CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PTBVCN Trách nhiệm của người sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Tổng Hợp Các Bệnh Nghề Nghiệp Thường Gặp (Trang 31)

a. Một số lĩnh vực liên quan trong ngành hải thủy sản.

CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PTBVCN Trách nhiệm của người sử dụng lao động

Trách nhiệm của người sử dụng lao động

-Phải mua sắm và cấp phát PTBVCN và cấp phát lại nếu PTBVCN bị mất, bị hỏng không phải do lỗi của người lao động. Danh mục cấp phát thực hiện theo Quyết định 68/2008/ QĐ – BLĐTBXH do Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội ban hành. Tùy vào từng loại hình để cấp phát PTBVCN phù hợp: Ví dụ ngoài các phương tiện như quần áo, găng tay, ủng thì mỗi ngành nghề khác phải được trang bị thêm những phương tiện phù hợp. Lao động khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản cần được trang bị thêm bình dưỡng khí, phao cứu hộ. Lao động vận hành máy có nhiều tiếng ồn phải được trang bị thêm nút tai…Ngoài ra, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trang bị thêm các phương tiện nếu điều kiện làm việc nguy hại nhưng không có trong Quyết đinh 68/2008.

-Đưa ra thời hạn sử dụng PTBVCN phù hợp. Thời hạn này căn cứ vào tính chất công việc và chất lượng PTBVCN cấp phát, sau khi tham khảo ý kiến của công đoàn cơ sở.

-Phải tổ chức huấn luyện, hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các PTBVCN trước khi cấp phát và kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng của người lao động như khi nào phải mang PTBVCN, sử dụng thế nào khi làm việc, thao tác mang, cởi bỏ, điều chỉnh, các phương pháp bảo dưỡng, giữ gìn. Các nội dung huấn luyện phải được kiểm tra đánh giá, những lao động chưa đạt yêu cầu phải huấn luyện lại.

-Người sử dụng lao động phải cấp phát PTBVCN phù hợp, trước khi cấp phát phải kiểm tra chất lượng, định kỳ kiểm tra việc thực hiện của người lao động.

-Người SDLĐ tuyệt đối không cấp phát tiền thay PTBVCN, việc để người lao động tự mua sắm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và năng suất của công ty.

-Trong các doanh nghiệp chế biến, đóng gói thủy hải sản cần thiết nhất phải xây dựng kho chứa PTBVCN, tránh bảo quản ở những nơi ẩm thấp, có mùi.

-Xây dựng quy chế thưởng phạt, đặc biệt là xử phạt nghiêm đối với người lao động không tuân thủ nguyên tắc của doanh nghiệp.

-PTBVCN có trở thành giải pháp hiệu quả bảo vệ sức khỏe và an toàn trong lao động phụ thuộc rất lớn vào việc thực hiện các trách nhiệm nêu trên của người sử dụng lao động. Để chủ động khi thực hiện, người sử dụng lao động cần xây dựng kế hoạch cho đơn vị mình. Trong đó phải xác định các yếu tố nguy hiểm và độc hại trong từng công việc, xây dựng danh mục trang cấp phù hợp, xác định yêu cầu chất lượng, kế hoạch mu sắm, huấn luyện, cấp phát và giám sát thực hiện. Tất cả các quy định trước khi ban hành, người sử dụng

lao động phải tham khảo ý kiến của công đoàn cơ sở, phổ biến rộng rãi cho người lao động thực hiện.

Trách nhiệm của Người lao động

-Để thực hiện tốt các quy định về PTBVCN cần có sự phối hợp giữa người lao động và người sử dụng lao động. Về phía người lao động, cần ý thức được sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân là mang lại an toàn và sức khỏe cho chính mình trong điều kiện lao động khắc nghiệt.

-Người lao động khi được cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân bắt buộc phải sử dụng đúng quy định, tuân thủ nguyên tắc sử dụng như chuẩn bị, tháo, điều chỉnh…

-Trước khi sử dụng, người lao động cần kiểm tra sự toàn vẹn của PTBVCN của mình. -Phản hồi với người sử dụng lao động nếu phát hiện PTBVCN chủa mình bị hư hỏng, không đảm bảo chất lượng hoặc không được trang cấp phù hợp với điều kiện làm việc. -Phải tự giác sử dụng và tập dần thói quen sử dung PTBVCN mặc dù có trở ngại trong quá trình làm việc.

Trách nhiệm của Nhà nước

Nhà nước là cơ quan quyền lực cao nhất, Nhà nước sẽ đưa ra các quy định về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân nói chung cho các ngành nghề và nói riêng cho ngành thủy sản nói riêng. Hiện tại, Quyết định 68/2008/QĐ – BLĐTBXH ban hành ngày 30 tháng 5 năm 2008 là văn bản quy định rõ nhất về phương tiện bảo hộ lao động cho các ngành nghề có tính chất nguy hiểm độc hại trong đó có ngành thủy sản.

Tuy vây, việc quy định các chế tài xử lý vi phạm phương tiện bảo vệ cá nhân còn chưa rõ ràng, Nhà nước nên có các văn bản xử lý những doanh nghiệp, người sự dụng lao động đánh bắt và chăm sóc thủy hải sản cũng như người lao động nếu có bất cứ vi phạm về trang bị PTBVCN trong quá trình lao động.

Nhà nước cũng cần xây dựng tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân. Yêu cầu các cơ sở sản xuất phải sản xuất theo đúng yêu cầu đã quy định.

Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện trang bị PTBVCN tại các doanh nghiệp, có cơ chế quản lý thị trường về hàng giả, không đảm bảo chất lượng.

Một phần của tài liệu Tổng Hợp Các Bệnh Nghề Nghiệp Thường Gặp (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w