Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt

Một phần của tài liệu đềtài: chế định xóa án tích theo quy định của bộ luật hình sự việt nam (Trang 33)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.3.Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt

Theo quy định tại Điều 66 Bộ luật hình sự năm năm 1999:

“ Trong trường hợp người bị kết án có những tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì có thể được Tòa án xóa án tích nếu người đó đảm bảo được một phần ba thời hạn quy định”

Như vậy, tại Điều 66 quy định về xóa án tích trong trường hợp này, người bị kết án phải có đủ những điều kiện sau:

“Có những tiến bộ rõ rệt” là sau khi chấp hành xong bản án hoặc khi hết thời hiệu thi hành án đã hòa nhập cộng đồng, làm ăn lương thiện, chấp hành đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước…

“Đã lập công” là có thành tích xuất sắc trong cuộc sống, trong sản xuất, chiến đấu, học tập, công tác được cơ quan có thẩm quyền khen thưởng hoặc chứng nhận.

SVTH: Nguyễn Thị Bé Nhi 33 GVHD: TS. Phạm Văn Beo Sự tiến bộ rõ rệt trong Điều 66 Bộ luật hình sự năm 1999 so với quy định ở

Bộ luật năm 1985 về thời hạn để xóa án tích. Nếu như trong quy định của Bộ luật hình sự năm 1985, người bị kết án có thể được xóa án tích sau khi người đó đã đảm bảo ít nhất từ một phần ba đến một phần hai quy định, thì nay, với quy định hiện hành, người đó chỉ cần đảm bảo ít nhất được một phần ba thời hạn quy định. Quy định này rõ rang có tác dụng động viên, khuyến khích những người bị kết án tham gia vào những hoạt động xã hội có ích, giúp họ nhanh chóng hòa nhập cộng đồng để sớm trở thành người luong thiện, có ích cho xã hội…

Khi áp dụng các quy định tại khoản 1 Điều 67 Bộ luật hình sự năm 1999 về thời hạn để xóa án tích được căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên, thời hạn đó bắt đầu tính kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án. Để được coi là chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án đảm bảo những điều kiện sau:

- Người bị kết án đã tự mình chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung bà các quyết định khác của bản án;

- Người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, còn các quyết định về tài sản khác trong bản án hình sự đã có người nộp thay cho người bị kết án (người thân của người bị kết án đã bồi thường thay, đã nộp tiền án phí, tiền phạt…thay cho người bị kết án hoặc người cùng người bị kết án phải liên đới bồi thường đã bồi thường đủ toàn bộ theo quyết định của bản án);

- Người bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo đã chấp hành xong thời gian thử thách, trong trường hợp đã chấp hành xong hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án (nếu có).

Thời hạn để được xóa án tích được tính từ ngày người bị kết án chấp hành xong bản án đã tuyên. Trong trường hợp người bị kết án chưa được xóa án tích theo giấy chứng nhận hoặc theo quyết định của Tòa án mà phạm tội mới thì thời hạn để xóa án tích cũ bắt đầu từ ngày chấp hành xong bản án mới. Việc người đã bị kết án phạm tội mới trong thời gian người đó còn mang án tích chứng tỏ người đó chưa thật tâm tự cải tạo, giáo dục… Do vậy, pháp luật hình sự quy định thời hạn để xóa án tích cũ được tính từ ngày chấp hành xong bản án mới là thể hiện tính nghiêm khắc trong việc cưỡng chế cũng như thể hiện ý nghĩa to lớn trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.

Khi xem xét về thời hiệu thi hành bản án phải căn cứ vào Điều 55 Bộ luật hình sự năm 1999. Đặc biệt cần chú ý là thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với trường hợp xử phạt tiền trước đây chưa được quy định trong Bộ luật hình sự năm

SVTH: Nguyễn Thị Bé Nhi 34 GVHD: TS. Phạm Văn Beo 1985, cho nên được thi hành theo pháp lệnh Thi hành án dân sự, nay đã được bổ sung

tại điểm a khoản 2 Điều 55 Bộ luật hình sự năm 1999, theo quy định này thời hiệu thi hành án đối với hình phạt tiền là năm năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Đối với các quyết định khác về tài sản trong bản án hình sự (tiền bồi thường thiệt hại; trả lại tài sản; tịch thu vật, tiền liên quan trực tiếp đến thiệt hại; tịch thu tài sản, án phí…) thì vẫn thi hành theo các quyết định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự (Điều 1). Điều 21 Pháp lệnh thi hành án dân sự đã quy định cụ thể thời hạn thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; do đó để xem xét thời hiệu thi hành án đối với các quyết định về tài sản trong bản án hình sự đã hết hay chưa thì cần phân biệt như sau:

Đã hết thời hiệu đối với các quyết định về tài sản trong bản án hình sự, nếu hết thời hạn quy định tại Điều 21 Pháp lệnh Thi hành án dân sự mà không có trở ngại khách quan, nhưng người được thi hành án không có đơn gửi cơ quan thi hành án để yêu cầu thi hành án hoặc trong trường hợp Thủ tướng cơ quan thi hành án phải chủ động ra quyết định thi hành án, nhưng đã không ra quyết định thi hành án.

Rõ ràng quy định trên thể hiện tính nhân đạo và khuyến khích người phạm tội sớm hoàn lương. Quy định này khuyến khích người bị kết án có ý thức tự giác cải tạo, học tập, lao động tốt sớm trở thành người có ích cho xã hội. Vấn đề cần chú ý ở đây là đề nghị của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội là một bắt buộc để Tòa án xem xét vấn đề xóa án tích trước thời hạn cho người bị kết án. Thời hạn để xóa án tích trong trường hợp đặc biệt cũng được tính theo quy định chung nhưng yêu cầu chỉ bằng một phần ba quy định.

Một phần của tài liệu đềtài: chế định xóa án tích theo quy định của bộ luật hình sự việt nam (Trang 33)