THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN VÀ CHỈ THỊ

Một phần của tài liệu CHỈ DẪN KỸ THUẬT HỒ SƠ THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG (Trang 112)

Tiêu chuẩn

Tổng quát: theo tiêu chuẩn BS 54. Tủ báo cháy

Sử dụng kiểu hộp kim loại hình khối Tổng quát: theo BS 54 Part 2 Thiết bị cấp điện nguồn: theo BS 54 Part 4.

Khả năng mở rộng: số vùng dự trữ tối thiểu phải là 10% Cách ly

Lắp đặt thiết bị cách ly cho tủ báo cháy để có thể thực hiện các thử nghiệm mà không cần có sự truyền tín hiệu báo cháy đến đội chữa cháy

Hệ thống báo địa chỉ

Nơi nào sử dụng hệ thống báo địa chỉ, ví dụ như các đầu dò trong khu vực kín, bảng chỉ thị cháy phải có thể đáp ứng được các vùng sử dụng đầu dò thông thường và các vùng sử dụng đầu dò địa chỉ.

Khi có cháy được phát hiện bởi đầu dò, tủ báo cháy phải thể hiện được mã số đầu dò, tầng, toà nhà và mã số khu vực hoặc hành lang.

Tủ điều khiển quạt khi có cháy (FFCP) Tiêu chuẩn AS/NZS 1668.1

Tín hiệu: Cung cấp các tín hiệu báo cháy cho tủ điều khiển quạt chữa cháy.

Một tủ điều khiển quạt khi có cháy được lắp đặt gần tủ báo cháy. Khi có cháy, quạt áp suất cầu thang và quạt hút khói sẽ khởi động chạy.

Tủ điều khiển quạt khi có cháy cho phép quạt áp suất gió cầu thang và quạt hút khói được điều khiển ưu tiên bởi đội phòng cháy chữa cháy.

Những đầu dò khói nối dây trong luồng gió thổi của quạt áp suất gió sẽ làm tắt các các quạt liên quan khi khói được phát hiện và xuất tín hiệu báo động nhìn thấy bằng mắt trên tủ báo cháy. Tất cả các giàn lạnh, quạt cấp gió, quạt hút gió bếp sẽ dừng trong trường hợp xảy ra hoả hoạn. Cửa dập cháy sẽ đóng lại và các cửa ở tầng trệt sẽ mở ra.

E. ĐẦU DÒ

Đầu dò khói: BS 54 Part 7 Đầu dò nhiệt: theo BS 54 Part 5 Đầu dò khu nhà ở: theo BS 5446 Những đầu dò khu vực chung

Lắp đặt đầu dò khói và/ hoặc đầu dò nhiệt như thể hiện trên bản vẽ ở nhưng khu vực chung, để tạo thành một hệ thống phát hiện và báo cháy trung tâm thông thường.

Hệ thống báo cháy trung tâm này sẽ tác động do hoặc khói hoặc lửa được phát hiện bởi một trong các đầu dò hoặc do tác động của một trong các điểm báo cháy tay.

Đầu dò tự chỉ thị

Tổng quát: lắp đặt diod phát sáng lắp tại vị trí có thể nhìn thấy rõ ràng, phát sáng khi hoạt động của đầu dò tạo ra một chế độ báo động xuất về tủ báo cháy. Sử dụng thiết bị tự chỉ thị mà nếu bị hư sẽ không làm cho đầu dò không hoạt động khi có cháy. Vị trí lắp đặt diod phát sáng: - Đầu dò nhìn thấy: bên ngoài đầu dò hoặc trên đế của nó.

- Đầu dò bị che kín trong trần nhà: bên bề mặt dưới của trần ngay tại chỗ phía dưới đầu dò. - Đầu dò trong các khu vực bị che kín khác: trên một bảng có thể nhìn thấy gần lối vào khu vực kín chứa đầu dò.

Lắp đặt

Tổng quát: Lắp đặt đầu dò sao cho có thể dễ dàng kiểm tra và thử nghiệm tại chỗ, và sẵn sàng cắt khỏi hệ thống.

F. ĐIỂM ẤN BÁO CHÁY TAY

Theo BS 54 Part 11 G. CHUÔNG BÁO ĐỘNG

Tiêu chuẩn

Chuông báo cháy: theo BS 54

Phần phát âm báo cháy: theo BS 54 Part 3 Cung cấp điện nguồn

Đối với chuông chính và đối với 2 chuông khác: từ nguồn điện acqui của tủ báo cháy.

Đối với những chuông bổ sung khác: từ nguồn điện chính. Lắp đặt rơle kết nối tương thích, được điều khiển bởi tủ báo cháy.

1.19.4 HOÀN TẤT

A. THỬ NGHIỆM HOÀN TẤT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cung cấp bản vẽ hoàn công và các hướng dẫn vận hành.

Cung cấp bản ghi chép kết quả thử nghiệm độ cách điện và độ liên tục của mọi dây dẫn.

Cung cấp kết quả thử nghiệm nối đất. Kiểm tra sự lắp đặt với Giám đốc dự án/ Nhà tư vấn và Đội phòng cháy chữa cháy địa phương.

Chụp hình và chuẩn bị hồ sơ kiểm tra. Thực hiện một thử nghiệm chạy thử và nghiệm thu cho tất cả các đầu dò khói, với hệ thống báo động bị tắt (ngoại trừ 4 đầu dò khói được thử nghiệm với hệ thống báo động được mở). Sử dụng thiết bị tạo khói nguyên bộ chế tạo sẵn chứa trong chai áp suất cho đầu dò khói và máy sấy tóc cho đầu dò nhiệt.

Bố trí cho Đội phòng cháy chữa cháy địa phương thực hiện kiểm tra.

Chạy hệ thống đo mẫu không khí và báo địa chỉ trong 14 ngày với máy in các sự kiện để thẩm tra tính ổn định của đầu dò và thiết bị.

Thử nghiệm mỗi và mọi đơn vị báo cháy của căn hộ bán. B. BẢO TRÌ

Tiêu chuẩn

Bảo trì và ghi chép: theo BS 5839 Part 1

1.20 HỆ THỐNG CHỐNG SÉT1.20.1 TỔNG QUAN 1.20.1 TỔNG QUAN

A. MÔ TẢ

Phạm vi công việc hệ thống chống sét bao gồm một hệ thống bảo vệ chống sét chủ động như đã được mô tả trên bản vẽ.

B. TIÊU CHUẨN

Tổng quát

Hệ thống chống sét : Phải phù hợp theo những tiêu chuẩn của NFC17-102, BS 6651, AS 1768 hoặc TCVN 46-84

1.20.2 CHẤT LƯỢNG

Bản vẽ thi công

Đệ trình các bản vẽ của hệ thống chống sét thể hiện những thông tin theo sau:

- Các chi tiết của vị trí lắp đặt và các lọai đầu nối, kim thu sét và các cọc nối đất, cáp thoát sét, vật liệu sử

dụng và các vật tư thiết bị cần thiết để giảm thiểu các ăn mòn điện hóa. - Sắp xếp các thành phần trong hố nối đất.

- Dự phòng cho các dịch chuyển kết cấu và các lỗ xuyên kết cấu.

1.20.3 CHỐNG SÉT

A. TỔNG QUÁT

Nối tất cả các ống xuyên tầng, các ống cáp thoát sét, các cực kim loại, bệ đở, hệ thống đỡ, neo và các ống kim loại nguồn và các phụ kiện can thiết khác theo tiêu chuẩn AS1768 hay BS 6651 Kết nối mặt ngoài của tòa với vành đai nối với cáp thoát sét. Kết nối đẳng thế mỗi tầng với lưới thu sét

Cung cấp các điểm thử như được quy định trên bãn vẽ. B. CÁP THOÁT SÉT

Cáp thoát sét: cung cấp dây đồng bọc loại chuyn dụng 70mm kẹp bằng máy để các thanh mạnh hơn tại các khỏang không ít hơn một cái nối trên sàn. Cáp thóat sét được đúc. Các vị trí của cáp thóat sét như trên bản vẽ hay tại tối đa 20m tâm chu vi của tòa nhà.

Kết nối mạng lưới kim thu vào hệ thống cáp thoát sét được làm theo phương pháp hàn Cad. Hệ thống tường ngăn sẽ được gắn chặt bằng dây dẫn thẳng xuống.

Đảm bảo rằng các mối nối với thanh nhôm là bằng lưỡng kim hay đồng tráng thiếc. C. CÁC CỌC NỐI ĐẤT

Hệ thống nối đất bao gồm:

Cọc đồng tiếp đất – có đường kính 20 mm và dài 3m hoặc như được trình bày trong bản vẽ hay khi cần thiết để đạt được trở kháng nhỏ nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dây cáp đồng trần 70 mm2 dùng để nối các cọc đồng với nhau.

Cáp thoát sét mục đích đặc biệt có trở kháng và độ tự cảm thấp nối kim thu sét xuống hố nối đất.

Dùng hàn nhiệt hoá Cadweld để hàn cáp đồng trần và cọc đồng tiếp đất. Quá trình hàn tuân thủ theo tiêu chuẩn an toàn IEEE Standard 80 – 1989 (nối đất) và IEC Standard 837 – 1989 (đầu nối).

Vật liệu làm giảm điện trở đất sẽ phải được dùng nhưng không nhỏ hơn 3 kg cho một cọc tiếp đất.

Một hố nối đất được chấp thuận sẽ được dùng để nối cáp thoát sét đến hệ thống nối đất. Giá trị điện trở của hệ thống cọc nối đất phải nhỏ hơn hoặc bằng 10 ohms.

Cực nối đất là nền tòa nhà

Kết nối bệ hay nền móng: Dùng các đầu nối giữa cáp thóat sét đồng và gia cố móng kẹp các đầu nối lại bằng máy.

Sử dụng tối thiểu 3 đầu nối trên bệ .

Tiến hành thử nghiệm tính cản điện tại chỗ và đo điện trở đất tại sáu (6) chân cột được chọn. Ghi lại các kết quả.

Một phần của tài liệu CHỈ DẪN KỸ THUẬT HỒ SƠ THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG (Trang 112)