Thực trạng của tục “ngủ thăm” trong cộng đồng người Dao hiện nay

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp ngủ thăm một trong những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc dao (Trang 44)

7. Bố cục của khóa luận

2.5.1.Thực trạng của tục “ngủ thăm” trong cộng đồng người Dao hiện nay

Truớc kia, tục lệ “ngủ thăm” hay “ngủ thảo”, tuy khác nhau về cách gọi nhưng đều mang ỷ nghĩa trong sáng, phản ánh truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của đồng bào Raglai ở Ninh Thuận; các dân tộc như: Thái, Mông, Dao, M ường... Ớ Thanh Hóa, Hòa Bình, Phú Thọ... Giờ đây, không ít nơi, tục lệ văn hóa đó đã bị biến dạng gây nhiều hệ lụy khôn lường.

Tại các xã, huyện vùng núi xa xôi như Thanh Sơn (Phú Thọ), Đà Bắc (Hòa Bình), Mường Lý, Mường Lát, Trung Lý, Pù Nhi (Thanh Hóa), Ninh Sơn và Bác Ái (Ninh Thuận), dân tộc thiếu số: Thái, Mông, Dao, Mường vẫn lun giữ tục lệ “ ngủ thăm” hay còn gọi là “ngủ thảo”. Tuy mỗi vùng, miền có những qui định riêng nhưng gần như chung một cách thức. Con trai tới tuổi trưởng thành đều có thể cạy cửa ngủ thăm nhà bạn gái. Trong không gian tĩnh lặng, ấm cúng, họ nằm bên nhau đơn thuần chỉ chuyện trò tâm sự, trao cho nhau niềm thương, nỗi nhớ và những khát vọng về một mái ấm gia đình êm đềm hạnh p h ú c ...“Ngủ thăm” chỉ đon giản thế thôi, chân tình, giản dị, trong sáng như ánh trăng soi trên mặt nước. Không những vậy, trong đêm bỏ mả của người Raglai, tính nhân sinh còn được thể hiện rất rõ ràng. Theo già làng Pi - Năng Tư, người đã hơn bảymươi tuôi ở làng Ma Oai (xã Phước Thắng, huyện Bác Ái, Ninh Thuận): “Nguyên gốc tục này chỉ dành cho nam nữ gặp nhau trong những đêm trăng sáng khi làng có hội như lễ ăn đầu lúa, nhất là lễ bỏ m ả ...”. Cái chết làm hồi sinh sự sống, là sự phản ánh tất yếu của qui luật sinh - tử. Người Raglai ở Ninh Thuận sống rất chuẩn mực nên theo trình tự, những đôi lứa sau những đêm “ngủ thảo” tâm đầu ý họp, nảy sinh tình yêu mới tiến đến hôn nhân và sinh con đẻ cái. Với nhũng ý nghĩa đó, tục ‘ngủ

thăm” hay “ngủ thảo” là nét văn hóa đặc sắc trong cộng đồng người dân tộc thiểu số.

Ớ Xuân Sơn (Phú Thọ) những trai bản trước khi lấy vợ ai cũng vài ba bận đi ngủ thăm. Hậu quả toàn các cô gái nhẹ dạ chịu. Có người phải ở vậy trọn đời nuôi con, có người phải bỏ bản làng đi sang nơi khác hòng kiếm tấm chồng. Khoảng mười lăm năm nay, tục ngủ thăm của người Dao cứ ít dần đi rồi mất hẳn.

2.5.2. Biến tướng và giải pháp khắc phục biến tướng của tục “ngủ thăm” trong cộng đồng người Dao hiện nay

Mỗi quan niệm, hành vi văn hóa đều ra đời trong phương thức xã hội nhất định. Khi xã hội thay đồi, tục lệ cũng có xu hướng thay đối. Trong xã hội đang phát triến như nước ta hiện nay, nhiều luồng văn hóa đan xen, len lỏi vào văn hóa các dân tộc bản địa đã gây ảnh hưởng, thậm chí làm mất đi không ít giá trị bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. Tục lệ “ngủ thăm” cũng không là ngoại lệ và đang bị biến dạng, không còn nguyên vẹn sự trong sáng như thuở sơ khai. Ớ bất cứ đâu, vào bất cứ thời gian nào, các đôi nam nữ, kể cả không phải là người dân tộc cũng có thể lợi dụng “ngủ thăm” thành “ngủ thật”, gây nên những hậu quả đau buồn. Nhiều cô gái, chàng trai lợi dụng tính nhân văn và sự nghiêm túc của tục lệ để mua vui. Thực tế đáng lo ngại khi nhiều năm trở lại đây, trên địa bàn của người dân tộc thiểu số sinh sống thường có nhiều công trình được thi công, một số công nhân lợi dụng tục lệ “ngủ thăm” đế “ngủ thật”, dẫn đến hậu quả làm nhiều cô gái mang thai ngoài ỷ muốn. Nhiều đoàn khách du lịch (trong và ngoài nước) khi thăm Vườn Quốc gia Xuân Sơn (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) đã trả tiền cho "cò” bản địa để được hưởng thú vui cạy cửa "ngủ thăm” sơn n ữ .... Biết đâu nhiều vị khách du lịch đó lại chính là nguồn lây truyền các bệnh truyền nhiễm, kể cả HIV/AIDS...

Trong quá khứ, “ngủ thăm” của đồng bào Dao mang tính nhân văn, nhằm đảm bảo cho cuộc hôn nhân bền vững, lành mạnh. Nhưng trong xã hội hiện đại, văn minh, nhất là trong giai đoạn du lịch mở cửa, phong tục này không còn nguyên giá trị ban đầu của nó.

Ông Đinh Công Đại - Chủ tịch ƯBND xã Mường Lý (tỉnh Thanh Hóa) khắng định: “Từ việc “ngủ thăm” dẫn đến “ăn cơm trước kẻng” khá phố biến ở các bản làng xa xôi và gây ra những hậu quả đáng quan ngại. Năm 2012, cả xã có đến gần chục trường hợp sau đêm “ngủ thăm” đã có bầu hay bị lây nhiễm b ệ n h ...”. Bà Pi Năng Thị Tâm, cán bộ phụ nữ xã Ma Nới (huyện Ninh Son, tỉnh Ninh Thuận) chia sẻ: "Khoảng mười năm trở lại đây, trong cộng đồng người Raglai, có hàng chục cô gái sau khi "ngủ thảo" đã ở vậy nuôi con một mình. Lứa tuối phố biến nhất là mười bốn đến mười lăm tuối. Nhiều học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường phải về nhà lấy vợ, lấy chồng, sinh con. Thậm chí có những thiếu nữ không chịu nổi sự dị nghị của dư luận đã làm những chuyện dại dột đế lại nỗi đau cho người thân, bạn bè”. Câu chuyện mà người dân ở bản Trung Tiến 1 (Mường Lát - Thanh Hóa) vẫn nhớ mãi vào hai năm trước của cô gái người dân tộc Thái tên Lường Thị D khi đó mới mười sáu tuổi. Vì tin lời nói của một thanh niên dưới xuôi lên vùng cao làm công nhân cầu đường mà D đã trao đời con gái trong đêm "ngủ thăm" và mang thai. Nhưng người đàn ông "ngủ thăm” đêm đó đã bỏ về xuôi để mặc cô gái với cái bụng ngày càng to ra. Quá tủi nhục, D ăn lá ngón tụ’ kết liễu cuộc đời cùng đứa con đang mang trong mình.

Cũng giống như D, có rất nhiều cô gái vướng vào duyên phận bẽ bàng khi cho ra đời những đứa con không cha. Có cô không chịu nôi sự dèm pha từ cộng đồng, đành bỏ xứ đi nơi khác. Có người thì chịu đựng nhẫn nhục, ở vậy nuôi con cho đến ngày khuất núi. Nhiều gia đình người dân tộc phải dắt trâu đi trừ nợ tình cho con.

“Ngủ thăm”, “ngủ thảo” từ chỗ là tục lệ trong phạm vi hẹp của một số tộc người đã biến dạng trở thành vấn đề xã hội với nhiều hậu quả đáng tiếc.

Đe khắc phục tình trạng này, thiết nghĩ biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất chính là gia đình, cộng đồng và xã hội cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục định hướng lối sống có trách nhiệm và biết tự bảo vệ mình cho giới trẻ, nhất là với các thiếu nữ. Nên tạo điều kiện cho thanh niên chuyền đối hình thức tìm hiểu nhau để cùng hướng tới hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, phù hợp với quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, nhiều tục lệ đã bị mai một và biến tướng dần theo thời gian. Bảo tồn những giá trị văn hóa người Dao là việc cần thiết để góp phần bảo tồn và phát huy vốn văn hóa phi vật thể đặc sắc trong cộng đồng người Dao. Bên cạnh đó, Đảng và chính quyền địa phương cần tích cực đây mạnh việc tuyên truyền, giáo dục về vấn đề hôn nhân, y tế với đồng bào người Dao nói riêng và các dân tộc Việt Nam nói chung.

K É T L U Ậ N

Đồng bào dân tộc Dao với nhiều nét đẹp văn hóa riêng, đặc biệt là tục “ngủ thăm” độc đáo, đặc sắc không chỉ phản ánh bản sắc và đời sống văn hóa cổ truyền phong phú của các dân tộc Việt Nam. Mà còn là những thông tin tư liệu bố ích cho mọi người khi tham gia đời sống sinh hoạt cùng đồng bào Dao, phục vụ cho công tác dân vận, phục vụ cho việc xây dụng, củng cố mối quan hệ đoàn kết dân tộc để góp phần xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở vùng cao. Tục “ngủ thăm” trở thành phong tục đẹp đối với người Dao nói riêng và các dân tộc anh em Việt Nam nói chung. Nó là sợi dây liên kết đế góp phần cột chặt tính thống nhất toàn dân tộc.

Ngày nay, trong bối cảnh xã hội đang có biến đồi sâu sắc về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá... Tục “ngủ thăm” đã bị mai một, biến tướng và gây ra nhiều hậu quả đáng buồn. Tuy nhiên với những giá trị của mình, tục “ngủ thăm” vẫn góp phần làm nên nét văn hóa đẹp trong bức tranh văn hóa Việt.

T À I L IỆ U T H A M K H Ả O

1. N g u y ễ n Đ ìn h K h o a (1 9 9 8 ), C ộ i n g u ồ n lịch s ử n g ư ờ i D a o

2. T rầ n N g ọ c T h ê m , (1 9 9 9 ), C ơ s ở vẫn h ó a Việt N a m, N x b G iá o

d ụ c

3. V ũ T h ế B ìn h (2 0 0 9 ), N o n n ư ớ c V iệt N a m, N x b V ă n h ó a th ô n g tin

4. T rầ n N g ọ c T h ê m , (1 9 9 6 ), Tìm h ỉêu bản sắ c văn hóa V iệt N a m,

N x b T P H C M 5. H o à n g Q u ố c H ải (2 0 0 1 ), Văn ho á p h o n g tụ c, N x b V ă n h o á th ô n g tin , H à N ộ i 6. P h a n K ế B ín h (1 9 9 5 ), V iệt N a m p h o n g tụ c, N x b T h à n h p h ố H ồ C h í M in h 7. h ttp ://w w w .v a n h o a v ie t.in fo /p h o n g tu c d a n th ie u s o b a c .h tm

P H Ụ L Ụ C

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp ngủ thăm một trong những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc dao (Trang 44)