Tái cấu trúc bản thân (nội bộ) Doanh nghiệp Nhà nước

Một phần của tài liệu CÁC tập đoàn KINH tế NHÀ nước và tái cấu TRÚC KHU vực KINH tế NHÀ nước (Trang 28 - 33)

Đây là nhóm giải pháp cần thực hiện trong chính bản thân của các DNNN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình để có thể tồn tại được trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn.

Cải cách nhân sự:

- Chấm dứt việc bổ nhiệm nhân sự từ các bộ để quản lý các tập đoàn kinh tế hoặc doanh nghiệp nhà nước mà nên thu hút nhân tài từ bên ngoài kể cả các chuyên gia nước ngoài. Tuy nhiên, cần phải cải cách chính sách tiền lương, đãi ngộ tốt để thu hút được những nguồn nhân lực cao ngoài xã hội vào bộ máy quản lý mới, lựa chọn những giám đốc phù hợp với quy chế quản trị công ty.

- Xây dựng cơ chế gắn trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của người quản lý với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Thực hiện quy chế hội đồng quản trị tuyển chọn, ký hợp đồng thuê giám đốc điều hành doanh nghiệp, việc chọn lựa những người tham gia vào lãnh đạo doanh nghiệp cần được thi tuyển, sàng lọc sao cho phù hợp với yêu cầu của từng doanh nghiệp và bảo đảm những người tham gia vào lãnh đạo thực sự đủ khả năng và trình độ để đưa doanh nghiệp phát triển đi lên.

Xây dựng cơ chế quản lý, tổ chức và quản trị nội bộ phù hợp:

- Quy định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc gắn với việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

- Xây dựng hệ thống tiêu chí để đánh giá hiệu quả cho từng doanh nghiệp

- Rà soát lại các lĩnh vực hoạt động kinh doanh để điều chỉnh lại cho đúng hướng, tránh đầu tư dàn trãi. Kiểm soát chặt chẽ các chi phí đầu vào, tổ chức sản xuất kinh doanh hợp lý để giảm giá thành sản phẩm, chủ động hơn trong khai thác thị trường, nâng cao hiệu hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Thiết lập quy chế quản lý nội bộ công ty mẹ và mối quan hệ giữa các Tập đoàn, Tổng công ty.

- Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ cả về bộ máy thực hiện và cơ chế làm việc, nhất là kiểm soát rủi ro tài chính để kịp thời có biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro và điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho phù hợp.

Để công tác giám sát có hiệu quả thì cần tách bạch chức năng thực hiện các hoạt động tài chính và chức năng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính cũng như cần có một hệ thống giám sát hoạt động hiệu quả:

o HĐQT cũng lập ra một Ban kiểm soát để giám sát hoạt động của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, trong đó có hai hoạt động quan trọng là hoạt động tài chính và việc thực thi chiến lược, nghị quyết của HĐQT.

o Ở tầng kiểm soát tiếp theo, để giám sát hoạt động của cấp dưới, Tổng giám đốc cũng lập ra một bộ phận kiểm soát nội bộ. Bộ phận này thay mặt Tổng giám đốc có thể kiểm soát các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

• Nâng cao hiệu quả quản lý công ty:

Để kiểm soát tiền bạc có được chi hay thu đúng mục đích hay không? Mức độ thực hiện các mục tiêu đã đưa ra hay tiến độ kế hoạch đạt được trong từng quý? Kiểm soát nhân viên công ty có làm đúng theo quy định công ty hay không? Hai công cụ được đề xuất:

- Bản Ngân sách hàng năm: thể hiện mọi hoạt động, các dự án đầu tư của DN bằng tiền theo từng năm. Khác với bản kế hoạch hiện tại ở các DNNN thể hiện bằng hiện vật. Để giúp giám đốc sử dụng đồng tiền hiệu quả hơn thì có kế toán quản trị và giám đốc tài chính.

- Cẩm nang ấn định cơ cấu và cơ chế của toàn Doanh nghiệp: quy định công việc các chức vụ, phòng ban. Dựa vào đó sẽ kiểm soát được nhân viên có làm đúng quy trình hay không.

KẾT LUẬN

ó thể nói, một khi Nhà nước vẫn chủ trương duy trì vai trò của “Khu vực kinh tế Nhà nước” nói chung hay các Tập đoàn kinh tế Nhà nước nói riêng như là chiếc xương sống của nền kinh tế thì việc tái cấu trúc khu vực này đòi hỏi phải nhanh chóng, đồng bộ và thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, để phù hợp với sự vận động chung của nền kinh tế thế giới, Nhà nước nên cân nhắc việc chuyển vai trò “chủ đạo” của khu vực kinh tế nhà nước sang vai trò “nòng cốt”, phối hợp với kinh tế tư nhân, tối ưu hóa các nguồn lực, tránh lãng phí và đưa nền kinh tế sang hướng toàn dụng từ đó phát triển vững mạnh trong tương lai.

C

Trong khuôn khổ của một đề tài tiểu luận, nhóm trình bày chỉ xin nêu lên những vấn đề còn đang tồn tại và đề xuất một số giải pháp cơ bản cho quá trình tái cấu trúc và hoàn thiện khu vực kinh tế Nhà nước tại Việt Nam hiện nay.

ĐVT: tỷ đồng

STT TÊN TẬP ĐOÀN LỢI NHUẬN SAU THUẾ

2006 2007 2008 2009 2010

1 Tập đoàn Bảo Việt (28/11/2005) 407 Khoảng 533 502 1.250 9 tháng 980

2 Tập đoàn Dệt may VN (02/12/2005) Trên 160 521,75 Khoảng 500 Trên 900

3 Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam ( 26/12/2005)

4 Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông (VNPT) (09/01/2006) 13.500 11.200

5 Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN (15/05/2006) -1.600

6 Tập đoàn Điện lực VN (22/06/2006) 2.256 2.763 -8.596

7 Tập đoàn Dầu khí VN (29/08/2006) 35.600

8 Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (30/10/2006) 5.201 4.000 9 tháng đầu năm 4.823

9 Tập đoàn Viễn thông Quân đội (14/12/2009) 10.000 10.687

10 Tập đoàn Hóa chất VN (23/12/2009) 3.868 9 tháng 2.242

11 Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng VN (12/01/2010) 6 tháng đầu năm 1.278

Các đơn vị hạch toán trực thuộc Các đơn vị hạch toán trực thuộc Các đơn vị sự nghiệp Các đơn vị sự nghiệp Các phòng ban chức năng CTC Các phòng ban chức năng CTC Các ban quản lý dự án Các ban quản lý dự án Các văn phòng đại diện trong và ngoài nước Các văn phòng đại diện trong và ngoài nước Các chi nhánh Các chi nhánh điều hành Các ban thi công Các ban điều hành thi công Các Công ty con

Các Công ty con Các Công ty liên kếtCác Công ty liên kết

BAN KIỂM SÁT BAN KIỂM SÁT TỔNG GIÁM ĐỐC, CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG GIÁM ĐỐC, CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TRƯỞNG

Một phần của tài liệu CÁC tập đoàn KINH tế NHÀ nước và tái cấu TRÚC KHU vực KINH tế NHÀ nước (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w