Đây là nhóm giải pháp mà Chính phủ cần thực hiện để tạo môi trường (hoặc điều kiện) cho các DNNN hoạt động có hiệu quả hơn.
• Đánh giá và phân loại các doanh nghiệp hiện tại trong khu vực kinh tế nhà nước và có định hướng rõ ràng cho từng nhóm doanh nghiệp này
Kiến nghị nên phân các doanh nghiệp trong khối này thành ba nhóm:
- Nhóm các doanh nghiệp mũi nhọn: bao gồm các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các ngành nghề then chốt, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế ( như điện, than, dầu khí,…) và các doanh nghiệp mà Nhà nước định hướng phục vụ cho mục tiêu quốc gia như xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường thế giới hay phát triển công nghệ cao,… Đối với nhóm doanh nghiệp này, vốn Nhà nước nên chiếm 60-80% trên tổng vốn của doanh nghiệp và Nhà nước nên quy định cụ thể mục tiêu trong từng giai đoạn và lĩnh vực hoạt động kinh doanh, đầu tư của từng doanh nghiệp để tránh tình trạng kinh doanh chệch hướng.
- Nhóm doanh nghiệp tạo ngân sách: bao gồm các doanh nghiệp không thuộc nhóm trên nhưng hoạt động kinh doanh sản xuất có hiệu quả (có hiệu quả tương đối ngang bằng với khối doanh nghiệp tư nhân). Đối với nhóm doanh nghiệp này, vốn Nhà nước nên chỉ chiếm 51-65% tổng vốn doanh nghiệp (và thực hiện giảm dần tỷ lệ này với mục tiêu hết năm 2020 tỷ lệ vốn Nhà nước chiếm dưới 50%) và có mục tiêu cụ thể cho từng doanh nghiệp theo nhóm ngành, những mục tiêu này nên thiên về hiệu quả kinh doanh và sử dụng vốn. Nhà nước nên để các doanh nghiệp này vận hành theo quy luật của nền kinh tế nghĩa là các doanh nghiệp này sẽ được xem như một doanh nghiệp FDI hay tư nhân, không được nhận bất kỳ sự ưu đãi nào từ Nhà nước.
- Nhóm các doanh nghiệp còn lại: không thuộc nhóm các ngành nghề mũi nhọn, cũng như hoạt động không hiệu quả. Nên giải phóng nguồn vốn bị “chôn chặt”
trong nhóm doanh nghiệp này bằng cách tuyên bố phá sản, giải thể hoặc bán lại các doanh nghiệp này cho tư nhân.
• Tạo môi trường thuận lợi để đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước
- Đẩy mạnh tuyên truyền cổ động: cho các cấp, các ngành, từng doanh nghiệp và từng người lao động quán triệt sâu sắc và nhận thức đúng đắn về chủ trương, chính sách Cổ phần hoá như một xu thế tất yếu và sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho cả Nhà nước lẫn cá nhân.
- Hoàn thiện môi trường pháp lý đồng bộ, hướng dẫn về quá trình Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà Nước:
o Xây dựng một quy trình, thủ tục Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà Nước gọn nhẹ, thống nhất chỉ đạo từ trung ương tới các Bộ, ngành, địa phương, cơ sở để giảm chi phí và thời gian doanh nghiệp.
o Xây dựng một quy trình, thủ tục định giá trị doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc thị trường, khách quan, tránh tình trạng đặt theo ý kiến chủ quan của các chuyên gia định giá: thông qua các tổ chức tài chính độc lập, đấu giá cổ phiếu ở trung tâm giao dịch chứng khoán và trong nội bộ doanh nghiệp o Một khuôn khổ pháp lý về vai trò quản lý của Nhà nước và quản lý chủ sở
hữu cho các doanh nghiệp sau cổ phần hóa mà Nhà nước chiếm cổ phần chi phối. Tách bạch quyền sở hữu và quyền điều hành quản lý Doanh nghiệp, tình hình kinh doanh, tài chính của Doanh nghiệp sẽ được giám sát bởi các cổ đông.
- Nhà nước cần có các chính sách, chế độ hỗ trợ doanh nghiệp được Cổ phần hoá: chính sách giải quyết lao động đã dư trước và sau Cổ phần hoá như khuyến khích người lao động tự nguyện thôi việc, thành lập các trung tâm đào tạo và tuyển dụng lại lao động đã dư. Hỗ trợ về tài chính như: miễn thuế lợi tức, thuế thu nhập trong thời gian đầu của Doanh nghiệp Cổ phần hoá để kích thích các thành phần kinh tế tham gia mua cổ phiếu.
• Cần đưa ra những giới hạn cụ thể về phân bổ nguồn lực cho các TĐKT, DNNN
Nhà nước phải có thái độ rõ ràng rằng: không thể phóng tay, dễ dãi cho các TĐKT, DNNN, ngược lại việc phân bổ này được dựa trên các tiêu chí minh bạch,
tách chức năng kinh doanh với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội và phân bổ với tỷ lệ nguồn lực cụ thể, tương ứng với đó là các yêu cầu về hiệu quả đóng góp cho nền kinh tế. Kiên quyết dập tắt tư tưởng ngóng chờ rót vốn từ NSNN hoặc chờ Nhà nước trả nợ giúp khi làm ăn thua lỗ. Việc này sẽ khiến doanh nghiệp chủ động và có trách nhiệm hơn trong sử dụng nguồn vốn tạo hiệu quả kinh doanh.
• Kiểm soát chặt lĩnh vực đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước:
Chấn chỉnh hoạt động đầu tư tràn lan ở một số đơn vị, nhất là sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro không phải là thế mạnh của doanh nghiệp, không có bộ máy, nhân lực thích hợp, gây thất thoát vốn hoặc sử dụng vốn không hiệu quả, hay đầu tư chồng chéo tạo nên cạnh tranh nội bộ không lành mạnh. Tổ chức hoạt động kinh doanh phải được xác định trên cơ sở khoa học, thực tế, tránh dựa trên những mục tiêu, ý chí chủ quan chạy theo phong trào gây lãng phí.nguồn lực.
Không để cho các tập đoàn thành lập hoặc kiểm soát quá sâu vào các ngân hàng vì khi đó các tập đoàn sẽ dễ dàng vay vốn cho các dự án đầu tư không hiệu quả của mình mà không được kiểm định, đánh giá như đối với các doanh nghiệp khác. • Pháp lý hóa việc minh bạch toàn bộ thông tin về hoạt động kinh doanh,
đầu tư, tình hình tài chính của các Doanh nghiệp có vốn nhà nước
Các công ty cần có hệ thống hạch toán kế toán để công khai và minh bạch hóa thông tin trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp theo các tiêu chí như đang áp dụng đối với công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán hiện nay.
Và hàng năm, các tổng công ty nhà nước, các tập đoàn kinh tế phải có báo cáo tài chính hợp nhất để đánh giá, dự báo, kiểm soát được rủi ro tài chính trình Quốc hội và công khai hóa để bất kỳ ai quan tâm đều biết.
Tất cả các báo cáo tài chính này phải được kiểm toán bởi cơ quan kiểm toán độc lập trước khi công bố rộng rãi.
• Thực hiện đúng nghĩa chức năng giám sát của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp thông qua Cơ quan độc lập chuyên trách giám sát
Thành lập cơ quan độc lập Giám sát Doanh nghiệp có vốn nhà nước. Đây là cơ quan duy nhất đại diện cho chủ sở hữu là Nhà nước thực hiện chức năng giám sát của Chủ Sở Hữu là Nhà nước xuyên suốt toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh,
đầu tư cũng như thực hiện các chủ trương Nhà nước của từng doanh nghiệp có vốn Nhà nước.