Chồi nách thường bị cản phát triển do sự ức chế của chồi ngọn. Trong nuôi cấy in vitro
các chồi nách có thể được kích thích phát triển mạnh bởi việc bổ sung cytokinin vào môi trường (Bùi Trang Việt, 2000). Trong thí nghiệm tăng sinh chồi, ở môi trường không có bổ sung BA (môi trường MS cơ bản), không có sự tăng sinh chồi mới do các chồi nách này bị chồi ngọn ức chế. Ở các môi trường BA 0,5 mg/l và 1 mg/l, sự tăng sinh chồi nách từ khúc cắt ngọn chồi của cây in vitro
6 ngày tuổi tăng (2,00 ± 0,19 và 2,26 ± 0,18),PPnhưng ở môi trường BA 0,1 mg/l thì chồi nách không xuất hiện (Bảng 3.9). Điều này chứng tỏ BA ở nồng độ thấp không thể kích thích sự bộc phát của chồi nách, và sự tăng trưởng của chồi nách bị auxin nội sinh ức chế.
Như vậy, BA có vai trò quan trọng trong việc làm giảm ưu thế ngọn, giúp cho chồi nách phát triển. Ở cây Đậu đỏ, nồng độ BA 1 mg/l là thích hợp cho sự phát sinh chồi nách. Ngoài ra, cytokinin cản sự kéo dài của thân và rễ nhưng kích thích tăng rộng tế bào, ngăn cản sự lão hóa, thúc đẩy sự trưởng thành của diệp lạp và là nhân tố chính điều khiển quá trình tái sinh mạch giúp cho sự tạo chồi (Taiz và Zeiger, 2002).
Cytokinin kích thích sự phân chia tế bào với điều kiện có auxin. Cytokinin tác động trên cả hai bước của sự phân chia tế bào: phân nhân và phân bào (Bùi Trang Việt, 2000). Do đó các mẫu cấy trên môi trường MS bổ sung BA ở các nồng độ khác nhau (0,1 mg/l; 0,5 mg/l và 1 mg/l) đều hình thành khối mô sẹo ở gốc khúc cắt ngọn chồi. Các khối mô sẹo này là do BA ngoại sinh cùng với auxin nội sinh được chuyển từ trên ngọn xuống đã kích thích sự phân chia tế bào ở vị trí gốc cắt. Trên các khối mô sẹo này không thấy xuất hiện chồi bất định hoặc rễ.
Ở một số loài thực vật, mặc dù sự hình thành chồi được cảm ứng bởi cytokinin nhưng chồi không xuất hiện cho đến khi khúc cắt được chuyển sang môi trường giảm hoặc không có cytokinin. Cytokinin cần cho giai đoạn cảm ứng tạo chồi nhưng kìm hãm sự kéo dài của chồi. Do đó các mẫu cấy trên các môi trường bổ sung BA có chiều dài khúc cắt và chiều dài lá giảm, lá nhỏ, xoăn, ngắn và xanh đậm. Những vấn đề này có thể khắc phục bằng cách giảm nồng độ CĐHTTTV
sau một hoặc vài lần cấy chuyền để chồi được phát triển tốt nhất (Edwin,1996). Do đó khi chuyển các cụm chồi 20 ngày tuổi được nuôi cấy trên môi trường BA 1 mg/l sang môi trường MS cơ bản thì có sự gia tăng chiều dài của các cụm chồi. Nếu vẫn tiếp tục nuôi cấy trên môi trường cũ (BA 1 mg/l) thì sự tăng trưởng chồi chậm (Ảnh 3.47).