Phó Giám Đốc
2.1.5. Tình hình lao động tại chi nhánh
Nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, NHNT Huế luôn luôn coi trọng đội ngũ cán bộ công nhân viên và xem đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của ngân hàng. Hàng năm chi nhánh đều tuyển dụng thêm lao động có chất lượng, đưa đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ; không ngừng đổi mới công tác xây dựng và điều hành đơn vị, bố trí công việc một cách hợp lý thích hợp với đối tượng lao động phù hợp với yêu cầu đổi mới của nền kinh tế. Sau đây là tình hình lao động tại chi nhánh:
Bảng 2.1: Tình hình lao động tại ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Huế qua 3 năm 2007- 2009
Tiêu thức phân chia
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
SL(người) % (người) % SL (người) % SL (người) % 1.Phân theo giới
tính
Nam 50 36,49 54 35,52 59 34,5
Nữ 87 63,51 98 64,48 112 65,5
2.Phân theo trình độ
Đại học, trên đại
học 129 94,16 144 94,74 164 95,9
Cao đẳng, trung
cấp 8 5,84 8 5,26 7 4,1
Tổng số lao động 137 100 152 100 171 100
(Nguồn: phòng nhân sự NHNT Huế)
Hiện tại số lượng lao động tại chi nhánh là 171 cơ bản đáp ứng được nguồn nhân lực cho các bộ phận tại chi nhánh. Trong thời gian tới, nhu cầu lao động sẽ không ngừng gia tăng để có thể đáp ứng mục tiêu phát triển.
Qua bảng số liệu ta nhận thấy rằng số lượng lao động tại chi nhánh tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2008 tăng thêm 15 và năm 2009 là 19 lao động, đáp ứng
yêu cầu bổ sung nguồn nhân lực khi mở thêm các phòng giao dịch Mai Thúc Loan, phòng giao dịch Phạm Văn Đồng. Theo cơ cấu giới tính ta thấy số lượng lao động nữ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn (bình quân chiếm 64%) lao động nam do công việc đặc thù của ngành ngân hàng luôn cần cán bộ nữ để giao dịch trực tiếp với khách hàng. Trình độ học vấn của lao động cao thể hiện ở số lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ trên 94% trong tổng số lao động qua các năm, đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chi nhánh.
2.1.6.Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Huế
Bảng 2.2 cho thấy lợi nhuận của chi nhánh có sự biến động theo chiều hướng tích cực tăng dần qua các năm. Lợi nhuận trước thuế năm 2007 là 9.420 triệu đồng đến năm 2008 tăng lên 10.629 triệu đồng và đến năm 2009 có mức tăng cao nhất đạt 12.851 triệu đồng. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt hiệu quả tốt.
Qua bảng số liệu, tổng doanh thu của chi nhánh giai đoạn 2007- 2009 có sự biến động lớn cụ thể giảm ở năm 2008 và tăng mạnh vào năm 2009. Năm 2008 tổng doanh thu của chi nhánh là 146.428 triệu đồng giảm 6.466 triệu đồng tương ứng giảm 4,23% so với năm 2007, nguyên nhân chủ yếu là do năm 2008 khoản thu ngoài lãi giảm mạnh (giảm tới 22.154 triệu đồng) trong đó khoản mục thu nhập bất thường giảm mạnh nhất từ 26.911 triệu đồng năm 2007 đến năm 2008 chỉ còn 7.045 triệu đồng. Đến năm 2009 tổng doanh thu tăng mạnh, tăng 25.630 triệu đồng so với 2008 tương ứng tăng 17,5%, có được điều này là do thu từ lãi và thu ngoài lãi đều tăng. khoản mục thu từ lãi tiếp tục tăng mạnh là 23.428 triệu đồng tương ứng tăng 17,91% và thu ngoài lãi tăng ít hơn 2.202 triệu đồng tương ứng 14,1% so với năm 2008. Khoản mục thu từ lãi tăng đều qua các năm chứng tỏ hoạt động tín dụng của chi nhánh hoạt động có hiệu quả tốt.
đa các chi phí phát sinh là công việc rất được chú trọng. Tổng chi phí qua 3 năm của chi nhánh lần lượt là 143.474; 135.799; 159.207 triệu đồng. Trong đó khoản mục chi trả lãi luôn chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng chi phí (trên 70%), do hoạt động chủ yếu của ngân hàng là đi vay để cho vay. Mặc dù năm 2008 tổng chi phí có giảm so 2007 là nhờ khoản mục chi ngoài lãi giảm mạnh do năm 2007 thực hiện yêu cầu dự trữ bắt buộc lớn do NHNT trung ương đặt ra, nhưng đến 2009 thì tổng chi phí tăng rất lớn tăng 23.408 triệu đồng ( 17,24%) so với 2008 điều này do chi phí hoạt động trong 2009 lên tới 31.828 triệu đồng.
Để thấy được lợi nhuận thu được chiếm bao nhiêu trong tổng doanh thu từ các hoạt động của ngân hàng cũng như tổng chi phí hoạt động kinh doanh ta tiến hành phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/ tổng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận/ tổng chi phí. Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy các chỉ số này của ngân hàng không cao. Năm 2007 thì cứ có 100 đồng doanh thu mới có 6,16 đồng lợi nhuận, tỷ lệ này có tăng nhưng tăng chậm qua các năm. Tỷ lệ lợi nhuận/ tổng chi phí cũng tương tự tăng chậm, đến năm 2009 thì cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thu được 8,07 đồng lợi nhuận.
Qua phân tích ở trên ta thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh thuận lợi và có chiều hướng phát triển. Điều này đòi hỏi những nhà quản trị ngân hàng cần có những chính sách, giải pháp hợp lý để tăng lợi nhuận đưa ngân hàng phát triển hơn nữa.
Bảng 2.2: Kết quả tài chính tại ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Huế qua 3năm 2007 – 2009 (Đvị: Triệu VNĐ) Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % I.Tổng thu nhập 152.894 146.428 172.058 -6.466 -4,23 25.630 17,50 1. Thu từ lãi 115.120 130.808 154.236 15.688 13,63 23.428 17,91 2.Thu ngoài lãi 37.774 15.620 17.822 -22.154 -58,65 2.202 14,1
II.Tổng chi phí 143.474 135.799 159.207 -7.675 -5,35 23.408 17,24
1. Chi trả lãi 75.575 95.619 113.804 20.044 26,52 18.185 19,02 2. Chi phí ngoài lãi 67.899 40.180 45.403 -27.719 -40,82 5.223 13
III.Tổng lợi nhuận trước thuế 9.420 10.629 12.851 1.209 12,83 2.222 20,91
IV.Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0 0
V. Lợi nhuận sau thuế 9.420 10.629 12.851 1.209 12,83 2.222 20,91
LNTT/ tổng doanh thu (%) 6,16 7,26 7,47 LNTT/ tổng chi phí (%) 6,57 7,83 8,07
2.2.Hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Huế thời gian qua
2.2.1.Tình hình huy động vốn của ngân hàng
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn tại ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Huế qua 3 năm 2007- 2009
(Đvị: Tỷ VND) Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % Tổng nguồn vốn huy động 1.296 1.260 1.702 -36 -2,78 442 35,08 -Không kỳ hạn 399 291 288 -108 -27,07 -3 -1,03 -Ngắn hạn 439 776 1.087 337 76,77 311 40,08 -Trung,dài hạn 458 193 327 -265 -57.86 134 69,43 (Nguồn: phòng tổng hợp NHNT Huế)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tốc độ tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh là không đều, giảm ở năm 2008 và tăng mạnh vào năm 2009. Tổng giá trị huy động vốn tính đến thời điểm cuối năm 2009 là 1.702 tỷ đồng, tăng 442 tỷ đồng so với năm 2008 đạt tốc độ tăng trưởng là 35,08% trong khi năm 2008 tổng nguồn vốn huy động được lại giảm 36 tỷ so với năm 2007.
Xét theo kỳ hạn huy động, nguồn vốn huy động ngắn hạn có tốc độ tăng trưởng ổn định cao, cao nhất là năm 2008 tăng 337 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng là 76,7%. Nguồn vốn huy động không kỳ hạn và trung dài hạn giảm sút vào năm 2008 điều này là do năm này nền kinh tế bị lạm phát, lãi suất tăng cao, người dân chỉ gởi tiền ngắn hạn để tránh rủi ro, đồng thời có thể hưởng mức lãi suất cao.
Nguồn vốn huy động ngắn hạn luôn chiếm 1 tỷ trọng tương đối ổn định cao trong tổng nguồn vốn huy động (trên 33% năm 2007 và trên 60% vào năm 2008, 2009). Điều này giúp ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn ngắn hạn của khách hàng, đảm bảo an toàn vốn khi ngân hàng tiến hành hoạt động cho vay.
Nhìn chung nguồn vốn huy động của NHNT chi nhánh Huế trong những năm qua đạt mức cao, hoạt động huy động vốn ngắn hạn có mức tăng trưởng mạnh. Có được điều này là do chi nhánh luôn luôn tạo được niềm tin của khách hàng vào các dịch vụ của mình, đồng thời khẳng định được uy tín của mình trong ngành. Huy động được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế sẽ tạo cơ sở tiền đề tốt cho hoạt động cho vay đem lại nguồn lợi cho ngân hàng cũng như toàn xã hội.
2.2.2.Hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng 2.2.2.1.Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn
Bảng 2.4: Tình hình doanh số cho vay tại NHNT Huế qua 3 năm 2007-
2009: (Đvị: Tỷ VNĐ) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % Doanh số cho vay 1.573,3 2.105,5 2.127 532,2 33,83 21,5 1,02 Ngắn hạn 1.311,7 1.574,5 1.442,6 262,8 20,04 -131,9 -8,38 Trung, dài hạn 261,6 531 684,4 269,4 102,98 153,4 28,89 (Nguồn: phòng tổng hợp NHNT Huế)
khác nhau còn áp dụng nhiều hình thức cho vay như ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và loại kỳ hạn khác nhau.
Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy doanh số cho vay đều tăng qua các năm, tăng cao nhất là năm 2008 cụ thể với mức tăng 532,2 tỷ đồng tăng 33,83% so với năm 2007. Doanh số cho vay tăng qua các năm là nhờ chi nhánh không ngừng mở rộng công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, tạo được hình ảnh tốt, tạo niềm tin cho khách hàng do đó khách hàng tìm đến chi nhánh ngày càng nhiều hơn. Mặt khác, thời gian xét duyệt cho vay của chi nhánh là phù hợp không để khách hàng phải chờ đợi nhiều ngày, đồng thời cán bộ tín dụng luôn tận tình hướng dẫn để lại ấn tượng tốt cho khách hàng.
Chi nhánh phân chia thời hạn cho vay theo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Thời hạn của các khoản cho vay ngắn hạn không được vượt quá 12 tháng, với mục đích cho vay ngắn hạn là phục vụ kinh doanh thương mại và dịch vụ. Phần lớn khách hàng vay ngắn hạn là cá nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo mùa vụ, có chu kỳ sản xuất ngắn, họ cần vốn ngắn hạn để trang trải những khoản chi phí trước mắt và sẽ hoàn trả vốn khi hết chu kỳ sản xuất kinh doanh do đó vốn được xoay vòng nhanh chóng nên khoản vay này ít rủi ro do đó doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng cơ cấu doanh số cho vay. Doanh số cho vay ngắn hạn cả 3 năm đều trên 65% cao nhất là năm 2007 với 1.311,7 tỷ chiếm trên 83%. Mặc dù năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn có giảm so với 2008 (giảm 8,38%) nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn ngắn hạn ở các ngành thương mại dịch vụ để nâng cấp sửa chửa cở sở hạ tầng nhà hàng khách sạn giảm so với 2008, nhưng nhìn chung vẫn đạt ở mức cao. Trong khi đó doanh số cho vay trung, dài hạn lại chiếm tỷ lệ thấp trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh. Cơ cấu tỷ trọng cho vay như vậy là hợp lý, hạn chế được tổn thất khi rủi ro xảy ra. Cho vay ngắn hạn trong thời gian ngắn thì những biến động của nền kinh tế, thị trường, chính sách, chủ trương...sẽ ít xảy ra hơn so với các khoản vay thời gian dài nhờ đó ngân hàng có thể dự kiến, kiểm soát tín dụng dễ dàng các khoản cho vay của mình. Bên cạnh đó, vay ngắn hạn thường là để bù đắp những khoản chi phí thiếu hụt tạm thời nên quy mô của các khoản vay
thường nhỏ hơn rất nhiều so với trung dài hạn, nên nếu có xảy ra sự cố thì các khoản cho vay ngắn hạn ngân hàng sẽ chịu ít tổn thất hơn.
Nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển chủ yếu vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ, thương mại những ngành này nhu cầu được bổ sung vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh là rất lớn. Ngoài ra do điều kiện địa lý nên trên địa bàn thường xuyên xảy ra thiên tai bão lụt, do đó cần có lượng vốn để có thể tạm thời khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trong thời gian ngắn. Tất cả những nhân tố trên là nguyên nhân chủ yếu khiến doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh NHNT Huế.
2.2.2.2.Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế
Bảng 2.5: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNT Huế giai đoạn 2007 – 2009: (Đvị: Tỷ VNĐ)
Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Doanh số cho vay ngắn hạn
1.311,7 100 1.574,5 100 1.442,6 100
1.Nông lâm, thuỷ sản 73,3 5,59 70,5 4,48 72,3 5 2.Công nghiệp, xây
dựng 553,5 42,2 697,4 44,29 599,1 41,53 3.Thương mại và dịch
vụ 638,5 48,67 756 48,02 724,8 50,24
4.Ngành khác 46,4 3,54 50,6 3,21 46,4 3,23 (Nguồn: phòng tổng hợp NHNT Huế)
Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy ngành thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh số cho vay ngắn hạn ở tất cả các năm, tiếp đến là
ngành nông lâm ngư nghiệp và các ngành khác. Với tình hình doanh số cho vay như trên phù hợp với định hướng và mục tiêu phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế là đưa thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng bền vững. Đồng thời nó cũng phù hợp với định hướng của chi nhánh là chú trọng cho vay ngắn hạn vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ mạng lại hiệu quả cao nhất, đem lại nguồn thu khá ổn định với mức rủi ro tương đối thấp.
Cụ thể, doanh số cho vay ngắn hạn ngành thương mại và dịch vụ năm 2008 đạt 756 tỷ VND, tăng hơn năm 2007 117,5 tỷ VND tương ứng tăng 18,4%, chiếm 48,02% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Điều này là do năm 2008 Thừa Thiên Huế tổ chức Festival nên các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch nhà hàng cần vay vốn để nâng cấp, sửa chữa, cải tạo cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu lượng khách rất lớn về tham dự lễ hội. Năm 2009 tuy có giảm nhưng không nhiều, vẫn đạt doanh số cao ở mức 724,8 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 50,24%. Doanh số cho vay ngắn hạn ngành thương mại và dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất là do Thừa Thiên Huế là tỉnh có thế mạnh về du lịch dịch vụ, nhu cầu vốn tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống nhà hàng khách sạn cơ sở hạ tầng là rất lớn.
Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cũng được chi nhánh chú trọng, doanh số cho vay ngắn hạn ở lĩnh vực này qua các năm cũng tăng giảm không đều, tuy nhiên tỷ trọng của ngành vẫn đạt ở mức cao chỉ sau ngành thương mại và dịch vụ, luôn chiếm trên 41% tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Thừa Thiên Huế đang trên tiến trình xây dựng trở thành Thành phố trực thuộc Trung Ương, xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu thương mại, công nghiệp là một trong những yếu tố rất quan trọng. Do đó, nhu cầu về vốn là rất lớn, chi nhánh cần hướng đến chú trọng cho vay trong lĩnh vực này vừa đem lại nguồn lợi cho mình vừa góp phần xây dựng phát triển địa phương.
2.2.2.3.Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn
Hoạt động cho vay là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng song chứa đựng rất nhiều rủi ro. Do dó, việc theo dõi các khoản vay khi đến kỳ
hạn trả nợ để thu hồi vốn gốc và lãi đồng thời giám sát chặt chẽ các đối tượng vay nhằm đảm bảo chất lượng các khoản vay nhiệm vụ hết sức cần thiết. Tình hình thu nợ của chi nhánh được thể hiện qua bảng số liệu sau: