THƯƠNG MẠI CỖ PHẦN TECHCOMBANK CHI NHÁNH VŨNG TÀU 3.1 Đánh giá tình hình kí kết và thực hiện hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Lý luận và thực tiễn trong việc xác định tư cách đương sự (Trang 36 - 39)

0000 00 Thu từ kinh doanh ngoại hố

THƯƠNG MẠI CỖ PHẦN TECHCOMBANK CHI NHÁNH VŨNG TÀU 3.1 Đánh giá tình hình kí kết và thực hiện hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng

3.1 Đánh giá tình hình kí kết và thực hiện hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Techcombank chi nhánh Vũng Tàu :

3.1.1 Kết quả đạt đuợc

-Trong những năm gần đây, ngân hàng đã thực hiện tốt vai trò của một trung gian tài chính, phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về bổ sung vốn lưu động, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, phục vụ mục tiêu công nghệ hóa, hiện đại hóa.Tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và chi nhánh nói riêng có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ quản lý từ các nước khác. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy công cụ đổi mới hệ thống ngân hàng nhằm đáp ứng các điều kiện ngày càng phức tạp hơn về hội nhập nhằm tiến tới mở cửa và tự do hoá.

-Quy trình kí kết và thực hiện hợp đồng tín dụng tuân thủ theo những quy định của NHNN cũng như các quy định của NHTMCP Techcombank chi nhánh Vũng Tàu. Ngoài ra các ý kiến đóng góp, yêu cầu, đề xuất của các nhân viên ngân hàng, cán bộ tín dụng trong quá trình kí kết, thực hiện hợp đồng tín dụng đã giúp cho các chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư hoàn thiện cho dự án, phương thức sản xuất kinh doanh nhanh chóng, đúng tiến bộ, giúp cho họ có thể nhận ra các rủi ro tiềm tàng của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, sớm có biện pháp giải quyết giúp cho quá trình thực hiện hợp đống diễn ra suôn sẻ, hạn chế rùi ro và tranh chấp.

-Việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng tại chi nhánh được diễn ra thuận lợi nên đã đem lại thu nhập cho chi nhánh rất nhiều (qua các bảng kết quả kinh doanh về nguồn vốn, về tín dụng của chi nhánh) do nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan đem lại.

-Các dự án đầu tư được xem xét, đánh giá, thẩm định một cách đầy đủ, toàn diện.Ngân hàng đã thẩm định tốt và quyết định cho vay nhiều dự án quan trọng, bổ sung nguồn vốn lưu động thiếu hụt kịp thời cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, giúp cho các doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu vốn tạm thời đề phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh.

-Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. Ngân hàng chú trọng vào cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty TNHH, DNTN, các pháp nhân và thể nhân cho phép thu hồi vốn nhanh. Các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nếu có hồ sơ xin vay vốn và phương án sản xuất kinh doanh khả thi đều được tạo điều kiện để vay vốn của ngân hàng. Chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày càng được hoàn thiện và nâng cao nhằm phục vụ khách hàng.

-Theo bảng báo cáo kết quả kinh doanh công tác tín dụng: Tổng nợ xấu năm 2009 là 2,8 %, năm 2010 là 2,6%, năm 2011 là 2,5%. Như vậy, Nợ xấu liện tục giảm qua các năm gần đây.

3.1.2 Ngyên nhân kết quả đạt được

Chi nhánh đạt được những kết quả trên là do:

- Có sự chỉ đạo kịp thời, có hiệu quả của ban giám đốc và sự phối hợp trong tác nghiệp giữa các đơn vị trực thuộc đặc biệt là sự đoàn kết, tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ, nhân viên thực hiện nhiệm vụ đã góp sức đưa hoạt động kinh doanh tại chi nhánh đạt kết quả.

- Có chiến lược khách hàng đúng đắn, thông qua quá trình thương lượng, thảo luận để nắm bắt được tâm lý của các đối tượng khách hàng đặc biệt là những khách hàng mới quan hệ lần đầu góp phần mở rộng và nâng cao vị thế của chi nhánh.

- Coi trọng công tác tổ chức và đào tạo đội ngũ cán bộ để xây dựng một lực lượng cán bộ giỏi nghiệp vụ chuyên môn, tác phong giao tiếp đạt chuẩn mực quốc tế.

- Đã tìm kiếm khách hàng có khả năng tài chính tốt, phân loại và đánh giá khách hàng dựa trên nhiều tiêu chí khác, tăng cường chất lượng thẩm định khoản vay, kiểm tra trước và sau khi cho vay, tích cực đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, quá hạn.

- Cập nhật nhanh các chương trình mới phục vụ cho công tác thống kê, thông tin báo cáo, thông tin quản lý theo hướng tin học hoá; đảm bảo an ninh hệ thống, an toàn dữ liệu phòng chống virus, chống sao chép các dữ liệu mật trong công ty.

- Bám sát chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, định hướng kinh doanh các ngành, các văn bản của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ phát triển nhằm xây dựng mục tiêu kế hoạch nhiệm vụ phát triển cho chi nhánh.

- Chi nhánh đã đẩy mạnh việc xử lý nợ: Chi nhánh đã tích cực xử lý nợ khó đòi tồn tại từ những năm trước, mục tiêu của chi nhánh là không để phát sinh khoản nợ

quá hạn mới bằng nhiều biện pháp như: đôn đốc khách hàng trả nợ, phối hợp cùng cơ quan chức năng trong việc xử lý tài sản bảo đảm…

3.1.3 Hạn chế

- Quy trình tín dụng đôi chỗ chưa linh hoạt. Ví dụ giám đốc chi nhánh chỉ đuợc phê duyệt khoản vay tối đa 500 triệu VNĐ, những khoản vay lớn hơn 500 triệu VNĐ có quy trình phức tạp hơn, đôi lúc khiến khách hàng phải chờ đợi lâu.

- Số lượng khách hàng có quan hệ với ngân hàng chưa nhiều.

3.1.4 Nguyên nhân

- Hành lang pháp lý còn nhiều bất cập, còn có sự chồng chéo giữa các luật, các quy định về ngân hàng với các luật và các quy định khác, hệ thống luật ngân hàng còn tồn tại một số vướng mắc.

Ví dụ Điều 17, quyết định 1627/2001/NĐ-NHNN quy định: “ Việc cho vay của tổ chức tín dụng và khách hàng vay được lập thành hợp đồng tín dụng, Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thỏa thuận”

Vậy những cam kết khác ở đây là cam kết gì mà lại là nội dung chủ yếu trong hợp đồng tín dụng. Mặc dù về nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ của chủ thể phát sinh sau khi hợp đồng được kí kết nhưng cần lưu ý một số nghĩa vụ của khách hàng xuất hiện khi khách hàng đã nhận được số tiền quy định.

Những nội dung của hợp đồng tín dụng cần được ghi rõ trong pháp luật về tín dụng và ngân hàng ở Việt Nam để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người đi vay. Đây cũng là tiền đề tạo sự ổn định, lành mạnh hoạt động của hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi chi các tổ chức tiếp cận với vốn tín dụng ngân hàng.

Tài sản bảo đảm là một vấn đề quan trọng trong việc kí kết và thực hiện hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự về việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản bảo đảm còn nhiều bất cập, thiếu sót như:

+ Không có quy định cụ thể trong việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ nên bên nhận bảo đảm gặp nhiều vướng mắc trong việc thực hiện phương thức bán tài sản bảo đảm không thông qua đấu giá hoặc nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ.

+ Chưa quy định về cơ chế kiểm soát việc chuyển dịch tài sản bảo đảm một cách chặt chẽ nên trong thời gian qua phát sinh nhiều trường hợp phương tiện giao

thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa bị bán, tặng cho mà không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp.

+ Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm thực khó có thể thực hiện trong thực tế, vì việc tổ chức tín dụng tự xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận gặp nhiều khó khăn do các trình tự, thủ tục xử lý còn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của bên bảo đảm, bên giữ tài sản, tổ chức tín dụng chưa được toàn quyền xử lý tài sản bảo đảm trong khuôn khổ pháp luật.

Do đó, nghị định số 11/2012/NĐ-CP được ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2012, đã tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng bảo đảm, giúp nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay có bảo đảm, từ đó thúc đẩy hoạt động tín dụng.

-NHTMCP Techcombank là một ngân hàng trẻ so với lịch sử ra đời của ngành ngân hàng cũng như để tạo nên một ngân hàng tên tuổi, chi nhánh Vũng Tàu cũng mới thành lập thời gian gần đây ( năm 2005) nên chưa thể tạo uy tín sâu rộng đến đông đảo khách hàng. Do đó mặc dù chi nhánh đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ nhưng số lượng khách hàng truyền thống vẫn chưa nhiều. Để khắc phục được điều này cần phải có sự nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng.

Thông qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam có cơ hội tăng cường phát triển hệ thống ngân hàng bằng cách chuyên môn hoá sâu các nghiệp vụ về ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn. Song Việt Nam là một nước nhỏ, hoạt động ngân hàng nằm trong bối cảnh một nền kinh tế chuyển đổi, môi trường pháp lý chưa đồng bộ, không còn thích hợp với các chuẩn mực quốc tế. Mở cửa thị trường tài chính sẽ làm tăng số lượng các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam hoạt động mà các ngân hàng này có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, công nghệ tiến tiến hơn, quy mô vốn cũng lớn…Do đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung, chi nhánh nói riêng sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, nhận thức của ngân hàng về quá trình hội nhập quốc tế vẫn còn hạn chế, chưa chủ động hội nhập; quá trình cải cách hành chính, cơ cấu chậm chạp.

Một phần của tài liệu Lý luận và thực tiễn trong việc xác định tư cách đương sự (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w