5. Đóng góp mới của đề tài
3.4.2. Mối tương quan giữa IQ AQ
Tương tự như tương quan giữa IQ và EQ mối tương quan giữa EQ - AQ của học sinh trường THPT Vân Nội được thể hiện trong đồ thị phân tán
hình 3.19.
Hình 3.18. Đồ thị phân tán mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa IQ và AQ
160 155 150 145 140 AQ 120 110 100 90 80 70 IQ R Sq Linear = 0.52
Tiếp tục tính các hệ số của phương trình hồi quy, chúng tôi đã xây dựng được phương trình hồi quy tuyến tính giữa IQ và AQ của học sinh trường THPT Vân Nội. Phương trình có dạng:
IQ = 1,236 x AQ - 77,492
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, giữa IQ và AQ có mối tương quan tuyến tính. Với hệ số tương quan là r = 0,721, chứng tỏ IQ và AQ của học sinh có mối quan hệ tuyến tính khá chặt chẽ (r>0,7) nghĩa là học sinh có IQ cao thì AQ cũng cao. Tuy nhiên, có một số em có chỉ số IQ tương đối cao nhưng khả năng vượt khó không cao. Khi các em gặp phải một số khó khăn trong học tập ví dụ như điểm số không như ý muốn, thì thường tỏ ra chán nản, thất vọng. Trong trường hợp này, nếu không có sự động viên kịp thời của cha mẹ, thầy cô và bạn bè thì kết quả học tập sẽ giảm. Ngược lại, có một số em có chỉ số IQ thấp nhưng có khả năng vượt qua khó khăn trong cuộc sống, vươn lên trong học tập thì kết quả học tập của những em này vẫn cao.
Điều này chúng ta có thể nhận thấy trong cuộc sống. Có một số người có chỉ số IQ thấp nhưng bù lại họ chăm chỉ, cần cù, chịu khó, nhẫn lại nên họ
vẫn thành đạt. Còn một số trường hợp có chỉ số IQ cao nhưng vẫn không thành công trong cuộc sống là bởi vì họ thường quá tự tin vào chỉ số IQ cao của mình mà thiếu đi sự cần cù, chăm chỉ. Người ta vẫn thường nói “cần cù bù thông minh” hay “thiên tài chỉ có 2% là trí thông minh còn lại 98% là mồ
hôi và nước mắt”. Sự “cần cù”, “mồ hôi nước mắt” ở đây chính là sự lạc quan, hi vọng, chăm chỉ, biết vươn lên hay nói cách khác đây chính là khả
năng vượt khó.