Ảnh hưởng của auxin theo nồng độ và theo thời gian lên sự tăng trưởng chồ

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA AUXIN TRONG SỰ PHÁT SINH HÌNH THÁI CHỒI IN VITRO TỪ MÔ PHÂN SINH NGỌN CỦA CÂY ĐẬU VIGNA ANGULARIS (WILLD.) OHWI ET OHASHI (Trang 87)

Auxin có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của phát thể lá ở mô phân sinh đỉnh. Auxin di chuyển hữu cực để giúp sự phát triển lá, và sự vận chuyển auxin qua các mô mạch non do protein PIN I đảm nhiệm (Alconi và cs, 2003; Benkova và cs, 2003; Reinhardt và cs, 2000; Reinhardt và cs, 2003).

Việc xử lý auxin chỉ có tác dụng kích thích tăng trưởng khi nồng độ của nó bằng nồng độ tối hảo thường gặp trong bản thân cơ thể thực vật, ở nồng độ cao trái lại sẽ ức chế tăng trưởng và có thể trở thành độc tố (Thimann, 1937).

Auxin kích thích sự kéo dài của các tế bào dẫn xuất từ mô phân sinh ngọn (vùng dưới ngọn, vùng kéo dài) (Bùi Trang Việt, 2000). Do đó, khi nuôi cấy khúc cắt ngọn chồi từ cây in vitro

6 ngày tuổi trên môi trường MS bổ sung AIA riêng rẽ ở nồng độ thấp (0,01 mg/l; 0,1 mg/l; 1 mg/l) thì chiều dài lá, chiều dài khúc cắt gia tăng. Hiệu ứng auxin giảm sau một nồng độ tối hảo, và trở nên độc ở các nồng độ quá cao (Bùi Trang Việt, 2000). Cho nên ở môi trường AIA 2 mg/l đã làm giảm sự tăng trưởng của mẫu cấy so với ở các môi trường trên (Bảng 3.4).

Auxin ít được sử dụng trong nhân chồi, chủ yếu được sử dụng trong kích thích tạo sơ khởi rễ hoặc tạo mô sẹo. Ở đây có lẽ AIA đã không giúp phá bỏ được ưu thế ngọn, nên các chồi nách không thể phát triển được trên các môi trường nuôi cấy có bổ sung AIA riêng rẽ. Tất cả các mẫu cấy trên các môi trường bổ sung AIA riêng rẽ (0,01 mg/l; 0,1 mg/l; 1 mg/l; 2 mg/l; 5 mg/l; 10 mg/l) đều không cho chồi nách xuất hiện.

Auxin ở nồng độ cao kích thích sự tạo sơ khởi rễ, nhưng cản sự tăng trưởng của các sơ khởi này (Bùi Trang Việt, 2000). Điều này cũng đúng với vai trò của auxin trong sự hình thành và

phát triển của phát thể lá. Ở nồng độ cao (2 mg/l), AIA cản trở sự kéo dài các phát thể lá, làm cho chiều dài lá và chiều dài khúc cắt giảm, nhưng khi chuyển sang môi trường có nồng độ auxin thấp hơn hoặc không có auxin thì mẫu cấy sẽ kéo dài phát thể lá thành lá. Do đó mẫu cấy khi được xử lý AIA 2 mg/l trong 1 ngày (ngày 0-1) sau đó chuyển sang môi trường MS (ngày 1-7), hay mẫu cấy trên môi trường MS 5 hay 6 ngày (ngày 0-5 hay 0-6) sau đó mới chuyển sang AIA 2 mg/l trong 2 hay 1 ngày (ngày 5-7 hay 6-7) thì chiều dài lá gia tăng. Như vậy, AIA 2 mg/l có vai trò trong sự tăng trưởng của phát thể lá thành lá khi được xử lý trong một thời gian ngắn nhưng cản sự kéo dài của lá nếu duy trì nồng độ này trong thời gian dài (Bảng 3.5, 3.6).

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA AUXIN TRONG SỰ PHÁT SINH HÌNH THÁI CHỒI IN VITRO TỪ MÔ PHÂN SINH NGỌN CỦA CÂY ĐẬU VIGNA ANGULARIS (WILLD.) OHWI ET OHASHI (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)