Qua điều tra chúng tôi đã thu được kết quả về thời gian xuất hiện các bệnh trên tôm ở huyện Nghi Xuân như bảng 6.
Bảng 6. Thời gian xuất hiện các bệnh trên tôm tại Nghi Xuân
TT Tên bệnh Thời điểm
2001 2003 2004 2005 2008
2 Đầu vàng - Tháng 2 Tháng 2 - 20/3
3 Vi khuẩn - - - 30/3 -
4 Môi trường 3/06 - - Tháng 6 -
5 Đen mang - - Tháng 5 - -
Qua các số liệu trên bảng 6 chúng ta có thể thấy:
- Thời gian xuất hiện bệnh chủ yếu vào tháng 2, tháng 3.
+ Đối với bệnh đốm trắng:
Năm 2001: Sau khi tôm thả được 80–90 ngày (tháng 5) thì dịch bệnh bắt đầu xuất hiện tại xã Xuân Đan, Xuân Trường. Thời điểm này có một số ao nuôi tôm gần đến kích cỡ thu hoạch (khoảng 70–80 con/kg). Khi tôm bị bệnh thường không có biểu hiện dạt vào bờ mà khi dùng chài và kiểm tra ở đáy ao thì thấy tôm chết nhiều. Khi kiểm tra những mẫu tôm đã chết thấy đốm trắng xuất hiện trên toàn bộ thân tôm và tôm chết rất nhanh. Nhiệt độ thời điểm này thường dao động trong khoảng 20–25oC.
+ Năm 2003–2008: Thời gian này tôm đã thả nuôi được 30–50 ngày (tháng 2, 3), thời tiết rét đậm, tôm ăn ít và vùi mình ở đáy ao. Khi người dân không thấy tôm nổi lên ăn nên đã gọi cán bộ kỹ thuật kiểm tra. Khi lấy mẫu kiểm tra bằng mắt thường thì thấy đốm trắng xuất hiện khoảng 40–60%, sau 3 - 4 ngày thì tôm chết nhiều trong các ao và đã lây lan sang các vùng nuôi khác như Xuân Hội, Xuân Phổ, Xuân Đan, Xuân Trường, Xuân Giang, . . ..
+ Đối với bệnh đầu vàng: Bệnh chủ yếu xuất hiện vào tháng 2, tháng 3. Sau
khi tôm thả nuôi được 30–50 ngày thì dịch bệnh đầu vàng bắt đầu xuất hiện trong những ao tôm đã có dấu hiệu bị bệnh đốm trắng. Nhiệt độ trong tháng 2, 3 thường dao động từ 15–20oC.
+ Đối với bệnh đen mang: Chỉ xuất hiện vào tháng 5/2004 tại Xã Xuân Phổ,
20–25oC, trời nắng thỉnh thoảng có những trận mưa giông, nước phân tầng và tôm thường vùi mình xuống đáy ao, hoạt động bắt mồi kém dẫn đến môi trường bị ô nhiễm do lượng thức ăn dư thừa nhiều, đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và tấn công tôm.