7. Cấu trúc khóa luận
3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành trao đổi về việc sử dụng trang Web tư liệu hỗ trợ dạy học hóa học ở trường THPT với các GV có nhiều kinh nghiệm.
- Giảng dạy ở lớp TN và lớp ĐC:
+ Lớp ĐC: Tôi tiến hành dạy học bằng PPDH truyền thống, không sử dụng trang Web tư liệu hỗ trợ.
+ Lớp TN: Tôi tiến hành dạy học có sử dụng trang Web tư liệu hỗ trợ có kết hợp với các PPDH khác, khai thác các phương tiện dạy học như: máy tính, máy chiếu, phiếu học tập…
- Nội dung thực nghiệm sư phạm:
Tôi tiến hành dạy thực nghiệm các bài sau:
Tiết 46: Ankan: Cấu trúc phân tử, tính chất vật lý. Tiết 52: Anken: Tính chất điều chế và ứng dụng.
38
- Trao đổi trực tiếp với HS để thu thập ý kiến phản hồi về PPDH sử dụng trang Web tư liệu hỗ trợ dạy học.
- Thu thập điểm kiểm tra của 2 lớp trước thực nghiệm để xác định sự tương đương giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng trước khi thực nghiệm.
- Kiểm tra: Tôi cho HS ở lớp TN và ĐC cùng làm hai bài kiểm tra 15 phút vào cuối tiết. Bài kiểm tra số 1 (BKT1) thực hiện ở tiết 46 và bài kiểm tra số 2 (BKT2) thực hiện ở tiết 52. Đề kiểm tra được trình bày ở phụ lục 1.
- Chấm bài kiểm tra theo thang điểm 10. - Xử lí, phân tích kết quả thực nghiệm.
Để xử lí, phân tích kết quả thực nghiệm tôi tiến hành theo các bước sau: + Tính giá trị trung bình là điểm trung bình cộng các điểm số của từng nhóm bằng công thức trong phần mềm excel:
=Average (number1, number2, …)
+ Tính chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm: Lấy điểm trung bình của nhóm TN trừ đi điểm trung bình của nhóm ĐC: (a - b)
+ Tính độ lệch chuẩn thể hiện mức độ phân tán của dữ liệu theo công thức trong phần mềm excel:
=Stdev(number1, number 2, …)
+ Độ lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) là phép đo mức độ ảnh hưởng, cho biết độ lớn ảnh hưởng của tác động:
SMD = Trung bình thực nghiệm - Trung bình đối chứng Độ lệch chuẩn đối chứng
+ Kiểm tra xem chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm có khả năng xảy ra ngẫu nhiên hay không. Sử dụng công thức tính giá trị p (p là xác suất xảy ra ngẫu nhiên) trong phép kiểm chứng T-test ở phần mềm Excel:
39
p=ttest(array 1,array 2,tail,type)
Đuôi Dạng
1: Đuôi đơn (giả thuyết có định hướng): nhập số 1 vào công thức.
2: Đuôi đôi (giả thuyết không có định hướng): nhập số 2 vào công thức.
T- test độc lập:
- Biến đều (độ lệch chuẩn bằng nhau) nhập số 2 vào công thức.
- Biến không đều: nhập số 3 vào công thức (lưu ý 90% các trường hợp là biến không đều, nhập số 3 vào công thức).
+ Kết luận chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm là có ý nghĩa hay không.
+ Đối chiếu kết quả giá trị p với bảng kiểm tra ý nghĩa của chênh lệch giá trị trung bình sau để rút ra kết luận:
Khi kết quả Chênh lệch giữa giá trị trung bình của 2 bài kiểm tra
p ≤0,05
p >0,05
Có ý nghĩa
(chênh lệch không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên) Không có ý nghĩa
(chênh lệch có khả năng xảy ra ngẫu nhiên)
+ So sánh giá trị của mức độ ảnh hưởng với bảng tiêu chí Cohen:
Giá trị mức độ ảnh hưởng Ảnh hưởng
Trên 1,00 Rất lớn
0,80 đến 1,00 Lớn
0,50 đến 0,79 Trung bình
0,20 đến 0,49 Nhỏ
Dưới 0,20 Không đáng kể
+ So sánh kết quả kiểm tra giữa nhóm TN và nhóm ĐC, từ đó rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài.
40