2. Tình hình kinh tế xã hội
2.8. Diễn biến đô thị hóa:
2.8.1. Dân số
Tỷ lệ dân số đô thị của tỉnh tăng đều trong khoảng 10 năm trở lại đây, bình quân khoảng 2,2%/năm. Tốc độ gia tăng dân số đô thị tăng mạnh vào năm 2000 (8%), giảm nhanh vào năm tiếp theo (tốc độ còn 2,86% vào năm 2001) và có xu hướng giảm dần từ từ trong những năm tiếp theo: từ 2,58% xuống còn 2,29% từ năm 2002 đến 2009. Điều này cho thấy, quá trình đô thị hóa của tỉnh cũng gia tăng nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu dân số đô thị vào năm đầu thập kỉ 20 và dần ổn định xu thế vào những năm tiếp theo cho đến hết thập kỉ.
Năm Dân số thành thị(người) Tốc độ gia tăng dân số đô thị(%/năm) 2000 135.832 8,00 2001 139.722 2,86 2002 143.331 2,58 2003 147.027 2,58 2004 150.882 2,62 2005 154.478 2,38 2006 158.021 2,29 2007 161.400 2,14 2008 164.985 2,22 2009 168.590 2,19
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh, Niên giám Thống kê 2009.
2.8.2. C p – thoát nấ ước
Bảng 11. Tình hình sản xuất nước sạch tại một số huyện
Đơn vị: m3 STT Địa chỉ 2008 2009 2010* 1 Thị xã 2.042.565 2.416.864 2.663.000 2 Bến Cầu 295.978 310.229 320.000 3 Gò Dầu 297.187 357.881 388.000 4 Trảng Bàng 430.933 470.754 490.000 Tổng cộng 3.066.66 3 3.555.728 3.861.000
(*: Số liệu năm 2010 chỉ ước tính sơ bộ) Nguồn: Công ty TNHH Cấp thoát nước Tây Ninh, 2010.
Hiện tại, ở hầu hết các huyện trong tỉnh chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, vẫn còn sử dụng chung với hệ thống thoát nước mưa của các công trình giao thông, thoát nước qua cống rãnh, mương đất và tự thấm, hoặc thoát nước đồng bộ với hệ thống giao thông. Ngoài ra, một số hệ thống thoát nước hiện nay không đảm bảo về độ cao, đây là nguy cơ dễ dẫn đến việc tiêu thoát nước kém của cả hệ thống. Hệ quả sau đó là làm mất mỹ quan đô thị, chất lượng vệ sinh môi trường kém.
Do đó cần có kế hoạch xây dựng hệ thống thoát nước đồng bộ và liên hoàn trong khu vực và chú ý đến công tác xử lý nước thải tại các đô thị chưa được đầu tư.
2.8.3. Rác th i đô thả ị
Một lượng đáng kể chất thải rắn đô thị cũng sẽ phát sinh do vấn đề gia tăng dân số đô thị. Dự báo đến năm 2020 tải lượng rác thải đô thị phát sinh hàng ngày sẽ tăng lên gấp 6,60 lần so với năm 2005.
Chất thải rắn được thu gom thủ công từ các hộ dân bằng xe thùng đẩy tay, xe tải cuốn ép rác đến nhận rác ở từng đểm hẹn rồi vận chuyển về bãi chôn lấp quy mô 20ha thuộc xã Tân Hưng, huyện Tân Châu. Một số khu vực đô thị và trung tâm trên huyện Trảng Bàng đã tiến hành phân loại rác thải tại nguồn. Các huyện còn lại như Tân Châu, Gò Dầu và Bến Cầu và một số khu vực thuộc thị xã Tây Ninh, huyện Trảng Bàng, Hòa Thành, Châu Thành, Dương Minh Châu vẫn còn đem đổ tại các bãi rác lộ thiên của huyện, không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
Đến nay, tỉnh chỉ mới xây dựng được một bãi chôn lấp rác có diện tích 20ha tại xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, còn bãi chôn lấp rác tại huyện Trảng Bàng vẫn chưa triển khai được. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh chủ yếu được đổ tại các bãi rác hở của địa phương, phương thức xử lý thủ công, kém hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh như đã được phê duyệt trong quy hoạch.
Như vậy, vấn đề rác thải đô thị sẽ gây ra một áp lực đáng kể đối với môi trường và vệ sinh môi trường đô thị của tỉnh.
2.8.4. Nhà v sinh công c ng: ệ ộ
Tình hình nhà vệ sinh công cộng ở địa bàn tỉnh Tây Ninh đang ở trong tình trạng vừa thiếu vừa không đảm bảo vệ sinh, nhất là tại các khu vực công cộng, các điểm có nhiều người qua lại và tại các khu du lịch. Tại khu vực nông thôn, tính đến cuối năm 2009, tỷ lệ hộ gia đình có tiêu hợp vệ sinh tăng 25% so với năm 2005. Ngoài ra, đây còn là nguồn ô nhiễm hữu cơ và vi sinh cao độ, có tác động xấu đến chất lượng nguồn nước mặt sông, kênh rạch trên địa bàn tỉnh.