SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN BVCN CHO NLĐ TRONG NGÀNH THỦY, HẢI SẢN Khái niệm,Mục đích,Yêu cầu,Phân loại phương tiện bảo vệ cá nhân (SGK/90)

Một phần của tài liệu Tổng Hợp Các Bệnh Nghề Nghiệp Thường Gặp (Trang 25)

Khái niệm,Mục đích,Yêu cầu,Phân loại phương tiện bảo vệ cá nhân. (SGK/90) Điều kiện sử dụng PTBVCN: Khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện

phải tiếp xúc với một hoặc một số yếu tố nguy hiểm, độc hại nào đó, chúng ta đều phải sử dụng PTBVCN. Các yếu tố nguy hiểm đó xuất hiện khi:

- Tiếp xúc với các yếu tố vật lý (nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, áp suất, tiếng ồn, rung chuyển…vượt quá giới hạn cho phép).

- Tiếp xúc với hóa chất độc hại (ở dạng hơi, khí, dạng chất lỏng hay chất rắn, bụi có thể xâm nhập qua cơ thể vào đường hô hấp, qua da, tiêu hóa…gây hại cho cơ thể).

- Tiếp xúc với các yếu tố sinh vật, vi trùng độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu (virut, vi khuẩn độc hại, mùi thối hoặc các yếu tố sinh học độc).

- Khi người lao động làm việc trên cao, trong hầm lò, trên song nước…), hoặc các yếu tố nguy hiểm độc hại khác.

Giới hạn bảo vệ của PTBVCN: PTBVCN có khả năng ngăn ngừa tai nạn lao động khi

các yếu tố nguy hiểm có cường độ tác động nằm trong giới hạn bảo vệ của chúng. Với các tác nhân có thể gây bệnh nghề nghiệp, khả năng ngăn ngừa và loại trừ tác hại khi sử dụng PTBVCN ở mức cao hơn nhiều. Tuy nhiên, khả năng ấy chỉ trở thành hiện thực khi người lao động đã được trang bị đầy đủ PTBVCN có tính năng phù hợp và sử dụng đúng.

Tác dụng của PTBVCN trong lao động

-Mũ bảo hộ: ngăn ngừa nguy hiểm phát sinh do vật rơi, văng, bảo vệ đầu khi bị ngã.. -Thắt lưng an toàn: ngăn ngừa nguy hiểm do rơi, té khi làm việc trên cao.

-Giầy an toàn: bảo vệ chân, ngón chân tránh khỏi vật rơi, va đập, vật sắc…

-Kính bảo hộ: ngăn ngừa tổn thương cho mắt do bị văng bắn, do chất độc, tia độc gây ra. -Găng tay an toàn: Chống thấm nước, chống an mòn da tay của các hóa chất, chống rung…

-Mặt nạ bảo hộ: bảo vệ mắt tránh khỏi nguy hiểm do tia lửa hàn, vật sắc hoặc các tia độc hại.

-Mặt nạ chống bụi: tránh bụi thông qua đường hô hấp xâm nhập vào cơ thể. -Mặt nạ phòng độc: chống sự xâm nhập của hơi độc, khí độc vào cơ thể người.

-Nút lỗ ta, bịt tai: bảo vệ tai, thính giác chống lại tiếng ồn. -Mạt nạ dưỡng khí: ngăn ngừa nguy hiểm do thiếu oxy.

-Áo quần bảo hộ: áo quần chống nhiệt giúp chống tăng than nhiệt trong lao động. Áo quần chống lạnh giúp giữ ấm cơ thể trong môi trường quá lạnh.

PTBVCN cần thiết cho ngành thủy hải sản

Về nuôi trồng và chăm sóc thủy hải sản

-Lao động quy hoạch và bảo vệ thủy sản cần có các PTBVCN: quần áo lao động phổ thông, mủ và nón lá chống mưa nắng, ủng cao su, áo mưa (vải bạt hoặc nilon), Quần áo và mủ chống lạnh (trang bị cho người làm việc ở những vùng khí hậu rét), xà phòng. -Lao động thu gom nguyên liệu để sản xuất HCG: đây là loại thuốc dung tiêm kích thích sinh sản cho cá mè hoa, mè trắng và các loại đặc sản khác như ếch, ba ba…Đây là loại thuốc được sản xuất từ nguyên liệu cơ bản là nước tiểu của phụ nữ có thai. Lao động thu gom nguyên liệu cần được trang bị các phương tiện: Quần áo lao động phổ thông, mủ và nón lá, khẩu trang lọc bụi, Găng tay cao su mỏng, tạp dề chống ướt, bẩn. Giày vải thấp cổ, kính chống các vật văng bắn, áo mưa, xà phòng.

-Đối với lao động trực tiếp sản xuất HCG: cần trang bị them áo choàng vải trắng, mủ vải, tạp dề chống axit, kiềm, găng tay cao su, khẩu trang lọc bụi, dép nhựa có quai hậu .

-Lao động trong nuôi trồng, chăm sóc thủy sản: trai, ngọc, cá, tôm: cần được trang bị quần áo lao động phổ thông, mủ nón chống mưa nắng. Ủng cao su. Găng tay cao su. Khẩu trang lọc bụi. Khăn mặt bông. Xà cạp liền tất, vải dày và có nhiều lớp ở long bàn chân. Phao cứu sinh, áo mưa bằng vải hoặc nilon.

Về khai thác, đánh bắt và chế biến.

-Lao động đánh bắt thủy sản, thu mua thủy sản: cần được trang bị các phương tiện: Quần áo lao động phổ thông, mủ chống chấn thương sọ não, ủng cao su, dày da thấp cổ chống dầu, găng tay vải bạt hoặc găng tay cao su, áo mưa bằng vải bạt hoặc nilon, phao cứu sinh, Bộ áo quần thợ lặn hay bình dưỡng khí (sử dụng khi cần thiết), quần áo chóng lạnh và tất chống rét (dùng ở vùng có khí hậu lạnh).

-LĐ làm việc trong chọn và phân loại thủy sản: cần trang bị áo quần lao động phổ thông, mủ bao tóc, găng tay cao su, ủng cao su, tạp dề hoặc yếm để chóng ướt và bẩn. Xà phòng. -Đặc biệt hơn là đối với lao động chế biến, bao gói, bóc xếp các loại thủy sản dưới hầm lạnh, trong buồng lạnh trên các tàu biển hoặc trong các xí nghiệp: cần trang bị quần áo lao động phổ thông đi kèm với quần áo lao động chống lạnh. Quần áo lót đông xuân,

khăn quàng chống rét, mủ chống lạnh, ủng cao su, tất chóng rét, Găng tay cao su, tạp dề hoặc yếm chống ướt và bẩn. Khẩu trang lọc bụi, khăn mặt bong và đệm vai.

-Lao động chế biến thủy sản đông lạnh, làm thực phẩm ăn liền, mực cán mành: cần được trang bị quần áo vải trắng dày, quần áo lót đông xuân, mủ bao tóc, ủng cao su, tất chống rét, găng tay cao su mỏng, yếm hoặc tạp dề chống ướt, bẩn, khẩu trang lọc bụi.

Một phần của tài liệu Tổng Hợp Các Bệnh Nghề Nghiệp Thường Gặp (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w