Trắc nghiệm chỉ số cảm xúc EQ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh trường THPT vân nội đông anh hà nội (Trang 25)

5. Đóng góp mới của đề tài

2.3.2. Trắc nghiệm chỉ số cảm xúc EQ

Trắc nghiệm MSCEIT đo EQ gồm 141 Items được sử dụng cho cá nhân hoặc nhóm. Trắc nghiệm này được chuẩn hóa trên mẫu chuẩn quốc gia của Mĩ. MSCEIT được thiết kế dựa trên mô hình trí thông minh cảm xúc kiểu thuần năng lực: Trí thông minh cảm xúc là năng lực nhận biết và bày tỏ cảm xúc, hòa xúc cảm vào suy nghĩ, để hiểu, suy luận về cảm xúc và để điều khiển, kiểm soát xúc cảm của mình vào người khác.

Cấu trúc của trắc nghiệm gồm 8 phần:

- A: Nhận biết cảm xúc qua khuôn mặt, phần này gồm 4 tình huống, mỗi tình huống phải đòi hỏi quan sát kĩ một bức tranh và xét đoán khuôn mặt này qua 5 loại cảm xúc đã cho theo thang bậc từ 1 đến 5.

- E: Nhận biết cảm xúc biểu lộ qua các bức tranh, phần này gồm 6 tình huống. Mỗi tình huống đòi hỏi phải quan sát kĩ một bức ảnh và nhận xét 5 loại cảm xúc đã cho biểu hiện như thế nào khi xem từng bức tranh theo thang bậc từ 1 đến 5.

- B: Nuôi dưỡng các cảm xúc tích cực, phần này gồm 5 tình huống, và mỗi tình huống đòi hỏi phải xem xét 3 loại cảm xúc đã cho có lợi ích ở mức

độ nào theo thang bậc từ 1 (không có ích) đến 5 (rất có ích).

- F: Xét đoán sự tiến triển các xúc cảm, phần này có 5 tình huống và mỗi tình huống đòi hỏi phải hình dung các xúc cảm, tình cảm ở đó giống như

thế nào với 3 loại cảm xúc đã cho theo thang bậc từ 1 (không giống) đến 5 (rất giống).

- C: Hiểu những thay đổi về xúc cảm, phần này có 20 tình huống, mỗi tình huống, đòi hỏi phải đọc kĩ để hiểu các loại cảm xúc xuất hiện và phát triển như thế nào. Sau đó chọn 1 trong 5 phương án trả lời cho trước như là phương án trả lời tốt nhất cho mỗi tình huống.

- G: Hiểu sự biến đổi, hòa trộn các loại cảm xúc phức hợp, phần này gồm 12 tình huống, mỗi tình huống đòi hỏi phải hiểu sự xuất hiện, hòa trộn và

phát triển các loại cảm xúc phức hợp diễn biến như thế nào. Sau đó chọn 1 trong 5 phương án trả lời cho trước như phương án phù hợp nhất cho mỗi tình huống.

- D: Kiểm soát các xúc cảm của bản thân, phần này có 5 tình huống, mỗi tình huống có 4 phương án hành động. Mỗi hành động ở từng tình huống chọn 1 trong 5 mức độ được cho là phù hợp nhất, theo thang bậc từ 1 (rất kém hiệu quả) đến 5 (rất hiệu quả).

- H: Kiểm soát cảm xúc trong quan hệ với người khác, phần này có 3 tình huống là những vấn đề trong các quan hệ liên cá nhân, mỗi tình huống

đưa ra 3 phương án để giải quyết. Mỗi phương án ở từng tình huống chọn 1 trong 5 mức độ được cho là phù hợp nhất, theo thang bậc từ 1 (rất kém hiệu quả) đến 5 (rất hiệu quả).

Các phần trên của MSCEIT được sắp xếp vào 4 nhánh/ thành tố hay 4 tiểu thang đo là:

- Nhận biết cảm xúc (Phần A đến E) - Xúc cảm hóa ý nghĩ (Phần B và F) - Hiểu biết cảm xúc (Phần C và G)

- Điều khiển, kiểm soát cảm xúc (phần D và H)

Bốn thành tố trên của MSCEIT được quy về 2 khu vực đo lường hay 2 thang đo:

- Trí thông minh trải nghiệm cảm xúc: gồm A, E, B, F - Trí thông minh kiểm soát cảm xúc: Gồm C, G, D, H

Cách tính điểm MSCEIT theo nguyên tắc đồng ý, từ là điểm của từng Item bằng số người chọn mức đó.

Bài trắc nghiệm chúng tôi sử dụng đểđiều tra gồm có 30 câu. Học sinh thực hiện trong thời gian 30 phút.

2.3.2.1. Quy trình sử dụng bài trắc nghiệm

- Hướng dẫn ghi đầy đủ các mục theo yêu cầu trên trang đầu của mỗi bài trắc nghiệm.

- Hướng dẫn cách trả lời cho người được trắc nghiệm (Đọc mỗi Item trong bài test và điền vào phiếu trả lời một đáp án nào bạn cho là đúng nhất

đối với bạn, hoặc điền đáp án đúng nhất vào phiếu trả lời. Có câu trả lời vừa

đúng vừa sai thì bạn hãy chọn theo những suy nghĩ nào diễn ra trong đầu bạn trước tiên).

- Theo dõi chặt chẽ, nghiệm thể thực hiện quá trình hoàn thành bộ bảng hỏi AQ, tránh việc nhìn bài của nhau.

- Theo dõi thời gian làm bộ bảng hỏi EQ (30 phút).

- Thu toàn bộ bảng hỏi và trả lời EQ sau khi nghiệm thể hoàn thành việc trả lời.

2.3.2.2. Nhận định kết quả

- Mỗi câu trả lời đúng được cho 1 điểm.

- Tổng số điểm dành được/ tổng số các Item sẽ là kết quả để lượng hóa mức độ phát triển chỉ số cảm xúc của con người được đánh giá.

- Điểm đạt lý tưởng là 30 điểm và thấp nhất là 0 điểm. Điểm trung bình là 15 điểm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh trường THPT vân nội đông anh hà nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)