TRIỂN KHAI PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ LẠM PHÁT NHẤT QUÁN CHO VIỆC THẨM ĐỊNH TAØI CHÍNH CỦA DỰ ÁN

Một phần của tài liệu Một phương pháp phân tích tài chính tổng hợp (Trang 26 - 29)

VIỆC THẨM ĐỊNH TAØI CHÍNH CỦA DỰ ÁN

(A) Quy trình thẩm định với giá cố định - truyền thống

Các nguyên tắc kế toán phản ánh sự kiện lạm phát đã phát triển chậm và đã là chủ đề tranh luận quan trọng trong giới kế toán chuyên nghiệp. Thay vì cố gắng dự báo lạm phát và đưa nó vào báo cáo ngân lưu kế hoạch, nhiều nhà phân tích dự án đã chọn thể hiện kế hoạch tài chính của dự án hoặc theo giá thực hoặc theo giá cố định của năm cho sẵn.11

Như đã giải thích trước đây, phương pháp đó hầu như bỏ qua các ảnh hưởng của lạm phát và có lẽ cả các thay đổi giá thực. Kết quả là, các sai số trong việc dự đoán yêu cầu tài chính trong tương lai của dự án nảy sinh trong sự phân tích, bởi vì lạm phát đã tự động kết hợp vào vài biến số như lãi suất danh nghĩa có thể hữu ích nếu xem xét lại các bước thường được thực hiện trong việc phát triển quy trình thẩm định tài chính truyền thống, sử dụng mức giá cố định trước khi định ra phương pháp kết hợp lạm phát vào một cách đúng đắn. Điều này không có nghĩa hàm ý là đã có sự thống nhất ý kiến về phương pháp thực hiện việc thẩm định tài chính vào lúc này; tuy nhiên, nó mô tả phương pháp thông thường hiện nay thường được sử dụng để xây dựng báo cáo ngân lưu tạm về tài chính cho các dự án đầu tư.

Các thành phần của phương pháp giá không thay đổi truyền thống như sau: 1. Tất cả dự báo các giá đầu vào (nhập lượng) và đầu ra (xuất lượng) được thể hiện

trong mặt bằng giá của một thời kỳ cho sẵn và chỉ phản ánh các thay đổi trong giá tương đối.

2. Các chi phí trả lãi được ước tính cho mỗi thời kỳ bằng cách áp dụng lãi suất danh nghĩa cho tổng số nợ còn chưa trả.

3. Các khoản đóng thuế lợi tức được ước tính sử dụng các dự báo dựa trên mặt bằng giá cố định của doanh thu và chi phí (từ 1), các chi phí trả lãi (từ 2) và khoản khấu hao dự trù được sử dụng cho việc đánh thuế căn cứ trên các giá mua trong quá khứ của các tài sản cố định.

4. Ngân lưu theo mặt bằng giá cố định được tính trên quan điểm của chủ sở hữu và được chiết khấu bởi chi phí cơ hội thực (thuần sau khi trừ đi lạm phát) áp dụng cho

Glenn P. Jenkins & Arnold C. Harberger 27 Xinh Xinh mỗi viễn cảnh. Ngân lưu trên quan điểm chủ dự án được tính bằng cách xử lý các khoản thu nợ vay như ngân lưu nhập và các khoản hoàn trả nợ vay và tiền lãi như ngân lưu xuất. Các trị giá của cả các khoản thu lẫn các khoản hoàn trả nợ vay được thể hiện theo mặt bằng giá của năm thương lượng khoản vay.

Sử dụng phương pháp này, lạm phát sẽ làm suất sinh lợi trên vốn tự có ước tính có hướng giảm xuống, nhưng mức sinh lợi tư nhân trên tổng vốn sử dụng có xu hướng tăng lên. Ảnh hưởng sau xuấtphát riêng từ sự ước tính thấp các khoản nợ thuế, sự ước tính thấp này xảy ra bởi vì chi phí lãi được thể hiện cao (vì một phần của lãi suất phản ánh việc khấu hao nợ thực) và bởi vì giả thiết rằng khấu hao theo đúng mô hình “thực” thì rộng rãi hơn mức khấu hao mà luật pháp cho phép trong các tình hình lạm phát. Ảnh hưởng trước là do sự thật rằng, các khoản trả lãi, chỉ riêng chúng trong số tất cả các khoản thu và chi tiêu chuẩn, được phép đưa vào mà không điều chỉnh cho các thành tố lạm phát của chúng.

(B) Quy trình thẩm định kết hợp lạm phát

Để xây dựng báo cáo ngân lưu kế hoạch phản ánh tác động của lạm phát lên trị giá tài chính thực của dự án, cần phải thực hiện phân tích theo cách được đề ra trước đây. Cần phải ước tính các biến số như là các khoản nợ thuế, các khoản tiền mặt đòi hỏi, các khoản hoàn trả lãi và nợ vay theo các giá hiện hành của những năm chúng sẽ xảy ra. Kế đó, chúng được điều chỉnh khử lạm phát để phản ánh các trị giá thực của chúng và đưa vào ngân lưu kế hoạch của dự án. Bằng cách xây dựng việc phân tích tài chính theo cách này, chúng ta bảo đảm rằng: trước tiên, tất cả ảnh hưởng của lạm phát được phản ánh nhất quán trong các biến số dự phóng, và thứ hai, là tất cả biến số được khử lạm phát bởi gia tăng dự phóng trong mặt bằng giá chung.

Các bước cần để thực hiện phương pháp này như sau:

1. Ước tính thay đổi trong tương lai của các giá tương đối cho mỗi biến số đầu vào (nhập lượng) và đầu ra (xuất lượng). Điều này sẽ bao gồm việc xem xét các lực cung và cầu hiện tại và trong tương lai, được dự kiến sẽ xảy ra phổ biến trên thị trường cho mỗi thứ nhập lượng hay xuất lượng đó.

2. Ước tính hay phát triển một tập hợp các giả thiết liên quan đến các thay đổi hàng năm dự tính trong mức lạm phát qua thời hạn hoạt động của dự án.

3. Xác định lãi suất danh nghĩa có khả năng là bao nhiêu trong thời hạn hoạt động của dự án với các thay đổi dự kiến trong mặt bằng giá nói trên.

Glenn P. Jenkins & Arnold C. Harberger 28 Xinh Xinh 4. Kết hợp thay đổi dự kiến trong các giá tương đối với các thay đổi dự kiến trong tỷ lệ lạm phát để có thay đổi dự kiến trong giá danh nghĩa của một thứ nhập lượng hay xuất lượng (đầu vào hay đầu ra).

5. Nhân các giá danh nghĩa của mỗi thứ với các số lượng dự phóng của đầu vào và đầu ra qua thời gian để thể hiện các biến số này theo các giá của năm hiện hành của thời kỳ mà chúng dự kiến sẽ xảy ra.

6. Bắt đầu xây dựng báo cáo ngân lưu kế hoạch dùng các trị giá (danh nghĩa) hiện hành cho các đầu vào và đầu ra. Vào lúc này, thời điểm bán hàng và thu tiền cũng như thời điểm mua hàng và chi tiền sẽ phải được xác định.

7. Xây dựng bản báo cáo lãi lôã tạm cho mỗi năm của thời hạn dự án, để xác định các khoản nợ thuế với tất cả biến số được thể hiện theo trị giá danh nghĩa của chúng. Các chi phí khấu hao, chi phí hàng bán, và chi phí lãi và các khoản nộpï thuế lợi tức được ước tính phù hợp với các luật về thuế của quốc gia. Các khoản nộp thuế lợi tức ước tính được đưa vào báo cáo ngân lưu kế hoạch.

8. Các yêu cầu tiền mặt ước tính và bất kỳ thay đổi nào trong tồn quỹ tiền mặt đều được phản ánh trong bản báo cáo ngân lưu kế hoạch.

9. Xác định các yêu cầu tài trợ cùng với các khoản trả lãi và hoàn trả vốn gốc và đưa các khoản này vào báo cáo ngân lưu kế hoạch. Điều này hoàn tất việc xây dựng các biến số dự phóng theo trị giá hiện hành (bao gồm cả lạm phát) của chúng.

10. Khử lạm phát cho tất cả các khoản trong bản báo cáo ngân lưu kế hoạch bởi chỉ số giá lạm phát để đạt được các trị giá thực cho bản báo cáo ngân lưu.

11. Tính toán ngân lưu tài chính thuần trên các quan điểm khác nhau (nghĩa là các chủ dự án, chính quyền, nền kinh tế). Các khoản vay, các khoản trả lãi, và các khoản trả nợ vay được đưa vào theo trị giá đã giải lạm phát trong việc xác định ngân lưu.

12. Chiết khấu ngân lưu tài chính thuần cho các chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc là bằng chi phí cơ hội tư nhân thực (thuần sau khi trừ lạm phát) của khoản tài trợ vốn tự có (nếu đó là một chủ tư nhân) hoặc bằng chỉ tiêu suất sinh lợi tài chánh (thuần sau khi trừ lạm phát) do chính quyền ấn định (nếu đó là một doanh nghiệp quốc doanh).

13. Ước tính ngân lưu tài chánh thuần trên quan điểm của tổng vốn đầu tư. Trong trường hợp này, hình thức tài trợ chỉ thay đổi số thuế lợi tức phải trả, nhưng còn các khoản vay, các khoản thanh toán tiền lãi và tiền vốn gốc không tham gia vào sự tính toán ngân lưu tài chính thuần.

Glenn P. Jenkins & Arnold C. Harberger 29 Xinh Xinh 14. Chiết khấu ngân lưu tài chính thuần từ tổng vốn đầu tư bởi chi phí cơ hội tư nhân thực (thuần sau khi trừ lạm phát) của vốn (nếu đó là một chủ sở hữu tư nhân) hoặc bởi chỉ tiêu suất sinh lợi tài chính thực (thuần sau khi trừ lạm phát) do chính quyền ấn định (nếu đó là doanh nghiệp thuộc khu vực quốc doanh) để ước tính Hiện giá thuần về tài chính của dự án.

15. Sử dụng biến số đầu vào và đầu ra tài chính thực làm cơ sở để ước tính giá trị kinh tế của lợi ích và chi phí của dự án. Sự thẩm định về phân phối lợi ích và về kinh tế trọn vẹn của dự án phải đi theo sau.

Việc xây dựng báo cáo ngân lưu tài chánh kế hoạch theo cách này đảm bảo rằng ảnh hưởng của lạm phát trên thành quả thực hiện tài chính của dự án được tính đúng. Đồng thời, bản phân tích tài chính cuối cùng (các bước 11 đến 14) được hoàn tất với biến số được thể hiện theo mặt bằng giá chung không đổi. Theo cách này, sự thay đổi của các biến số như số thu, chi phí lao động và chi phí vật liệu có thể được so sánh qua thời gian mà không bị bóp méo bởi các thay đổi trong mặt bằng giá chung.

Khi phân tích tài chính được thực hiện theo các giá thực, điều thiết yếu là các chi phí cơ hội tư nhân của vốn hay chỉ tiêu các suất sinh lợi tài chính sử dụng như các tỷ lệ chiết khấu phải được thể hiện thuần sau khi trừ bất kỳ khoản bù đắp nào cho tỷ lệ lạm phát dự kiến. Những tỷ lệ chiết khấu này phải là các biến số thực chứ không phải danh nghĩa. Nếu lãi suất hay chỉ tiêu suất sinh lợi danh nghĩa được sử dụng, kết quả sẽ là điều chỉnh hai lần cho các thay đổi dự kiến trong mặt bằng giá chung. Cách làm như vậy sẽ bóp méo đáng kể các kết quả phân tích liên quan đến khả năng tồn tại bền vững về tài chính của dự án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một phương pháp phân tích tài chính tổng hợp (Trang 26 - 29)