phần nào dự đoán đƣợc tƣơng lai của nhân vật. Trong tác phẩm, nhân vật Lƣu Bang đƣợc tác giả miêu tả nhƣ sau: “Lưu Bang mũi cao, miệng rộng, trán cao, mặt rồng, dưới vế bên tả có bảy mươi hai nốt ruồi, tính tình rộng rãi, trọng nghĩa, yêu người, khi lớn lên được làm chức Đình Trưởng ở Tứ Thượng.” [14, tr. 20]. Tác giả đã chú trọng việc xây dựng hình tƣợng của một bậc chân mệnh ở ngay khi giới thiệu về nhân vật. Chỉ với vài nét miêu tả tỉ mỉ về diện mạo, nhân vật Lƣu Bang hiện lên là ngƣời có thể

làm nên đại sự, và mang đậm chân dung của một bậc đế vƣơng. Hay khi miêu tả về vua Sở Hoài Vƣơng, tác giả cũng đã khái quát về hình vóc của vị vua khi còn là một đứa trẻ nít “Đứa trẻ bị đánh ấy mặt mũi khôi ngô, trán cao, vai rộng, không phải như những đứa trẻ tầm thường.” [14, tr. 33]. Rõ ràng là một đứa trẻ chăn dê bình thƣờng nhƣ bao đứa trẻ khác, nhƣng Chung Ly Muội lại có thể dễ dàng nhận ra khi đứa trẻ mang dáng vóc của một dòng dõi vua chúa. Chứng tỏ rằng diện mạo bên ngoài rất quan trọng và có thể quyết định cho vận mệnh của con ngƣời.

Các nhân vật có sức mạnh hơn ngƣời cũng đƣợc tác giả miêu tả ngoại hình. Tuy chỉ khắc họa dáng vẻ bên ngoài nhƣng với những chi tiết mà tác giả miêu tả cũng phần nào nổi bật lên sức mạnh của nhân vật. Thƣợng Hải Công đƣợc miêu tả “mình cao một trượng tướng mạo đoan trang” [14, tr. 12]. Phàn Khoái hiện lên “hình vóc cao lớn, tiếng nói vang như sấm, khí phách đường đường” [14, tr. 21]. Còn “Ngân Hấp hình dáng vạm vỡ, ăn nói khí phách” [14, tr. 189]. Nhìn chung, các nhân vật đều có một thân hình cao to, và mang dáng vẻ của một dũng tƣớng.

Bên cạnh đó, các nhân vật cao nhân cũng đƣợc miêu tả với một hình dáng mang đầy cốt cách. Chẳng hạn, “Phạm Tăng tóc bạc da mồi, khăn nâu áo vải, mà khí tượng đường bệ, ra vẻ tiên phong, đạo cốt.” [14, tr. 31] Chỉ với vài nét phát họa sơ nét về Phạm Tăng nhƣ: da mồi hay tóc bạc cho thấy nhân vật này là một ngƣời từng trải, có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. Phạm Tăng mang một dáng vẻ của một ngƣời thông hiểu việc đời và trí tuệ hơn ngƣời.

Điều đặc biệt trong tác phẩm, đó là nhân vật Hạng Vũ lại không đƣợc tác giả miêu tả ngoại hình nhƣ các nhân vật khác. Hạng Vũ chỉ đƣợc tác giả miêu tả thông qua ánh mắt, những tiếng hét vang nhƣ sấm khiến cho mọi ngƣời đều phải khiếp sợ. Cái hay của tác giả chính là không miêu tả hình vóc của Hạng Vũ giống nhƣ các nhân vật khác trong tác phẩm mà chỉ miêu tả cái trợn mắt và nét mặt giận dữ. Những hình ảnh miêu tả ánh mắt của Hạng Vũ thƣờng xuất hiện, ánh mắt đó cũng giống nhƣ một thứ vũ khí lợi hại trên chiến trận. Ánh mắt của Hạng Vũ hơn hẳn hình dáng to lớn, vạm vỡ của các nhân vật khác. Chỉ có ánh mắt, nét mặt mà Hạng Vũ đã nổi bật đến thế thì cũng đủ để nói lên khí phách của nhân vật này. Đó là đặc điểm riêng của nhân vật đƣợc tác giả miêu tả một cách rất thành công.

Vẫn theo cách miêu tả truyền thống, các nhân vật cũng đƣợc tác giả miêu tả thông qua ngoại hình. Chỉ với vài nét vẽ về ngoại hình, mỗi nhân vật trong tác phẩm đã hiện lên trong mắt ngƣời đọc một nét riêng, những chi tết về ngoại hình cũng phần nào bộc lộ đƣợc diện mạo và cuộc đời của nhân vật.

Đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết cổ điển khi miêu tả nhân vật đó là nhân vật sẽ đƣợc khắc họa thông qua hành động. Miêu tả về hành động là một biện pháp quan trọng nhất khi miêu tả nhân vật trong một tác phẩm tự sự. Hành động của nhân vật góp phần tô đậm thêm tính cách của họ, những hành động khác nhau sẽ dẫn đến những nét tính cách khác nhau tạo nét đặc trƣng ở từng nhân vật.

Hành động đƣợc dùng nhƣ một khái niệm để chỉ về các việc làm của nhân vật trong một tác phẩm. Bởi vì, Hán Sở tranh hùng là một quyển tiểu thuyết lịch sử nói về các cuộc chinh chiến nên nó không giống nhƣ những quyển tiểu thuyết lịch sử nói về tình yêu hay những quyển tiểu thuyết trong một số tác phẩm hiện đại. Hành động của nhân vật trong tác phẩm rất dứt khoát, thể hiện tích cách của các vị anh hùng trong một giai đoạn lịch sử.

Mỗi một nhân vật đều thể hiện một hành động riêng. Trong tác phẩm, Hạng Vũ là một nhân vật thể hiện những hành động tiêu biểu nhất. Tác giả đã không miêu tả tỉ mỉ về ngoại hình của Hạng Vũ mà đã chú ý nhiều đến việc miêu tả về hành động của nhân vật, qua đó sức mạnh cũng nhƣ tính cách của nhân vật đƣợc hiện rõ. Trải qua nhiều trận chiến, hành động của Hạng Vũ càng đƣợc khắc sâu hơn, khi bắt đầu khởi nghĩa chú cháu họ Hạng đã giết chết Ân Thông là Quan Thái Thú Cối Kê để cƣớp lấy cơ hội mƣu đồ việc lớn, sau khi hai chú cháu đã thống nhất với nhau về kế hoạch thì:

Sáng hôm sau Hạng Lương và Hạng Vũ cùng vào nha môn. Ân Thông đem việc phản Tần bàn với Hạng Lương. Hạng Vũ đứng một bên hét lớn:

- Ngươi với ta hai lãnh vực khác nhau. Ta là dòng dõi khanh tướng nước Sở. Nước Tần diệt nước Sở nên ta đối với Tần có cái thù bất cộng đái thiên. Còn ngươi là một quan Thái Thú, ăn lộc vua lại âm mưu phản quốc, rõ là kẻ bất trung, không giết còn để làm gì.

Dứt lời vung kiếm chém Ân Thông rơi đầu. Nha môn im lặng như tờ không ai dám hé môi.

Hạng Vũ cầm đầu Ân Thông giơ cao, nói:

- Hạng Công là người tài trí, đáng lãnh đạo dân chúng trong quận. Người nào không thuận hãy xem tấm gương này.” [14, tr. 25].

Việc chém đầu viên quan Thái Thú của Hạng Vũ đã làm nổi bật lên con ngƣời đầy lòng dũng cảm và rất ghét những ngƣời phản phúc, bán đứng chủ của mình. Hạng Vũ sẵn sàng ra tay trừng trị những ngƣời nhƣ thế. Hay hành động chém chết Tống Nghĩa cũng là một trong những minh chứng cho tính khí của Hạng Vũ. Hành động tự kết thúc cuộc đời của mình đã chứng minh cho tính cách không chịu khuất phục của nhân vật Hạng Vũ, không chịu nhục nhã để quay trở về miền Giang Nam, đành chấp nhận theo mệnh trời, vì thế ông tự đâm vào cổ xem nhƣ kết thúc cuộc đời của một vị anh hùng thất thế. Hạng Vũ còn là một ngƣời có sức mạnh hơn ngƣời, trên chiến trận Hạng Vũ chỉ trừng mắt, vung thƣơng thì đã khiến cho các tƣớng chƣa đánh đã lui, ý chí bị lung lai nhiều phần. Khi xung trận Hạng Vũ vô cùng oai phong, cái sức của ông có thể địch lại muôn ngƣời mà không có ai là đối thủ. Những hành động của Hạng Vũ khiến cho nhiều ngƣời khâm phục, không chỉ ở thời điểm đó mà còn cho đến tận thời hiện đại. Bên cạnh sức mạnh Hạng Vũ cũng có một nhƣợc điểm là tính khí nóng nảy, đƣợc biểu hiện thông qua các hành động trải dài trong tác phẩm. Chẳng hạn, hành động tiếp tục tiến xâu vào nội địa của địch khi bị Lý Tả Xa khích

Hạng vương xua quân đuổi theo. Đuổi được năm dặm, thấy quân Hán rãi rác đóng dày. Quý Bố vội ngăn Hạng vương lại nói:

- Hán vương tuy chạy nhưng binh mã vẫn không chịu lui, e rằng Hàn Tín dùng mưu dụ ta, xin Đại vương chớ sâu vào nội địa của địch.

Hạng vương khen phải quày ngựa trở lại.

Bỗng thấy Lý Tả Xa hiện đến trước mặt, cười khanh khách nói lớn:

- Tôi xin chào Đại vương đó! Lúc tôi còn ở Sở, được Đại vương hậu đãi, nay đến đền ơn. Đại vương đầu Hán, tôi sẽ tâu với Hán vương tha cho tội chu lục.

Hạng vương giận dữ, mắng:

- Đứa thất phu này dám lợi dụng long tin của ta, âm mưu lừa gạt. Ta muốn phanh thây ngươi ra muôn mảnh cho hả giận. Nay ngươi lại dẫn xác đến đây, chạy đi đâu cho thoát.

Dứt lời, thúc ngựa đuổi theo bắt Tả Xa.” [14, tr. 380].

Hành động đuổi theo Lý Tả Xa của Hạng Vũ chứng tỏ cho tính khí của ông. Mặc dù, đã biết Lý Tả Xa là một tên gian tế trá hàng và biết là quân Hán đang trong thế lớn mạnh, nhất định sẽ có quân mai phục lừa mình tiến sâu vào trong trận địa của đối phƣơng. Nhƣng với bản tính nóng nảy thì Hạng Vũ đã không thể kiềm chế đƣợc cái tên gian tế đang ở trƣớc mắt và kết cục là ông thật sự bị lừa vào vòng vây của quân Hán. Cũng với bản tính của mình, Hạng Vũ đã khiến cho biết bao ngƣời phải chết chỉ vì sự tức giận, đó là những hành động của Hạng Vũ sau khi thắng đƣợc nhà Tần, và những lần nóng giận quyết xông vào trận cũng đã gây ra biết bao hậu quả. Nhƣng cũng với cái tính khí này khiến cho bao ngƣời phải sợ hãi và khâm phục.

Nếu Hạng Vũ chém đầu Ân Thông để bắt đầu cuộc khởi nghĩa thì Lƣu Bang lại chém xà để khởi nghĩa. Lƣu Bang dẫn bọn dân phu trốn đi, không chịu đến núi Ly Sơn để phục dịch cho công tác xây thành

Đi được một quảng, bổng thấy người dẫn lối quay trở lại nói:

- Đàng trước có một con rắn dài ước mười trượng, nằm ngang giữa đường, không sao đi được. Phải tìm lối khác thoát than.

Cả đoàn điều nhốn nháo. Riêng Lưu Bang vẫn điềm nhiên nói: - Đấng trượng phu không vì trở ngại mà lui bước.

Nói xong, cầm kiếm bước đến chém con rắn đứt làm hai đoạn, rồi vẫy tay nói với mọi người:

- Rắn đã chết, chúng ta tiến bước Mọi người le lưỡi, lắc đầu, bảo nhau:

- Bình nhật Lưu Bang là kẻ nhúc nhác, cớ sao hôm nay lại bạo dạn đến thế.” [14, tr. 22].

Chém xà là một hành động trƣợng nghĩa cứu ngúp ngƣời khác, vì thế Lƣu Bang là nhân vật tƣợng trƣơng cho tính tình nhân hậu, yêu thƣơng nhân dân. Lƣu Bang ngày thƣờng thì ham mê tửu sắc, tính tình lại nhúc nhát, nhƣng đến việc cần thì lại hiện lên một con ngƣời dũng cảm mang đầy khí phách. Trong suốt tác phẩm, Lƣu Bang có lúc nhẫn nại, chịu tùng phục trƣớc đối phƣơng nhƣng đằng sau sự nhẫn nại đó là một ý chí kiên định, một quyết tâm lớn vì đại nghiệp. Việc Lƣu Bang

chấp nhận vào Hán Trung, chấp nhận giảng hòa tại hòa ƣớc Hồng Câu, cắt đất phong vƣơng cho các chƣ hầu,… Chứng tỏ Lƣu bang là một ngƣời có nhiều mƣu sâu, có thể đánh đổi tất cả để đƣợc thiên hạ, kể cả việc ra tay giết đi các công thần có công trong việc chiếm lấy thiên hạ.

Hàn Tín chém chết lão tiều phu để đề phòng quân của Chƣơng Hàm có thể từ lão mà tìm ra hƣớng đi của mình, thì mình không thể chống cự nổi

Nghĩ rồi liền quay ngựa lại gọi:

- Hởi lão tiều, xin lão dừng chân cho tôi hỏi thêm điều này nữa.

Tiều phu nghe gọi, quay gánh lại. Hàn Tín bước đến chém một gươm đứt làm đôi, rồi mang xác đem vùi nơi sườn núi.

Nhìn nấm mồ oan, Hàn Tín rơi lệ, than:” [14, tr. 137].

Hành động chém tiều phu chứng tỏ Hàn Tín là một ngƣời cẩn thận, tính toán

Một phần của tài liệu giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm hán sở tranh hùng (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)