Tình hình phát triển kinh tế:

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA, KHẢO sát, THỐNG kê lấy mẫu, PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ mức độ ô NHIỄM, KHẢ NĂNG CHỊU tải và tự làm SẠCH của SÔNG vàm cỏ ĐÔNG, TRÊN cơ sở đó đề XUẤT TIÊU CHUẨN xả THẢI (Trang 28 - 37)

2. Tình hình kinh tế xã hội

2.9. Tình hình phát triển kinh tế:

Tây Ninh là một trong những cữa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng giữa Việt Nam với các nước láng giềng Campuchia, Thái Lan. Đây cũng là tỉnh quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của

tỉnh phát triển tương đối toàn diện và liên tục, đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ.

2.9.1. GDP và thu nh p bình quân đ u ngậ ười

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh Tây Ninh (GDP theo giá cố định 1994) qua các giai đoạn như sau:

Bảng 12. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tỉnh Tây Ninh

Đơn vị: % (phần trăm)

STT Năm Tốc độ tăng trưởng bình quân

1 2005 16,35

2 2006 17,55

3 2007 16,95

4 2008 13,93

5 2009 10,89

(*: Giá trị của năm 2009 là ước tính sơ bộ) Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh, Niên giám Thống kê 2009.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) theo giá hiện hành năm 2009 là 24.403.681 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2008. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, đúng hướng qua các năm: theo hướng tăng dần tỷ trọng của công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ trong GDP.

2.9.2. C c u GDP ơ ấ

Cơ cấu GDP của các ngành kinh tế chủ yếu trong tỉnh trong những năm gần đây được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 13. Tỷ trọng các ngành công nghiệp

Đơn vị: % (phần trăm)

STT Ngành kinh tế Tỷ trọng GDP

2005 2006 2007 2008 2009*

1 Nông – Lâm – Ngư nghiệp 41,20 40,07 38,20 40,47 37,58 2 Công nghiệp – Xây dựng 26,08 27,68 27,67 25,23 26,23 3 Dịch vụ 32,71 32,24 34,13 34,30 35,84

(*: Số liệu năm 2009 chỉ ước tính sơ bộ) Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh, Niên giám Thống kê 2009.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện nay là Dịch vụ – Nông lâm ngư – Công nghiệp và Xây dựng. Trong những năm gần đây, tỷ trọng của ngành dịch vụ có xu hướng gia tăng, ngành nông lâm ngư nghiệp có xu hướng giảm, còn ngành công nghiệp và xây dựng hầu như không thay đổi đáng kể.

Tây Ninh có lợi thế về thương mại và dịch vụ, du lịch do vị trí địa lý và sự đầu tư phát triển kinh tế những năm gần đây đạt hiệu quả. Ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn vì các ngành công nghiệp ở Tây Ninh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế biến các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu nông, lâm nghiệp.

2.9.3. Tình hình phát tri n c a ngành công nghi pể

t nh Tây Ninhỉ

Sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành thì năm 2005 là 3.581 tỷ đồng, tăng 9,81%; năm 2006 là 4.490 tỷ đồng, tăng 25,38%; năm 2007 là 5.134 tỷ đồng, tăng 14,34%; năm 2008 là 5.661 tỷ đồng, tăng 10,27% và năm 2009 là 6.698 tỷ đồng, tăng 18,32%. Tính đến năm 2009, khu vực nhà nước tăng 27,84%, khu vực đầu tư nước ngoài tăng 8,54%. Các ngành công nghiệp tương đối ổn định.

Tính đến năm 2009, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 7.677 cơ sở sản xuất công nghiệp, tăng gấp 1,04 lần so với năm 2008, số lao động tham gia vào sản xuất công nghiệp là 71.881 người, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng trên 5 nghìn người/năm. Hầu hết lực lượng lao động tăng thêm trong công nghiệp là từ nông nghiệp chuyển qua và một số ít lao động từ các địa phương khác tới làm việc.

Hiện nay, toàn tỉnh có 4 KCN, trong đó có 2 KCN đã đi vào hoạt động (KCN Trảng Bàng với tỉ lệ lấp đầy 85%, KCX Linh Trung 3 với tỉ lệ lấp đầy 50%), 1 KCN đang tiếp nhận dự án (KCN Bourbon An Hoà) và 1 KCN đang triển khai xây dựng (KCN Phước Đông – Bời Lời). Hiện nay có khoảng 116 doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN Trảng Bàng và KCX Linh Trung 3 với tổng số vốn đầu tư 337,84 triệu USD và 710,07 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 28.603 lao động.

Đã hình thành 2 khu kinh tế (KKT cửa khẩu Mộc Bài và KKT cửa khẩu Xa Mát), phục vụ cho các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa và quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam, Campuchia và một số nước trong khối ASEAN; là trung tâm thương mại, du lịch và đầu mối giao thông trong nước và quốc tế; trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật quan trọng của tỉnh Tây Ninh và vùng Đông Nam Bộ; có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng.

Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, dự kiến tốc độ tăng trưởng trung bình năm là 18,1%/( 2011 – 2015) và 18%/(2016 – 2020). Riêng đối với việc phát triển các KCN, CCN tập trung trên địa bàn tỉnh, thì đến năm 2020 dự kiến sẽ có khoảng 7 KCN và 16 CCN được hình thành với tổng diện tích khoảng 10.000ha đất

2.9.4. Tình hình phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh

Tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế có xu hướng giảm, tuy nhiên giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng dần qua các năm, năm 2009 đạt 14.240 tỷ đồng, tăng 1 lần so với năm 2008 và cao hơn năm 2005 khoảng 2,15 lần. Lao động nông nghiệp năm 2009 chiếm khoảng 83,74% tổng lao động của tỉnh, tăng 1,2 lần so với năm 2005.

Ngành nông nghiệp đã quy hoạch các vùng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày ổn định như: vùng chuyên canh mía: 31.572ha, vùng chuyên canh cây mì: 43.279ha, vùng chuyên canh cao su: 54.521ha, vùng chuyên canh cây đậu phộng: 23.436ha. Điều này đã tạo được nguồn nguyên liệu chủ động cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu.

Đi đôi với phát triển trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng có bước phát triển đáng kể. Tỉnh đã tạo được nhiều giống vật nuôi có năng suất cao đưa vào sản xuất đại trà, từng bước đưa ngành chăn nuôi chiếm một tỷ lệ tương xứng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của Tây Ninh.

Bảng 14. Một số loại cây trồng chủ lực của tỉnh Tây Ninh

Loại cây trồng

2005 2006 2007 2008 2009

Diện tích

(ha) Sản lượng(tấn) Diện tích(ha) Sản lượng(tấn) Diện tích(ha) Sản lượng(ha) Diện tích(ha) Sản lượng(tấn) Diện tích(ha) Sản lượng(tấn)

Cây lúa 144.626 618.901 137.858 599.261 142.519 640.585 152.921 705.119 154.355 717.784 Mía 31.572 1.944.225 - - 33.007 2.048.104 18.850 1.153.720 24.630 1.496.900 Lạc 23.436 70.130 - - 21.276 70.636 21.796 73.932 18.170 59.136 Thuốc lá 3.691 6.244 - - 3.693 5.783 2.596 4.880 3.270 6.826 Cao su 45.965 54.528 52.603 66.690 60.671 80.407 70.706 90.143 75.002 104.982 Dừa 2.060 49.490 1.894 47.820 1.783 52.190 1.757 43.585 1.738 43.952 Hồ tiêu 645 1.565 499 1.248 442 1.130 413 988 411 1.054 Điều 5.557 4.987 4.993 5.214 4.035 5.565 3.774 5.427 3.434 5.028

Trong những năm gần đây, Tây Ninh dần dần phát triển mạnh ngành kinh tế công nghiệp. Theo đó, các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến mặt hàng nông lâm tăng theo, vì thế diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày và lâu năm trong năm sau tăng hơn so với năm trước để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy.

Bảng 15. Một số loại gia súc, gia cầm chủ lực của tỉnh Tây Ninh

Đơn vị: nghìn con

Gia cầm Trâu Lợn Ngựa

2005 3.061 41,35 92,31 209,56 0,09 10,09 2006 1.883 30,90 125,72 208,72 0,02 1,6 2007 2.143 27,81 145,47 223,12 0,04 4,68 2008 2.408 24,99 133,12 223,66 0,12 2,89 2009 3.194 27,81 131,01 234,81 0,15 2,22

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh, Niên giám Thống kê 2009.

Nông nghiệp vẫn được xem là một ngành quan trọng, quyết định bước đi lên của tỉnh trong giai đoạn hiện nay. Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa thực chất là quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nông nghiệp phải thực sự trở thành ngành sản xuất hàng hoá, phục vụ cho công nghiệp, tiêu dùng và cho xuất khẩu.

Trong nông nghiệp, tỷ trọng trồng trọt – chăn nuôi năm 2009 là 78,33% – 19,74%. Định hướng đến năm 2015 trồng trọt tăng bình quân 3,59%/năm và chăn nuôi tăng 11,84%/năm. Phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển mạnh nền nông nghiệp thâm canh tạo nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến để nâng dần tỷ trọng hàng xuất khẩu có hàm lượng chế biến cao; đã điều chỉnh lại quy hoạch diện tích mía, mì, cao su theo hướng mía chuyển xuống vùng thấp, mì, cao su ở vùng cao; kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt heo hướng nạc và các loại gia súc, gia cầm khác; phát triển mô hình nuôi tôm, cá nước ngọt… Từng bước đưa sản phẩm chăn nuôi vào thị trường thế giới để tăng kim ngạch xuất khẩu, hướng phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, cân đối và bền vững.

2.9.5. Tình hình phát triển của ngành du lịch – dịch vụ tỉnh Tây Ninh

Tây Ninh có nhiều tiềm năng to lớn về phát triển du lịch với nhiều cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú, di tích văn hóa, lịch sử độc đáo như: căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Tòa thánh Tây Ninh, lễ hội hành hương núi Bà Đen, hồ thủy

– Phnôm Pênh, hướng phát triển du lịch trong thời gian tới là xây dựng cụm du lịch thị xã – núi Bà Đen – hồ Dầu Tiếng và cụm Thiện Ngôn – Căn cứ Trung ương Cục miền Nam; phát triển hồ Dầu Tiếng thành những trung tâm phục vụ du lịch sinh thái.

Lượng khách du lịch đến tỉnh Tây Ninh hàng năm khoảng hơn 1,5 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 10 – 12%. Doanh thu du lịch đạt được năm 2009 khoảng 22 tỷ đồng, tăng gấp 1.4 lần so với năm 2008, đóng góp khoảng 0,07% trong tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh và ổn định đã làm cho thu nhập bình quân đầu người của tỉnh liên tục tăng, nhu cầu du lịch từ đó cũng tăng theo, dự kiến lượng khách du lịch đến Tây Ninh sẽ tăng bình quân 10%/năm giai đoạn 2011 – 2020, trong đó lượng khách quốc tế tăng bình quân khoảng 8%/năm và khách trong nước tăng khoảng 10%/năm.

Nhiều dự án đầu tư du lịch đã và đang được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh nhằm tăng sức hấp dẫn, thu hút du khách đến tỉnh tham quan du lịch như Dự án Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Hồ Dầu Tiếng, Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát, KDL sinh thái Trảng Bàng, KDL Mộc Bài… Ngoài ra, phát triển du lịch đòi hỏi Tây Ninh cần đầu tư nhiều hơn nữa cho việc phát triển hạ tầng du lịch cùng với việc nâng cao chất lượng các sản lượng dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng du lịch với chất lượng cao xuất hiện.

2.9.6. Tình hình phát triển các làng nghề ở tỉnh Tây Ninh

Theo số liệu điều tra gần đây của Sở Công nghiệp Tây Ninh, toàn tỉnh có 29 điểm làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp với 3.256 hộ, giải quyết việc làm cho hơn 10.000 lao động trên địa bàn. Mỗi năm, doanh thu từ các làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt từ 150 đến 200 tỷ đồng, chiếm 8 – 10% doanh thu của toàn ngành công nghiệp. Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay, các làng nghề đang có nguy cơ bị mai một như:

- Nghề rèn tại ấp Lộc Trát, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng hầu như không còn chỗ đứng do những nông cụ cầm tay hiện nay đã được cơ khí hóa, sản xuất bằng máy.

- Nghề đúc ở Trường Thọ, Trường Hòa cũng chỉ còn khoảng 5 – 6 hộ theo nghề. Hầu hết các cơ sở đúc sử dụng những thiết bị còn thô sơ, thủ công do đó hiệu

quả không cao, hao nguyên liệu, dẫn đến thua lỗ. Một số nghề như gò nhôm, đan đệm cũng đang có nguy cơ bị biến mất.

- Những sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn như nghề mây tre lá cũng đang khó khăn không kém, khoảng 600 – 700 lao động trong làng đang có nguy cơ mất việc. Vài năm trở lại đây, những vùng nguyên liệu trồng tầm vông, tre đang có nguy cơ xóa sạch bởi người dân chuyển sang trồng cao su. Do việc khan hiếm nguyên liệu kéo theo giá nguyên liệu đầu vào, giá vận chuyển tăng, trong khi không thể nâng được giá đầu ra, như vậy càng sản xuất càng chịu lỗ. Dự đoán khoảng 3 năm nữa, nghề mây tre ở Long Thành Trung sẽ khó tồn tại.

Theo Sở Công nghiệp tỉnh Tây Ninh, bốn vấn đề còn khó khăn đối với việc phát triển các làng nghề hiện nay là:

- Nguồn thông tin về những biến động của thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm.

- Thiếu vốn sản xuất, công nghệ và công tác quản lý còn thấp kém, dẫn đến sự trì trệ trong sản xuất, sản lượng không ổn định.

- Mẫu mã chủng loại sản phẩm chưa phong phú, kém hấp dẫn, chưa đủ sức cạnh tranh, nguyên liệu sản xuất không ổn định cũng là mặt yếu kém của các làng nghề.

- Mặt khác, kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh còn hạn chế, do đó người sản xuất chưa dám mạnh dạn đầu tư. Hầu hết người dân làng nghề đều phải tự sản xuất, tự tiêu những sản phẩm của mình làm ra, chưa có được một tổ chức đứng ra điều hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nên tính cạnh tranh trên thị trường không cao.

Để có thể duy trì và phát triển tốt làng nghề hiện nay, tỉnh cũng đang thực hiện những chính sách như khoanh vùng bao tiêu nguyên liệu giao cho dân quản lý và canh tác; thực hiện tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực; từng bước đưa công nghệ kỹ thuật vào sản xuất, khi đó sản phẩm làm ra mới đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác, phối hợp với ngành du lịch đầu tư xây dựng, quy hoạch một số làng nghề có khả năng phục vụ du lịch như: nghề chằm nón, thêu, đan lát, gốm… để có thể phục vụ nhu cầu tham quan và mua sắm của du khách.

Quá trình khôi phục phát triển sản xuất các làng nghề thời gian qua tuy gặp nhiều khó khăn nhưng được sự hỗ trợ từ các cơ quan, đoàn thể: các cơ quan chức năng của tỉnh Tây Ninh cũng đã đưa nguồn vốn xóa đói giảm nghèo thực hiện đề án cho vay không lãi đối với bà con để tiếp tục sản xuất, duy trì làng nghề. Cục đã hỗ trợ

dạy nghề tráng bánh tráng với gần 200 học viên, 2 lớp dạy nghề mây tre ở Long Thành Trung và Bến Cầu với 95 học viên. Đồng thời Cục HTX và PTNT tỉnh cũng đang lên kế hoạch đầu tư, đào tạo về nhân lực, hình thành HTX sản xuất ở ấp Lộc Trung, xã Lộc Ninh, với hình thức hỗ trợ vốn, công cụ lao động, dạy nghề, giải quyết đầu ra đầu vào cho sản phẩm, nhằm tận dụng nguồn nhân lực, duy trì và phát triển làng nghề.

Theo Sở Công nghiệp tỉnh Tây Ninh, do tính cấp bách trong việc duy trì và phát triển làng nghề, ngành nghề, Sở đã tiến hành khảo sát đánh giá và trình đề án lên UBND tỉnh, định hướng và xác định các ngành nghề cần được ưu tiên đầu tư phát triển; xây dựng một số làng nghề đạt nội dung tiêu chí làng nghề do Bộ NN và PTNT đề ra; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, quy hoạch, bao tiêu phát triển vùng nguyên liệu đối với một số làng nghề; hình thành những tổ hợp sản xuất, HTX sản xuất nhằm hỗ trợ và lo đầu ra cho sản phẩm. Đồng thời có những chính sách ưu đãi cho các làng nghề như: ưu đãi đầu tư, vay vốn tín dụng, bảo lãnh tín dụng theo các quy định hiện hành của Nhà nước, tạo điều kiện đào tạo nghề bồi dưỡng nguồn nhân lực…

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA, KHẢO sát, THỐNG kê lấy mẫu, PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ mức độ ô NHIỄM, KHẢ NĂNG CHỊU tải và tự làm SẠCH của SÔNG vàm cỏ ĐÔNG, TRÊN cơ sở đó đề XUẤT TIÊU CHUẨN xả THẢI (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w