5. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Những bất cập trong quy định và áp dụng chế định xoá án tích
* Những bất cập trong quy định xoá án tích
Chế định xoá án tích là một chế định quan trọng trong Bộ luật hình sự Việt Nam, thể hiện nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước đối với người bị kết án. Bộ luật hình sự năm 199 ra đời thay cho Bộ luật hình sự năm 1985. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu trong văn bản pháp quy cũng như trong giớ nghiên cứu khoa học luật hình sự vẫn chưa tìm ra ột khái niệm án tích và xoá án tích một cách thống nhất. Một vấn đề nữa mà người viết nhận thấy còn bất cập trong quy định Điều 63 Bộ luật hình sự năm 1999 liên quan đến hình thức ghi nhận việc xoá án tích. Quy định Điều 63 Bộ luật hình sự năm 1999 về việc cấp giấy chứng nhận cho người được xoá án tích là chưa thật chặt chẽ, Vì:
Thứ nhất, ngoài hình thức đương nhiên xoá án tích mà Toà án cấp giấy chứng nhận, Bộ luật hình sự năm 1999 còn quy định hình thức xoá án tích do Toà án quyết định. Trong trường hợp này Toà án ra quyết định xoá án tích;
SVTH: Nguyễn Thị Bé Nhi 39 GVHD: TS. Phạm Văn Beo Đối với trường hợp đương nhiên xoá án tích, người được xoá án tích chỉ yêu
cầu Toà án ghi nhận một thực tế là họ đã được xoá án tích. Vì thế, việc Điều luật ghi nhận việc họ được “coi là chưa bị kết án” trước khi cấp giấy chứng nhận là hợp lý. Còn trường hợp xoá án tích do Toà án quyết định thì chỉ khi Toà án ra quyết định xoá án tích, người đó mới được coi là chưa vị kết án. Vì vậy, theo tôi phải chăng về kỹ thuật lập pháp phải diễn đạt lại phần sau của Điều 63 Bộ luật hình sự năm 1999 cho hợp lý.
Cũng tại Điều 63 về xoá án tích quy định “Người được xoá án tích coi như chưa bị kết án và được Toà án cấp giấy chứng nhận”. Quy định như trên vừa làm cho tính “đương nhiên” xoá án tích không còn nữa, vừa mâu thuẫn với quy định tại Điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự. Điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: theo yêu cầu của người đương nhiên xoá án tích quy định tại Điều 64 Bộ luật hình sự. Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm có nghĩa vụ cấp giấy chứng nhận là họ đã được xoá án tích. Việc xoá án tích đối với người bị kết án về các tội phạm an ninh quốc gia, tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội chiến tranh là quyền của Toà án. Như vậy, không phải cứ có đơn đề nghị của người bị kết án là Toà án quyết định xoá án tích cho họ.
Thủ tục xoá án tích cho người bị kết án trong trường hợp này được quy định tại Điều 271 Bộ luật tố tụng hình sự như sau: Người bị kết án phải có đơn gửi Toà án xử sơ thẩm vụ án, kèm theo nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú, làm việc. Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm chuyển tài liệu về việc xoá án tích cho Viện kiểm sáy cùng cấp để phát biểu ý kiến bằng văn bản. Nếu xét thấy có đủ điều kiện thì Chánh án ra quyết định xoá án tích; trong trường hợp không đủ điều kiện thì quyết định bác đơn xin xoá án tích. Theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Bộ luật hình sự người bị Toà án bác đơn xin xoá án tích lần đầu phải chờ một năm sau mới được xin xoá án tích; nếu bác đơn lần thứ hai trở đi thì phải sau hai năm mới được xin xoá án tích. Như vậy, hình thức văn bản xoá án tích cho người bị kết án trong trường hợp này là “Quyết định xoá án tích” chứ không phải “Giấy chứng nhận xoá án tích”. Quy định tại đoạn hai Điều 63 Bộ luật hình sự một mặt mâu thuẫn với quy định Điều 270 Bộ luật tố tụng hình sự, mặt khác không đồng bộ với quy định tại các Điều 65 và Điều 66 và Điều 271 Bộ luật tố tụng hình sự.
Ngoài ra còn một số vấn đề như: hình phạt chính, hình phạt bổ sung cũng như các quyết định khác trong văn bản như án phí, bồi thường thiệt hại, tịch thu tài sản.v.v. Trên thực tế có những đối tượng thật sự khó khăn và họ không thể thực hiện phần còn lại của bản án hình sự liên quan đến các khoản tiền như: án phí, bồi thường thiệt hại…Và có sự xác nhận của chính quyền địa phương về hoàn cảnh khó khăn thì
SVTH: Nguyễn Thị Bé Nhi 40 GVHD: TS. Phạm Văn Beo Toà án nên cho những người này được xoá án tích để tạo cơ hội cho họ có một nhân
thân tốt hơn và để phần nào giảm bớt phần mặc cảm tội lỗi của họ đã gây ra. Vì vậy, tôi đề nghị cần có hướng dẫn cụ thể để có thể xem xét và quyết định xoá án tích cho những người bị kết án, nếu họ thật sự có ý thức cải tạo tốt, chấp hành đúng và đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Có những trường hợp có thể nói là phức tạp đó là trường hợp xác định án tích của những đối tượng vừa có hình phạt chính là hình phạt tù có thời hạn, vừa có hình phạt tù nhưng được hưởng án treo; trường hợp một người bị xét xử có nhiều bản án, trong đó có những bản án xét xử về những hành vi phạm tội độc lập, có bản án kết tội về những hành vi phạm tội khi chưa được xoá án tích…Việc xem xét và tính thời gian xoá án tích được đặt ra như thế nào?
Thời hạn xoá án tích đối với người bị kết án phạt tù có thời hạn với mức trên mười lăm năm được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 65 Bộ luật hình sự. Câu hỏi đặt ra là cần có quy định tính thời hạn xoá án tích đối với người bị tuyên hình phạt tù chung thân và tử hình hay không . Bởi lẽ, trong thực tế có những trường hợp hình phạt đã tuyên không phải là hình phạt mà người bị kết án phải thi hành. Đó là các trường hợp: trước khi thi hành bản án tử hình thì phát hiện người bị kết án là phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người bị kết án tử hình được ân giảm. Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự trong các trường hợp nêu trên hình phạt tử hình được chuyển thành hình phạt tù chung thân vẫn có thể được giảm xuống tù có thời hạn và dù cho có giản nhiều lần cũng đảm bảo thực tế chấp hành hình phạt là hai mươi năm. Mặc khác về nguyên tắc có thể áp dụng thời hiệu thi hành án đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình theo khoản 4 Điều 55 Bộ luật hình sự. Tại Điều 64 cũng chưa quy định việc xoá án tích đối với trường hợp phạm nhiều tội, trong đó có cả tội thuộc nhóm đương nhiên xoá án tích và có cả thuộc nhóm xoá án tích theo quyết định của Toà án. Chỉ có thể khắc phục những bất cập trên bằng cách sửa đổi bổ sung các Điều 64 và Điều 65 theo hướng quy định thêm các nội dung chưa được đề cập nêu trên.
Đối với thời hạn cho người chưa thành niên phạm tội
Thời hạn để xoá án tích đối với người chưa thành niên phạm tội là một phần hai thời hạn quy định tại Điều 64 Bộ luật hình sự. Người chưa thành niên phạm tội, nếu được áp dụng những biện pháp tư pháp quy định tại khoản 1 Điều 70 Bộ luật hình sự, thì không bị coi là có án tích. Điều 64 Bộ luật hình sự chỉ quy định về việc đương nhiên được xoá án tích đối với người được miễn hình phạt (về bất cứ tội phạm nào) và người bị kết án không phải về tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV. Như vậy,
SVTH: Nguyễn Thị Bé Nhi 41 GVHD: TS. Phạm Văn Beo đối với người chưa thành niên bị kết án đối với các tội quy định tai Chương XI và
Chương XXIV Bộ luật hình sự thì áp dụng quy định tại Điều 64 hay 65 để xoá án tích. Người chưa thành niên bị kết án có thuộc diện được xoá án tích trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 66 hay không? Nếu căn cứ vào Điều 77 Bộ luật hình sự thù không thể trả lời câu hỏi trên. Theo tôi cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu và sử đổi bổ sung quy định Bộ luật hình sự về xoá án tích đối với người chưa thành niên phạm tội.
Tại Điều 63 đến Điều 65 Bộ luật hình sự năm 1999 và Điều 270, Điều 271 Bộ luật tố tụng hình sự quy định là Toà án có thẩm quyền xoá án tích bằng việc cấp “giấy chứng nhận xoá án tích” trong trường hợp đương nhiên xoá án tích và ra “quyết định xoá án tích” trong trường hợp xoá án tích theo quyết định của Toà án trong khi đó Điều 33 Luật Lý tích tư pháp lại quy định: “Khi xác định người bị kết án có đủ điều kiện đương nhiên xoá án tích theo quy định của Bộ luật hình sự thì ghi “đã được xoá án tích” vào lý lich tư pháp của người đó”.
Cụ thể Điều 33 Luật Lý tịch tư pháp và Điều 17 Nghị định 111/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật đã giao Sở Tư pháp trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên xoá án tích trong trường hợp người bị kết án đã có đủ thời gian để đương nhiên được xoá án tích theo quy định của Bộ luật hình sự nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận xoá án tích của Toà án. Trường hợp Lý lịch tư pháp do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia lập thì Trung tâm này tiến hành xác minh về điều kiện đương nhiên xoá án tích của người bị kết án.
Trong khi đó, Bộ luật tố tụng hình sự quy định thẩm quyền xoá án tích thộc về Toà án, cùng một việc mà có hai cơ quan thực hiện, dẫn đến việc chồng chéo. Cho nên, theo tôi cần sửa đổi những Điều luật trên cho thống nhất. Nếu việc xoá án tích do Toà án cấp giấy chứng nhận hoặc ra quyết định xoá án tích thích hợp và có khả thi hơn so với Sở tư pháp thì sửa đổi quy định của Luật Lý tịch tư pháp cho đồng bộ với Bộ luật hình sự và ngược lại để tránh tình trạng chồng chéo về thẩm quyền để xoá án tích nữa.
Mặc dù chế định xoá án tích là một chế định hết sức có ý nghĩa đối với người bị kết án cũng như đối với xã hội, tuy nhiên trong quá trình áp dụng đã bôc lộ những hạn chế như có những điều khoản không phù hợp với thực thế khách quan. Cần điều chỉnh lại một số nội dung về quy định xoá án tích cũng như có sự hiểu biết đúng hơn về chế định này, từ đó việc áp dụng chế định có hiệu quả hơn góp phần giúp người bị kết án sau khi chấp hành xong hình phạt tù sớm hoà nhâp với cộng đồng, xã hội.
SVTH: Nguyễn Thị Bé Nhi 42 GVHD: TS. Phạm Văn Beo
* Những bất cập trong thực tiễn áp dụng chế định xoá án tích
Việc quy định xoá án tích thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước đối với người bị kết án, khuyến khích họ nghiêm chỉnh chấp hành tốt pháp luật, tu dưỡng, rèn luyện bản thân để trở thành người có ích cho xã hội. Bên cạnh đó, chế định xoá án tích còn là việc xác định có hay không có hành vi phạm tội, tái phạm, tái phạm nguy hiểm hoặc là căn cứ để hạn chế một số quyền về dân sự, hành chính, kinh tế.v.v.. Chế định xoá án tích là một chế định quan trong nhưng trong quá trình áp dụng vẫn có những bất cập trong những nội dung như sau:
- Bất cập trong việc tính thời hạn xoá án tích:
Tuy là vấn đề quan trọng song việc tính thời hạn để xoá án tích rất phức tạp, có những nội dung cần cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, giải thích rõ để có nhận thức thống nhất khi áp dụng tên thực tiễn. Theo quy định tại Điều 67 Bộ luật hình sự “nếu chưa được xoá án tích mà phạm tội mới, thì thời hạn để xoá án tích cũ được tính từ khi chấp hành xong bản án mới”. Quy định là thế nhưng trên thực tế lại có hai cách hiểu khác nhau gây ra sự không thống nhất và đồng bộ khi áp dụng
Thứ nhất: nếu hiểu theo cách án tích là hậu quả pháp lý cho những người bị kết án ngoài việc người đó phải chấp hành hình phạt mà còn đòi hỏi một thời gian thử thách để chứng tỏ họ muốn trở thành người lương thiện và tái hoà nhập cộng đồng để xoá án tích. Như vậy, hiểu theo cách này thì thời hạn xoá án tích sẽ được tính bao gồm thời gian án tích cũ cộng với thời gian án tích mới.
Ví dụ: Nguyễn Văn A bị Toà án sơ thẩm xét sử về tội “cố ý gây thương tích” theo quy định tại khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự là ba năm tù. Sau đó A kháng cáo xin giảm án. Tại bản án phúc thẩm hình sự số 18/HSPT ngày 12/10/2006 Toà án caaos phúc thẩm tuyên “Y án sơ thẩm”, sau khi chấp hành xong hình phạt A còn phải chịu án tích là ba năm, nhưng ngày 01/10/2008 Nguyễn Văn A bị phạt tù về tội “trộm cắp tài sản” bị phạt tù năm năm với thời hạn xoá án tích là năm năm.
Như vậy, nếu như cách tính trên thì Nguyễn Văn A sau khi chấp hành xong hình phạt xong về tội trộm cắp tài sản, không phạm tội mới thì sau tám năm sẽ được đương nhiên xoá án tích.
Thứ hai: nếu hiểu như việc xoá án tích là việc giúp người bị kết án sau khi chấp hành xong hình phạt, việc xoá án tích giúp người bị kết án xoá đi mặc cảm và tái hoà nhập thì thời hạn để xoá án tích được tính là thời hạn còn lại của án tích cũ cộng với thời hạn án tích về tội mới
Theo quy định Bộ luật hình sự năm 1999 thì việc xoá án tích chia thành hai loại là đương nhiên xoá án tích và xoá án tích theo quyết định của Toà án.
SVTH: Nguyễn Thị Bé Nhi 43 GVHD: TS. Phạm Văn Beo - Về việc bất cập trong việc xác định các điều kiện để xoá án tích: pháp luật
quy định những điều kiện để xoá án tích là người phạm tội không những chấp hành xong hình phạt, mà còn phải chấp hành xong các quyết định khác của bản án, đặc biệt là bồi thường thiệt hại. Bởi vì trong một số trường hợp như: Tôi cố ý là trái, Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại về tài sản hoặc tội cố ý gây thiệt hại khác…người bị kết án phải bồi thường rất lớn nhưng không có khả năng bồi thường nên không thể xin xoá án tích. Trong trường hợp xoá án tích theo quyết định của Toà án thì cách xác định các yếu tố nhân thân, thái độ chấp hành pháp luật, thái đọ lao động của người bị kết án cũng là điều chưa rõ ràng, thiếu các tiêu chí cụ thể nên rất khó áp dụng.
Đối với trường hợp xoá án tích đối với người phạm tội nhưng được miễn hình phạt còn nhiều điểm bất hợp lý. Vì theo tinh thần chung của luật, việc xoá án tích chỉ được đặt ra đối với trường hợp người phạm tội bị Toà án kết tội và chịu hình phạt, nếu được miễn hình phạt thì không thể đặt ra vấn đề xoá án tích nữa.
Người đã được xoá án tích đã được coi như chưa can án (không có tiền án) và không phải tiếp tục gánh chịu bất cứ hậu quả nào do việc kết án mang lại. Nghĩa là kể từ thời điểm được xoá án tích, họ trở thành người hoàn toàn bình thường về mặt tư