Văn hóa, lễ hội dân gian

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp ngủ thăm một trong những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc dao (Trang 25)

7. Bố cục của khóa luận

1.2.1.3.Văn hóa, lễ hội dân gian

Người Dao có vốn văn nghệ dân gian rất phong phú, nhiều truyện cổ, bài hát, thơ ca. Với hai mươi ba truyện thơ như: "Hàn Bằng”, "Đàm Thanh”, "Bát Nương", "Lâu Cảnh", "Trạng Nghèo", "Đô Nương truyện", "Đặng Nguyên Huyện truyện", "Bá Giai truyện", "Thần sắt ca”... Đặc biệt truyện “Quả bầu” với nạn hồng thuỷ. Sự tích Bàn Vương rất phô biến trong người Dao.Trong số đó, truyện thơ kê về hành trình tìm đất vất vả của người Dao chiếm số lượng nhiều hơn cả. Bên cạnh đó, người Dao còn có kho tàng tri thức dân gian vô cùng phong phú, đặc biệt là y học cố truyền.

Mỗi năm người Dao cũng có những lễ hội đặc biệt như: “Hội Tet, nhảy múa” tố chức vào ngày mồng một và mồng hai tháng Giêng; “Hát hội giao duyên” vào ngày mồng mười tháng Giêng ở bản Tả Phin, cách thị trấn Sa Pa khoảng mười hai cây số. Bản này nối tiếng với các loại thồ cẩm đủ màu sắc và kiểu dáng do bàn tay khéo léo của phụ nữ H ’Mông hoặc phụ nữ Dao tạo nên. Đặc biệt, họ có bài thuốc tam bằng lá cây rừng của tồ tiên người Dao Đỏ truyền lại đến ngày nay, rất tốt cho du khách đi đường xa mệt mỏi.

Âm nhạc, múa là một thành tố văn hóa, một giá trị sáng tạo văn hóa trong đời sống tinh thần của người Dao. Có thể nói nghệ thuật ca múa của người Dao mang tính giáo dục, sự kế thừa nền văn hóa truyền thống, ý thức nguồn gốc cộng đồng cao. Cùng với thời gian nghệ thuật ca muá của họ đã, đang và sẽ tồn tại mãi với một niềm tự hào mà không phải bất cứ một dân tộc nào cũng có được.

1.2.2. Đặc điếm về tín ngưõng

Người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyến cư sang Việt Nam kéo dài suốt từ thế kỷ XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Họ tự nhận mình là con cháu của Bàn Hồ (Bàn Vương), một nhân vật huyền thoại rất phổ biến và thiêng liêng ở người Dao. Bàn Hồ là nhân vật huyền thoại, thủy tố của dân tộc Dao, đã được nhắc tới trong truyện kể dân gian, thần tích và các truyện thơ, trong đó đặc biệt phải kể tới sách "Quá Sơn bảng văn, Bàn

H ồ ” (tru yện thơ) và “Đặng hành và Bàn Đại Hộ”(truyện thơ). Các tác phẩm

nêu trên vừa được truyền miệng trong dân gian, vừa được các trí thức người Dao ghi chép thành sách bằng chữ Nôm Dao (kiểu chữ dùng mẫu tự Trung Quốc đế ghi tiếng Dao). “Quá Sơn bảng văn” (hay Bảng Văn, Bình Hoàng khoán điệp) được viết trên tấm vải dài, rìa được đệm vải cho cúng chắc. Toàn bộ tài liệu này được ghi bằng chữ Nôm Dao, hai đầu có vẽ cảnh triều đình, vua ngồi trên ngai vàng, dưới chân là con chó Bàn Hồ, nội dung của “Quá Sơn bảng văn” có thể tóm tắt lại như sau:

“Bàn Hồ là con long khuyển mình dài ba thước, lông đen vằn vàng, mướt như nhung, từ trên trời giáng xuống trần, được Bình Vương yêu quý, nuôi trong cung vua. Một hôm bình vương nhận được chiếu thư của Cao Vương liền hội triều đình lại để bàn cách đánh lại Cao Vương. Trong khi mọi người còn đang yên lặng vì chưa tìm ra được kế gì, thì con long Khuyển Bàn Hồ nhảy ra phủ phục trước nhà vua xin đi giết Cao Vương. Trước khi Bàn Hồ đi, vua hứa nếu Bàn Hồ giết được Cao Vương thì sẽ gả công chúa cho. Bàn Hồ phải mất bảy ngày bảy đêm mới tới được chỗ Cao Vương. Cao vương thấy con chó Bàn Hồ từ chỗ Bình Vương tới thì cho đó là điềm may, liền mang Bàn Hồ về cung cấm nuôi. M ột hôm nhân lúc Cao Vương uống rượu say, Bàn Hồ cắn chết Cao Vương, ngoạm đầu mang về báo công với Bình Vương. Giữ lời hứa, Bình Vương gả con gái cho Bàn Hồ. Sau lễ cưới, Bàn Hồ mang vợ về núi c ố i Kê (Chiết Giang), sau đó vợ chồng Bàn Hồ sinh được sáu

con trai và sáu người con gái; mười hai người con của Bàn Hồ đều được Bình Vương ban sắc thành mười hai họ. Riêng con cả lấy họ cha, họ Bàn, còn các con khác lấy tên họ sau: Lan, Mãn, Uyên, Đặng, Trần, Lương, Lý, Tống, Phượng, Đối, Lưu, Triệu. Con cháu Bàn vương sinh sôi ra ngày một nhiều. Tới thời Hồng Vũ (1368-1398), bị hạn ba năm liền không có gì ăn, nhà vua cung cấp cho mỗi người một cái búa, một con dao đế đốn rùng làm rẫy. Con cháu Bàn Hồ phát hết rừng núi của Bình Vương, khiến cho nhà vua phải cấp cho Quá Sơn bảng văn để phân tán đi các nơi tìm đất sinh sống”.

Người Dao có hai hình thức thờ cúng chính là cúng tồ tiên (Bàn Hồ) và cúng Bàn Vương. Trong cúng tồ tiên, người ta cúng đến chín đời và bàn thờ tồ tiên đặt ở nơi tôn nghiêm nhất và họ cho rằng tố tiên không ở thường trục trên bàn thò’ mà chỉ ghé thăm họ vào ngày mồng một hoặc ngày rằm. Cúng Bàn Vương là cúng một nhân vật huyền thoại . Thờ Bàn Vương, không cần lập bàn thờ riêng mà khấn chung với tố tiên, tông tộc trong các dịp lễ tết. Người Dao tin rằng, Bàn Vương có liên quan đến số phận từng gia đình, từng tông tộc, nên có cúng bái tốt thì mọi người mới khoẻ mạnh, gia tộc mới hung thịnh.

Người Dao quan niệm mọi vật đều có linh hồn, khi vật đó chết thì hồn lìa khỏi xác để biến thành ma và hồn ma có ở khắp nơi. Người Dao cho rằng có ma lành và có ma dữ trong cuôc sống của họ. Gặp ma lành thì người ta gặp được sự yên ổn, bảo trợ, giúp đỡ, còn gặp ma dữ tức là không may mắn, tai họa. Người ốm là do không đủ số hồn ở trong người mình, do đó phải tìm đến thầy bói đi tìm hồn và nhờ thầy cúng tìm cách đưa những hồn trong người trở lại vị trí cũ.

Có rất nhiều loại ma lành trong tín ngưỡng của người Dao, nhưng phố biến là quen thuộc là ma tổ tiên, ma đất, ma bếp, thần nông, Ngọc Hoàng thượng đế, Tam Thanh, Bàn Vương (người Dao quan niệm Bàn Vương là thủy tố của mình). Những ma lành này không hại người nhung người cũng

không được làm điều gì để ma phật ý mà quở trách. Còn lại là loại ma dữ, cần phải hết sức cấn thận với chúng. So với người Thái và người Mường thì trong tín ngưỡng của người Dao, tam giáo đã có ảnh hưởng khá mạnh.

Tôn giáo có yếu tố của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Họ thờ tố tiên của gia đình cùng với “Bàn Vương” - Đó là tố tiên sớm nhất của người Dao.

Những nghi lễ, tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp của người Dao cũng phố biến như: Cúng thóc giống, cúng nương, cúng cơm mới, cúng hồn lúa, cầu mưa. Ngoài ra, người Dao còn có các nghi lễ liên quan đến núi rừng.

Lễ cúng Bàn Vương (Chẩu Đàng), có nơi còn gọi là đám chay, là một tín ngưỡng hết sức phố biến ở người Dao. Nhà nào, dòng họ nào cũng phải cúng Bàn Vương ít nhất là một lần trong đời người. Lễ này đòi hỏi một số lượng người tham gia và vật chất lớn, do vậy phải dày công chuấn bị mới tiến hành được. Vì thế, người ta thường kết họp làm lễ cấp sắc với cúng Bàn Vương.

Theo người Dao một lễ kết họp cả lễ cấp sắc với cúng Bàn Vương cần ít nhất hai thầy cúng với năm mươi bài cúng. Lễ vật là: sôi, lợn, gà, quần áo, vàng mã, tranh thờ ... Rất tốn kém! Ngoài ra, người ta còn tiến hành rất nhiều nghi lễ khác nhau trong các lễ này. Vì vậy, đòi hỏi không chỉ vật chất mà cả thời gian nữa. Với người Dao, chưa làm lễ cấp sắc đối với một con người thì giống như ở các dân tộc khác chưa qua lễ trưởng thành. Chính vì thế, nó luôn luôn là một niềm khao khát, áy náy đối với nhũng người chưa được trải qua lễ này.

Người Dao còn có một tín ngưỡng khác là lễ tạ mả. Đây là nghi lễ của dòng họ, mỗi họ làm riêng với nhau. Riêng họ Phùng ở Kim Bôi (Hòa Bình) đã làm lễ tạ mả là phải thịt trâu, phải lập bàn thờ, phải thả tranh, có thầy cúng và nhạc chiêng, trống, xập xọe, chuông phụ họa. Người ta còn tiến hành đắp mộ giả trước sân nhà. Nơi làm lễ đắp, người trong họ đứng làm lễ theo thứ tự

từ cao xuống thấp, theo các chi, các nhánh trên, dưới như gia phả ghi chép. Thầy cúng ở lễ này phải mời ở họ khác vì thầy cúng được đứng trên các cụ. Neu thầy cúng là người trong họ có thế sẽ là bậc có vai vế nhỏ hon thì không được. Lễ này cũng là dịp để toàn bộ họ hàng đến dự.

Tuy nhiên, hình thái tín ngưỡng vạn vật hữu linh giáo tồn tại rộng rãi ở người Dao. Đó là quan niệm đa thần, vạn vật hữu linh - tức là vạn vật đều có linh hồn. Vì vậy, người Dao tin là có thần gió, thần mưa, thần trông coi lúa gạo, hoa màu và thần chăn nuôi.

Thờ cúng tố tiên được người Dao, nhất là người Dao Đỏ đặc biệt quan tâm, chú ý. Trong nhà bất cứ người Dao Đỏ nào dù nghèo khổ đến đâu cũng phải có bàn thờ tổ tiên. Họ coi tố tiên ở trong nhà như thần bản mệnh, vì vậy trong gia đình có công việc gì như cưới xin, làm nhà, ốm đau đều cúng khấn đến tồ tiên, báo cáo với tố tiên cho tố tiên biết đê phù hộ cho con cháu, ngoài những lúc có công việc ra họ thường cúng vào dịp từ hai lăm Tết đến mười lăm tháng Giêng, mời tổ tiên về cùng con cháu ăn Tet, với nội dung một năm cũ đã qua nhò’ có tổ tiên phù hộ, giúp đõ' một năm qua gia đình con cháu làm ăn thuận lợi, chăn nuôi phát triển. Nay gia đình có lễ vật cúng, tạ ơn tố tiên và bước sang năm mới tổ tiên phù hộ một năm mới mọi người trong gia tộc, dòng họ được khoẻ mạnh, mưa thuận gió hoà, cho mùa màng bội thu, gia súc gia cầm phát triển không bị dịch bệnh.

Người Dao quan niệm họ chỉ coi tổ tiên của họ từ năm đời đến đời thứ chín thì họ không còn thò' nữa, qua đời thứ chín họ cho là đã ra ma, quỷ, trong đời thứ năm trở lại dòng họ nào khá giả được con cháu ghi tạc thành tranh thờ (ghi tên, tuổi ông, bà, cụ, kị) cũng chỉ đến đời thứ chín rồi lại phải hoá đi.

Lễ vật cúng tổ tiên: Một con lợn bốn mươi đến năm mươi kilôgam, một con gà, bánh chưng đen, bánh dầy, giấy vàng tiền âm. Nhà nào không biết cúng phải mời thầy về cúng giúp tại bàn thờ tô tiên ở gia đình.

Người Dao có tín ngưỡng rằng loài chó là tố tiên của họ nên chó luôn luôn được quý trọng. Ngoài ra, đàn ông chỉ được coi là trưởng thành sau khi đã chịu lễ cấp sắc của nơi thờ cúng. Họ cũng có các tục lệ khác như: gia đình nào đang nấu rượu thì cắm một cành cây trước cửa, không cho người lạ vào vì họ quan niệm rằng hễ có người lạ vào là rượu sẽ chua và khê. Khi thấy có dấu hiệu cắm lá trước cửa nhà người Dao thì người ta sẽ kiêng không vào. Trong gia đình có phụ nữ sinh nở cũng phải cắm lá trước cửa để không cho người lạ vào, vì họ sợ đứa trẻ sơ sinh sẽ khóc nhiều.

Họ cũng có tục kiêng sờ đầu trẻ con. Khi cắt tóc, cạo đầu cho trẻ họ để một chòm tóc ở đỉnh đầu vì cho rằng đó là nơi trú ngụ của hồn vía con người, để chỏm tóc như vậy trẻ sẽ không hay ốm đau. Họ cũng quan niệm là nam và nữ khi chưa kết hôn thì không được chụp hình chung. Khách du lịch muốn chụp tốt nhất là nên hỏi họ trước.

C H Ư Ơ N G 2. G IÁ T R Ị V Ă N H Ó A Đ Ặ C S Ắ C C Ủ A T Ụ C “ N G Ủ T H Ă M ”

2.1. Khái niệm phong tục

Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người đã được hình thành trong quá trình lịch sử và ồn định thành nền nếp, được cộng đồng thừa nhận và tự giác thực hiện, được lưu truyền tù’ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên tính tương đối thống nhất của cộng đồng. Phong tục không mang tính cố định và bắt buộc như nghi lễ, nghi thức, tuy nhiên nó cũng không tuỳ tiện, nhất thời như hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững.

Phong tục của một dân tộc, một địa phương, một tầng lớp xã hội, thậm chí của một dòng họ và gia tộc, thế hiện qua nhiều chu kì khác nhau của đời sống con người.

Hệ thống các phong tục liên quan tới vòng đời của con người như: Phong tục về sinh đẻ, trưởng thành, cưới xin, mừng thọ và lên lão; phong tục tang ma, cúng giỗ... Hệ thống các phong tục liên quan đến chu kì lao động của con người, mà với cư dân nông nghiệp là từ làm đất gieo hạt, cấy hái đến thu hoạch, với ngư dân là theo mùa đánh bắt cá... Hệ thống các phong tục liên quan tới hoạt động của con người theo chu kì thời tiết trong năm, phong tục mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông.

Phong tục là một bộ phận của văn hoá, có vai trò quan trọng trong việc hình thành truyền thống của một dân tộc, địa phương, nó ảnh hưởng, thậm chí chế định nhiều ứng xử của cá nhân trong cộng đồng. Phong tục được tuân thủ theo quy định của luật tục hay hương ước. Người vi phạm có thể bị phạt vạ. Cùng với sự phát triển của xã hội, một số phong tục không còn phù (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

họp với thời đại mới, bị đào thải, trong khi một số phong tục mới được hình thành.

“Phong” là nền nếp đã lan truyền rộng rãi, “tục” là thói quen lâu đời. Phong tục có thứ trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống văn hoá của dân tộc ta, có nhiều thuần phong mỹ tục cần cho đạo lí làm người, kỷ cương xã hội.

Phong tục có thể ở một dân tộc, địa phương, tầng lóp xã hội hay thậm chí chỉ một dòng họ, gia tộc. Phong tục là một bộ phận của văn hóa và có thế chia thành nhiều loại.

Tóm lại, phong tục là thói quen, nét đẹp đã có từ lảu đời, đã ăn sâu vào đời song xã hội, được mọi người công nhận và làm theo.

2.2. Thế nào là tục “ngủ thăm”

“Ngủ thăm” là một phong tục đẹp, đã có từ lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác của dân tộc Dao.

Theo sự giải thích của đồng bào người Dao ở bản Cói (Xuân Son, Thanh Sơn, Phú Thọ), “ngủ thăm” có nghĩa là con trai, con gái đến tuổi trưởng thành đều có thể “cạy cửa ngủ thăm” nhà nhau. Hay có thể giải thích tục “ngủ thăm” như sau: Người con trai thích cô gái nào trong bản thì tìm đến tán tỉnh. Neu cô gái đó gật đầu thì chàng trai có thể ngủ lại nhà luôn, cùng màn, cùng chiếu với cô gái để thăm dò xem cô gái đó có làm vợ mình được không. “Ngủ thăm” vài bữa thấy được thì mang bạc trắng, lọn béo đến đế hỏi vợ. Ngược lại, người con gái Dao thích chàng trai nào đó có thế tùy ý hẹn hò chàng trai đó để “ngủ thăm” .

Các chàng trai, cô gái đến tuối trưởng thành từ khi mới mười ba đến mười bốn tuổi, đám trai bản đã nô nức kéo nhau đến “ngủ thăm” . Tất cả các hộ gia đình trong bản, nhà nào có con gái chưa chồng từ mười ba đến mười bốn tuối trở lên đều đã có người đến “ngủ thăm” .

Các cô gái đến tuổi trưởng thành, ban ngày đi làm các công việc đồng áng, tối đến đốt một ngọn đèn, buông màn sớm và nằm trong đó. Các chàng trai có nhu cầu tìm hiếu người con gái mình sẽ lấy làm vợ, có thể tìm đến để ngủ thăm. Nếu đèn trong buồng cô gái còn sáng, nghĩa là chưa có ai đến ngủ thăm, chàng trai phải tự cạy cửa để vào nhà. Chàng trai có thể nằm

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp ngủ thăm một trong những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc dao (Trang 25)