Đối với thị trường trong nước

Một phần của tài liệu pháp luật về niêm yết chứng khoán (Trang 56)

5. Kết cấu đề tại

2.3.1. Đối với thị trường trong nước

2.3.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động niêm yết chứng khoán ở Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động hơn mười năm và đã

đạt được những thành tựu đáng kể đóng góp cho công cuộc đổi mới của đất nước, tuy

nhiên so với các thị trường chứng khoán trong khu vực và trên thế giới, thị trường

trường vẫn còn chưa có hoặc đang bước đầu hình thành. Do đó các văn bản pháp luật

cũng cần được thường xuyên ra soát, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với sự phát triển

của thị chứng khoán nói chung và hoạt động niêm yết nói riêng.

Kiến nghị với với Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: Ủy ban

Chứng khoán Nhà nước cần tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, chặt chẽ về thị trường

chứng khoán. Không nên bó hẹp khuôn khổ pháp lý của thị trường chứng khoán trong

phạm vi của Luật chứng khoán mà cần mở rộng, bao hàm các nội dung, các quy định

của Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư, Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản

pháp luật có liên quan.

Công tác hoàn thiện thiện khung pháp lý đối với thị trường chứng khoán

cũng như hoạt động niêm yết chứng khoán cần có sự phối hợp chặt chẽ giữ Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, sở giao dịch chứng khoán và Nhà đầu tư

chứng khoán. Các nhà chức năng cần lắng nghe những ý kiến cũng như những đề

xuất nhằm cải thiện hoạt động niêm yết từ sở giao dịch chứng khoán hay các nhà đầu tư, vì đây là những chủ thể có lợi ích liên quan trực tiếp từ hoạt động niêm yết chứng

khoán, họ là những người hiểu rõ nhất những điểm tích cực cũng như những tồn tại

mà khung pháp lý về niêm yết chứng khoán đem lại. Bên cạnh đó việc hoàn thiện

khuôn khổ pháp luật cho hoạt động niêm yết chứng khoán cần phải quán triệt nguyên tắc quản lý thị trường mà hiệp hội Ủy ban Chứng khoán Quốc tế đã khuyến nghị đồng thời phải thật sự phù hợp với đặc điểm tình hình của thị trường chứng khoán

Việt Nam theo xu hướng hội nhập.

Các sở giao dịch chứng khoán cần phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà

nước trong việc hướng dẫn các công ty niêm yết chứng khoán thực hiên đúng theo quy định của pháp luật về niêm yết chứng khoán. Thêm vào đó Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần nghiên cứu và đưa ra nhũng đề xuất pháp lý nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về việc xử lý vi phạm trong hoạt động niêm yết chứng khoán vì hiện

nay những quy định pháp luật về xử lý vi phạm của hoạt động niêm yết chứng khoán

và các hoạt động khác của thị trường chứng khoán tuy đã rõ ràng và có sự tách biệt

trong từng hoạt động. Tuy nhiên về cơ chế áp dụng thì chưa đạt được kết quả cao.

Bên cạnh đó các chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm còn khá nhẹ chưa tương

xứng với hành vi vi phạm. Vì vậy việc hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm

trong hoạt động niêm yết chứng khoán cũng như những hoạt động khác là khá quan trọng, vì khi điều chỉnh các quy định về chế tài xử lý vi phạm tương xứng với hành vi

vi phạm sẽ răn đe được các doanh nghiệp từ đó việc thực thi các quy định pháp luật

trong các hoạt động niêm yết chứng khoán sẽ đạt hiệu quả cao.

Đồi với các sở giao dịch chứng khoán, trên nền thể chế và khung pháp lý của

thị trường chứng khoán các sở giao dịch chứng khoán cần sớm rà soát, chỉnh sửa, xây

dựng các quy trình nghiệp vụ liên quan đến hoạt động niêm yết để phù hợp với Luật

chứng khoán và các văn bản pháp luật liên quan. Xây dựng quy chế niêm yết, cơ chế

thẩm định hồ sơ niêm yết và tiếp tục triển khai xây dựng phần mềm giám sát tổ chức

niêm yết và công bố thông tin để đáp ứng nhu cầu quản lý khi số lượng công ty niêm yết ngày một tăng nhằm đảm bảo việc vận hành giao dịch trên thị trường được an toàn và suôn sẻ. Bên cạnh đó các sở giao dịch cần triển khai thêm nhiều chương trình

đưa thông tin tới các công ty niêm yết, qua đó các công ty có thể nắm bắt được các điều kiện, thủ tục niêm yết, cũng như những lợi ích từ việc tham gia thị trường và những ưu đãi tích cực khi tham gia thị trường chứng khoán.

2.3.1.2. Tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý, thanh tra, giám sát niêm yết

Việc quản lý, giám sát thị trường cũng như thiết lập cơ chế công khai thông

tin hết sức quan trọng, bởi tính chất phức tạp, nhạy cảm của thị trường chứng khoán. Theo đó, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cần phối hợp cùng với các sở Giao dịch

chứng khoán giám sát thường xuyên tình hình thực hiện chế độ báo cáo và nghĩa vụ

công bố thông tin của tổ chức niêm yết. Đồng thời, giám sát nội dung công bố thông

tin về tình hình quản trị công ty, giám sát việc lập trang thông tin điện tử (website) và việc thực hiện công bố thông tin trên website, nhắc nhở và đưa vào xử lý các hình thức vi phạm theo quy định nhằm cải thiện hoạt động công bố thông tin của các tổ

chức niêm yết.

Cần ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong giám sát và công bố thông

tin trên thị trường chứng khoán thông qua việc triển khai hệ thống giám sát thị trường

chứng khoán và hệ thống công bố thông tin chứng khoán nhằm tin học hóa chức năng

giám sát và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Tăng cường bảo vệ các nhà đầu tư trên thị trường thông qua khả năng thiết lập các tiêu chí cảnh báo sớm,

cũng như thực hiện những tiêu chí cảnh báo theo tin đồn, thông tin bất thường. Sớm đưa ra các phân tích về giao dịch chứng khoán trên thị trường, hỗ trợ quản lý và giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường...

Trong công tác thanh tra cần xây dựng các quy tắc, nguyên tắc hoạt thanh tra

phải đồng bộ với các quy định của pháp luật.Cần đề cao tính minh bạch, công khai

trong hoạt động thanh tra đối với các tổ chức niêm yết.Thành lập riêng một tổ chức

thanh tra cho từng sở giao dịch chứng khoán và tổ chức này sẽ hoạt động độc lập

trong việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình.

2.3.1.3. Nâng cao trách nhiệm công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết

Hoạt động công bố thông tin trên thị trường, chiếm vị trí khá quan trọng

trong việc xây dựng một thị trường chứng khoán công khai, minh bạch nhằm tạo ra

một môi trường đầu tư công bằng, cung cấp kịp thời các thông tin, dữ liệu cần thiết cho nhà đầu tư. Sau những năm mới thành lập thị trường chứng thì hoạt động công bố

thông tin gặp nhiều khó khăn và bất cập, tuy nhiên sau nhiều năm thị trường chứng

khoán Việt Nam dần ổn định và có những bước tiến đáng khích lệ thì hoạt động công

bố thông tin cũng được cải thiện và mang lại nhiều hiệu quả. Để có được những hiệu

quả trong công các công bố thông tin cần ghi nhận những đóng góp tích cực từ các

nhà quản lý, họ đã tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định của pháp luật, mặt khác luôn nâng cao chất lượng nội dung và

đa dạng hóa các phương tiện công bố thông tin theo phương châm đầy đủ, kịp thời,

chính xác dễ tiếp cận. Hiện nay các thông tin công bố tại sở giao dịch chứng khoán

thực hiện thông qua các phương tiện như tra Web, bản tin thị trường chứng khoán…

ngoài ra các sở giao dịch chứng khoán còn cung cấp thông tin theo yêu cầu cho các khách hàng trong và ngoài nước nhằm đáp ứng sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Các doanh nghiệp niêm yết cần nhận thức về việc đầu tư nhiều hơn cho bộ

phận công bố thông tin. Nhà đầu tư có thể dùng bất cứ phương tiện như email, fax, điện thoại… để tìm hiểu về thông tin của doanh nghiệp, tránh mua bán dựa theo tin đồn. Các Sở giao dịch chứng khoán cần quán triệt các quy định tại Thông tư số

52/2012/TT-BTC ngày 5/4/2014 Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường

chứng khoán. Theo đó, các công ty phải sớm ban hành quy trình lập báo cáo và công bố thông tin phù hợp với với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình.Trong quá trình phải ghi rõ về tổ chức bộ máy, phân công trách nhiệm của từng người có liên quan đến việc thực hiện công bố thông tin. Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát

cần phổ biến và quán triệt quy định công bố thông tin, giao dịch của cổ đông lớn và cổ đông nội bộ trong các cuộc họp Đại hội cổ đông, qua đó sẽ giúp cho các thành

viên trong Hồi đông quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc, Kế toán trưởng và các cổ đông lớn thực hiện nghiêm túc quy định báo cáo, công bố thông tin đúng quy định

pháp luật.

Chủ động hơn trong việc thực hiện công bố thông tin bất thường.Sớm triển

khai thiết lập phương tiên công bố thông tin hiện đại, sử dụng website để thực hiện

việc công bố thông tin một cách đầy đủ, kịp thời và hiệu quả. Cũng cố tài liệu, xây

dựng nơi bảo quản, lưu trữ báo cáo, tài liệu an toàn qua đó sẽ tạo thuận lợi cho các cổ đông, các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận, tham khảo và kiểm tra theo đúng quy định của

pháp luật. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí để xác nhận, giải thích hoặc

công bố thông tin ra công chúng.Tổ chức công bố thông tin và cơ quan báo chí phải

chịu trách nhiệm về các thông tin mình đăng tải.

2.3.1.4. Các gải pháp khác

Giải pháp đối với các công ty chưa niêm yết:

Mặc dù niêm yết mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được điều này bởi vì kèm theo đó là trách

nhiệm mới mẻ mà đa số các doanh nghiệp chưa sẵn sàng để gánh vác do đó số doanh

nghiệp có ý thức tích cực chuẩn bị cho việc tham gia vào thị trường chứng khoán là

chưa nhiều. Để thay đổi được vấn đề này các doanh nghiệp cần phải mở lớp đào tạo

về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho các nhân viên, ban lãnh đạo, Hội đồng quản trị để nhận thức sâu sắc vai trò của thị trường chứng khoán cho sự phát

triển kinh tế cũng như sự phát triển cho bản thân doanh nghiệp từ đó tích cực tham

gia vào thị trường chứng khoán. Ngoài ra các doanh nghiệp cần nên sớm nhận thức được rằng kiểm toán và công khai thông tin đang dần trở thành một việc làm mà bất

cứ doanh nghiệp nào cũng bắt buộc phải thực hiện bất kể doanh nghiệp đó có niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán hay không bởi vì Việt Nam đang trong

quá trình hội nhập quốc tế bằng việc tham gia vào các tổ chức kinh tế lớn của thế giới đặc biệt là tổ chức thương mại thế giới WTO, việc tham gia sâu rộng vào các tổ chức

này bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ nghiêm ngặt các thông lệ

quốc tế trong đó kiểm toán và công khai thông tin là những nguyên tắc quan trọng

nhất.

Hoàn thị cơ sở vật chất cho thị trường chứng khoán:

Công nghệ là yếu tố nền tảng, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc

chứng khoán. Công nghệ cũng sẽ giúp sở giao dịch chứng khoán thực hiện tốt vai trò tổ chức giám sát thị trường, là điều kiện tiên quyết về mặt kỹ thuật để triển khai sản

phẩm dịch vụ mới và thực hiện việc liên kết hội nhập với các sở giao dịch chứng

khoán khác.

Kiến nghị với sở giao dịch chứng khoán từng bước xây dựng hạ tầng công

nghệ thông tin hiện đại nhằm đảm bảo phục vụ toàn thị trường với quy mô lớn đạt

được sự an toàn, nhanh chóng, bảo mật. Đẩy mạnh nâng cấp hệ thống giao dịch, triển

khai xây dựng và hoàn thiện các phần mêm giám sát niêm yết, công bố thông tin và nâng cấp trang Web.

Xây dựng Kế hoạch phát triển hạ tầng công nghệ thông tin cho toàn ngành chứng khoán theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa các định dạng về thông tin, báo cáo,

quy chuẩn kết nối cũng như định hướng phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin tại

các sở Giao dịch chứng khoán và các thành viên thị trường,đáp ứng cho việc liên kết

các sở Giao dịch chứng khoán khu vực.

Tăng cường hợp tác quốc tế:

Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm hỗ trợ xây dựng chính sách, quản lý thị trường và đào tạo nhân lực cho thị trường chứng khoán, hợp tác và chia sẻ thông tin

nhằm giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm các hành vi vi phạm xuyên biên giới.

Xây dựng cơ chế chính sách và quy định pháp lý nhằm triển khai thực hiện

các cam kết WTO và các cam kết về hội nhập thị trường vốn khu vực ASEAN,

ASEAN+, bảo đảm tính công khai, minh bạch và bình đẳng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Triển khai thực hiện các chương trình hợp tác song phương với các cơ quan

quản lý trong khuôn khổ các Biên bản ghi nhớ đã ký kết, tham gia Biên bản ghi nhớ đa phương đầy đủ trong khuôn khổ Ủy ban Chứng khoán Quốc tế khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đáp ứng đủ các chuẩn mực quy định.

2.3.3. Đối với hoạt động niêm yết chứng khoán ra nước ngoài

2.3.3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động niêm yết chứng khoán ra nước ngoài

Khung pháp lý cho họat động niêm yết trên thị trường nước ngoài đã có

nhưng chưa đủ và thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể. Đó là, Việt Nam chưa có văn

trong nước và nhà đầu tư nước ngoài như quyền mua bán chứng khoán, chính sách

chia cổ tức để đảm bảo công bằng giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, việc quản lý đăng ký, lưu ký cũng gặp một số khó khăn, văn

bản pháp lý hiện tại mới đề cập đến điều kiện niêm yết, trách nhiệm báo cáo và nghĩa

vụ của doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán nước ngoài; chưa có quy định, hướng dẫn riêng về việc thực hiện và hoạt động đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ đối với chứng khoán của các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết ở nước ngoài.

Như vậy với những bất cập đã nêu ở trên sẽ tạo ra những thách thức lớn đối

với những doanh nghiệp muốn niêm yết chứng khoán ra thị trường chứng khoán nước

ngoài, vì vậy kiến nghị với cơ quan chức năng trong thời gian tới cần có kế hoạch hoàn thiên hơn nữa nhũng quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động niêm yết chứng

khoán ra thị trường chứng khoán nước ngoài.

Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lên kế hoạch vạch ra lộ trình hoàn thiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động

niêm yết chứng khoán tại thị trường chứng khoán nước ngoài. Cần lắng nghe ý kiến

của các doanh nghiệp đang có chứng khoán niêm yết tại thị trường chứng khoán nước

ngoài, tổ chức các buổi hội thảo cới sự tham gia của các doanh nghiệp, các nhà tư vấn

chứng khoán có kinh nghiệm trong việc giúp các doanh nghiệp niêm yết chứng khoán

ra thị trường chứng khoán nước ngoài. Từ những ý kiến quý báo của doanh nghiệp và

nhà tư vấn sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà làm luật Việt Nam trong việc hoàn thiện

khung pháp lý về hoạt động niêm yết chứng khoán ra thị trường chứng khoán nước

Một phần của tài liệu pháp luật về niêm yết chứng khoán (Trang 56)