Tìm hiểu hoạt động của khách hàng và môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Chi phí hoạt động trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện (Trang 27)

Hiểu biết về khách hàng bao gồm: thông tin chung về khách hàng, hình thức sở hữu, cơ cấu tổ chức, hoạt động của khách hàng, các bên liên quan, nhân sự chủ chốt, hiểu biết về hệ thống kế toán áp dụng.

Hiểu biết về môi trường kinh doanh bao gồm: môi trường kinh doanh chung, các vấn đề về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Các công việc tiến hành tìm hiểu hoạt động của khách hàng và môi trường kinh doanh sẽ được tiến hành chi tiết và kết quả thể hiện trên giấy tờ làm việc A220 Tìm hiểu hoạt động của khách hàng và môi trường kinh doanh.

Bảng 2.2 WPS A220 Tìm hiểu hoạt động của khách hàng và môi trường kinh doanh

Tìm hiểu hoạt động của khách hàng và môi trường kinh doanh <A220> 1. Thông tin chung về khách hang

Công ty Cổ phần ABC (“Công ty”) là Công ty Cổ phần được thành lập tại Việt Nam, được hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4703000053 ngày 01/07/2003 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp lần đầu, và đăng ký kinh doanh thay đổi lần 7 theo số 3600642822 ngày 22/07/2011. Vốn điều lệ theo Đăng ký kinh doanh của Công ty là 79.994.460.000 đồng, tương ứng với 7.999.446

cổ phiếu, mệnh giá là 10.000 đồng/1 cổ phiếu

Tên công ty: Công ty Cổ phần ABC

Trụ sở chính: Đường số 08, KCN Biên Hòa I, phường An Bình, Tp Biên Hòa, Đồng Nai

Số điện thoại: 0613.836.156

Fax: 0613.836.166

Email:thaihongXYZ@ABCcovn.com.vn.

2. Hình thức sở hữu

Là Công ty cổ phần niêm yết, ngày 28/10/2010 cổ phiếu của Công ty chính thức được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã chứng khoán là XYZ. Cơ cấu vốn của Công ty bao gồm Vốn nhà nước 40.798.210.000 tương ứng với 51% vốn điều lệ, vốn của các cổ đông khác là 39.196.250.000 tương ứng với 49% vốn điều lệ

3. Cơ cấu tổ chức

Được tổ chức theo mô hình Công ty cổ phần: Bao gồm Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và các Phòng chức năng. Tại ngày 31/12/2014, Công ty có 2 chi nhánh trực thuộc, cụ thể như sau:

+ Trụ sở chính và nhà máy tại Đường số 08, Khu công nghiệp Biên Hòa I, phường An Bình, Tp Biên Hòa, Đồng Nai

+ Chi nhánh T.p Hồ Chí Minh: Tại số 617-629 bến Bình Đồng, Phường 13 quận 8, thành phố Hồ Chí Minh

+ Chi nhánh Hà Nội: Tại Km 01 đường Phan Tr

4. ng Tuệ,Hoạt động của khách hang

Hoạt động chính của Công ty là sản xuất bột giặt và các chất tẩy rửa tổng hợp. Ngoài ra còn có hoạt động cho thuê kho và nhà xưởng.

Sản phẩm của Công ty bao gồm 3 nhóm: Nhóm sản phẩm cung ứng cho Unilever, nhóm sản phẩm tiêu thụ nội địa và nhóm sản phẩm xuất khẩu. Cụ thể:

Sunlight, bột giặt VISO, bột giặt Surf, nước lau sàn VIM. Hoạt động sản xuất các sản phẩm này được thực hiện theo hợp đồng đã được ký kết và có giá trị đến năm 2014. Việc này đảm bảo cho Doanh thu từ hoạt động gia công được ổn định.

+ Nhóm sản phẩm tiêu thụ nội địa bao gồm: Bột giặt Mặt trời đỏ, Net Chanh, các loại nước rửa chén bát như Nước rửa chén NET, SẠCH hương chanh, SẠCH trà xanh, nước xả vải Hương biển xanh. Nhóm sản phẩm này thuộc nhóm sản phẩm có giá trung bình trên thị trường, tiêu thụ chủ yếu ở các vùng nông thôn và hướng tới thị trường bình dân tại các thành phố. Tuy nhiên, trong xu hướng suy thoái kinh tế như hiện nay, các sản phẩm này dần trở thành xu hướng lựa chọn của người tiêu dùng.

+ Nhóm sản phẩm xuất khẩu bao gồm: Chủ yếu là các loại bột giặt, xà bông tắm và nước rửa chén bát. Thị trường tiêu thụ của dòng sản phẩm này chủ yếu tại các nước Asean, Châu Mỹ, Nhật Bản và Úc. Doanh thu của các sản phẩm hướng tới tầng lớp bình dân cũng có xu hướng tăng.

Ngoài ra Công ty còn có hoạt động cho thuê nhà xường, cụ thể Công ty thực hiện ký kết hợp đồng cho Công ty Unilever thuê nhà máy phía Bắc và hợp đồng có giá trị đến năm 2015, đây cũng là điều kiện để đảm bảo nguồn doanh thu từ hoạt động cho thuê được tiếp tục ổn định đến năm 2015.

5. Các bên liên quan

Các bên liên quan bao gồm:

+ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (phần vốn góp nhà nước), + Công ty Cổ phần Vật tư Xuất nhập khẩu Hóa chất, + Nhà máy Hóa chất Biên Hòa

+ Công ty cổ phần Rau quả Cần Thơ và các Cổ đồng khác của Công ty (Công ty nắm giữ 1 phần vốn tại Công ty này).

Ngoài ra còn có các cá nhân nắm giữ Cổ phiếu và giữ các vị trí điều hành và quản trị trong Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giao dịch với các bên liên quan chủ yếu là giao dịch mua bán các loại nguyên liệu hóa chất.

Hội đồng quản trị

Họ ên

Chức năng

Ông Phạm Quang X Chủ tich HĐQT Ông Nguyễn Mạnh Y Thành viên Ông Lê Ngọc T Thành viên

Hiểu biết về hệ thống kế toán áp dụng 1. Chế độ kế toán áp dụng

Áp dụng theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.

Chuẩn mực kế toán áp dụng

Áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam.

2. Quy trình lập BCTC

Báo cáo của Công ty và các Chi nhánh trực thuộc được lập theo chế độ kế toán áp dụng.

Các chi nhánh hạch toán báo sổ về trụ sở chính tại Đồng Nai.

3. Chính sách kế toán đối với các khoản mục trọng yếu Tiền

Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản ký cược, ký quỹ, các khoản đầu tư ngắn hạn hoặc các khoản đầu tư có khả năng thanh khoản cao. Các khoản có khả năng thanh khoản cao là các khoản có khả năng chuyển đổi thành các khoản tiền mặt xác định và ít rủi ro liên quan đến việc biến động giá trị chuyển đổi của các khoản này.

Các khoản phải thu và Dự phòng các khoản phải thu

Các khoản phải thu thương mại được ghi nhận khi hàng hóa đã giao, dịch vụ cung

Họ tên Chức năng

Ông Phạm Quang X Giám đốc Đi Ông Nguyễn Mạnh

Yu hành

Giám đốc Nhân sự

cấp đã hoàn thành, được khách hàng chấp nhận thanh toán.

Dự phòng phải thu khó đòi được trích lập theo các quy định về kế toán hiện hành và quy định của Thông tư số 89/2013/TT- BTC của Bộ Tài chính. Theo đó, Công ty được phép lập dự phòng khoản phải thu khó đòi cho những khoản phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ hoặc các khoản nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể.

Hàng tồn kho

Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Giá xuất của hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo tháng. Giá trị thuần có thể thực hiện được được xác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí để hoàn thành, chi phí tiếp thị, bán hàng và phân phối phát sinh.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được trích lập theo các quy định kế toán hiện hành. Theo đó, Công ty được phép trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, hỏng, kém phẩm chất trong trường hợp giá trị thực tế của hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán.

Tài sản cố định

TSCĐ hữu hình được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá TSCĐ hữu hình do tự làm, tự xây dựng bao gồm chi phí xây dựng, chi phí sản xuất thực tế phát sinh cộng chi phí lắp đặt và chạy thử.

TSCĐ hữu hình được khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng dựa trên ước tính thời gian sử dụng hữu ích, phù hợp với các quy định của Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ”. Thời gian khấu hao cụ thể của các loại tài sản

như sau:

Năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà cửa vật kiến trúc 5 – 50

Máy móc thiết bị 5 – 20

Thiết bị và phương tiện vận tải 6 – 30

Thiết bị, dụng cụ quản lý 3 – 10

Chi phí trả trước dài hạn

Các khoản chi phí trả trước dài hạn bao gồm chi phí sửa chữa tài sản và chi phí công cụ, dụng cụ được coi là có khả năng đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho Công ty với thời hạn từ một năm trở lên. Các chi phí này được vốn hóa dưới hình thức các khoản trả trước dài hạn và được phân bổ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, sử dụng phương pháp đường thẳng theo các quy định kế toán hiện hành.

Doanh thu

Doanh thu được ghi nhận khi kết quả giao dịch được xác định một cách tin cậy và đơn vị có khả năng thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch này.

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả các điều kiện sau:

- Đơn vị đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.

- Đơn vị không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- Đơn vị đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả các điều kiện sau.

- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;

- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán;

- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó;

Lãi tiền gửi được ghi nhận dựa trên giá trị tiền gửi và lãi suất tương ứng áp dụng và theo thông báo của ngân hàng.

Thu nhập từ các khoản đầu tư được ghi nhận khi có quyền nhận được các khoản thu nhập này.

Chi phí đi vay

Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc mua, đầu tư xây dựng hoặc sản xuất những tài sản cần một thời gian tương đối dài để hoàn thành đưa vào sử dụng hoặc kinh doanh được cộng vào nguyên giá tài sản cho đến khi tài sản đó được đưa vào sử dụng hoặc kinh doanh. Các khoản thu nhập phát sinh từ việc đầu tư tạm thời các khoản vay được ghi giảm nguyên giá tài sản có liên quan.

Tất cả các chi phí lãi vay khác được ghi nhận vào Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh.

Thuế

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được tính dựa trên thu nhập chịu thuế trong năm. Thu nhập chịu thuế có thể khác với lợi nhuận thuần được trình bày trên Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh vì thu nhập chịu thuế không bao gồm các khoản thu nhập hay chi phí tính thuế hoặc được khấu trừ trong các năm khác (bao gồm cả lỗ mang sang, nếu có) và ngoài ra không bao gồm các chỉ tiêu không chịu thuế hoặc không được khấu trừ.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định là 22% tính trên thu nhập chịu thuế.

Việc xác định số thuế phải nộp được căn cứ vào các quy định hiện hành về thuế. Tuy nhiên, những quy định này thay đổi theo từng thời kỳ và việc xác định sau

cùng về thuế thu nhập doanh nghiệp tuỳ thuộc vào kết quả kiểm tra của cơ quan thuế có thẩm quyền.

Các loại thuế khác được áp dụng theo các luật thuế hiện hành tại Việt Nam.

Công ty được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tính từ năm 2004 đối với các hoạt động như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động Ưu đãi thuế s

ất

Ưu đãi về thời gian miễn giảm Thuế

suất

Thời

gian Miễn thuế Giảm 50%

Sản xuất bột giặt, chất tẩy rửa

tổng hợp 15%

12

năm 3 năm 7 năm

Dịch vụ bốc xếp, vận chuyển

hàng bán 20%

10

năm 2 năm 6 năm

HIỂU BIẾT VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 1. Môi trường kinh doanh chung

Năm 2014, nhìn chung nền kinh tế nước ta và thế giới vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Hàng loạt doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thị trường chứng khoán tăng trưởng kém. Các Tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước tiếp tục đứng trước nguy cơ phải tái cơ cấu do hoạt động kém hiệu quả.

Môi trường pháp lý doanh nghiệp hoạt động: Hoạt động kinh doanh của Công ty tuân theo các quy định của Bộ tài chính, Bộ tài nguyên môi trường và các quy định của Sở giao dịch chứng khoán. Công ty tiếp tục được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Các vấn đề về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Thị trường của Công ty: các sản phẩm của Công ty hướng tới nhóm người tiêu dùng bình dân, có thu nhập trung bình. Ngoài ra, doanh thu còn phụ thuộc vào các hợp đồng gia công và cho thuê của Unilever.

Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều các sản phẩm bột giặt, nước tẩy rửa cùng hướng tới thị trường bình dân như các loại bột giặt mang thương hiệu của Unilever: Surf, Viso, VF, các sản phẩm của các thương hiệu khác như của LIXO, TICO, VICO với các sản phẩm như NEW, CACTUS, Bột giặt 360 ....Và năm 2013 tiếp tục một nhà máy sản xuất bột giặt đi vào hoạt động với thương hiệu ABA, và dần chiếm lĩnh thị trường. Ngoài ra còn các sản phẩm xà phòng của các Trung Quốc, Thái Lan cũng chiếm một phần thị trường.

Xu hướng của thị trường: Hiện nay kinh tế chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn, vì vậy các mặt hàng bình dân tiếp tục giữ được vị trí, tuy nhiên với xu hướng thị trường ngày càng ưa chuộng các loại nước giặt hơn là bột giặt cũng tạo áp lực nên việc thay đổi công nghệ sản xuất chất tẩy rửa.

Đặc điểm sản phẩm: Các sản phẩm của Công ty đều là các hóa chất, vì vậy khâu bảo quản đảm bảo an toàn là hết sức quan trọng. Các vấn đề liên quan tới kho bãi và an toàn lao động cần được chú trọng.

Đặc điểm nguyên, nhiên liệu đầu vào: Nhiều loại hóa chất được nhập khẩu như Soda, Natri Sunfat, các chất tẩy trắng, chất làm trắng Quang học, chất thơm, các loại Enzym. Do sử dụng phương pháp phun sấy vì vậy nhiên liệu sử dụng trong quá trình sấy bột chiếm giá trị tương đối lớn trong giá thành sản phẩm.

Đặc điểm quy trình sản xuất: Tại Công ty hiện đang áp dụng theo phương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Chi phí hoạt động trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện (Trang 27)