Thời gian xuất hiện bệnh tại thành phố Hà Tĩnh:

Một phần của tài liệu Điều tra khảo sát tình hình dịch bệnh trên tôm sú ( panaeus monodon fabricius,1798 ) tại hà tĩnh và một số biện pháp phòng trị (Trang 29 - 30)

Qua điều tra chúng tôi đã thu được kết quả về thời gian xuất hiện các bệnh trên tôm ở thành phố Hà Tĩnh như bảng 7.

Bảng 7. Thời gian xuất hiện các bệnh trên tôm tại TP. Hà Tĩnh

TT Tên bệnh Thời điểm

2004 2005 2008 1 Đốm trắng 2/5/2004 10/5/2005 6/6/2006 2 Đầu vàng - - 15/5/2006 3 Vi khuẩn - - Tháng 6 4 Vàng mang - 15/5/2005 - 5 Đen mang 3/6/2004 - - 6 Môi trường - Tháng 6 -

Qua các số liệu trên bảng 7 chúng ta có thể thấy:

- Thời gian xuất hiện bệnh chủ yếu vào tháng 5, tháng 6.

+ Đối với bệnh đốm trắng:

Năm 2004: Khi tôm thả nuôi được 30–40 ngày (tháng 05) thì dịch bệnh bắt đầu xuất hiện tại xã Thạch Hưng, Thạch Trung. Những ngày đầu tôm thường dạt vào bờ buổi sáng sớm và hoạt động yếu ớt, không có phản xạ khi có tiếng động, những ngày tiếp theo thấy tôm chết hàng loạt. Kiểm tra thì thấy toàn thân tôm có màu đỏ, kiểm tra vỏ đầu ngực thì những đốm trắng đã xuất hiện nhiều. Nhiệt độ thời điểm này thường dao động trong khoảng 20–25oC.

Năm 2005: Bệnh đốm trắng xuất hiện tại Thạch Trung vào đầu tháng 5 (khi tôm đã nuôi được 45 ngày). Nhiệt độ vùng nuôi ở đây dao động từ 20–25oC, thỉnh

thoảng có mưa giông đột ngột, nước từ thượng nguồn sông Cày chảy về nhiều mang theo các cặn bẩn chảy vào ao nuôi.

Năm 2008: Bệnh đốm trắng xuất hiện vào tháng 6, khi tôm đã thả nuôi được 60–70 ngày. Bệnh chủ yếu xẩy ra tại Thạch Hưng, Thạch Trung, phường Đại Nài. Thời điểm này thời tiết nắng oi (nhiệt độ thường là 33–35oC).

+ Đối với bệnh đầu vàng: Bệnh chủ yếu xuất hiện vào tháng 5. Khi tôm đã

thả nuôi được 30–50 ngày thì dịch bệnh bắt đầu xuất hiện. Biểu hiện ban đầu tôm ăn nhiều hơn bình thường, sau đó chết chìm ở đáy ao. Nhiệt độ trong tháng 5 thường dao động từ 22–26oC.

+ Đối với bệnh đen mang: Khi tôm đã thả nuôi được 60–70 ngày (tháng 6).

Thời điểm này nhiệt độ thường dao động từ 33–35oC, nắng nóng oi bức, việc lấy nước vào ao gặp nhiều khó khăn, nên các ao nuôi tôm vùng này thường chỉ đạt 0,80–1 m nước. Thời gian này tôm thường vùi mình xuống đáy ao, hoạt động bắt mồi kém dẫn đến môi trường bị ô nhiễm do lượng thức ăn dư thừa nhiều, đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và tấn công tôm.

+ Đối với bệnh Vi khuẩn: Chủ yếu xuất hiện vào tháng 6, khi tôm đã thả nuôi

được 50-60 ngày. Thời điểm này nước ao thường cạn, nhiệt độ cao (33–35oC). Tôm thường bị mòn đuôi, đứt râu, một số bị đen mang.

Một phần của tài liệu Điều tra khảo sát tình hình dịch bệnh trên tôm sú ( panaeus monodon fabricius,1798 ) tại hà tĩnh và một số biện pháp phòng trị (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w