2010 năm 2010

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU (Trang 33 - 37)

Nam đến năm 2010

Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò to lớn trong việc cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng dồi dào, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu trong nước và nhu cầu xuất khẩu. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam khá vững chắc và hiện đang ở vị trí một trong 10 nước có giá trị thủy sản xuất khẩu hàng đầu thế giới và nằm trong nhóm 4 ngành hàng có giá trị xuất khẩu hơn 3 tỷ USD của Việt Nam năm 2007. Năm 2006 được đánh dấu bằng cột mốc mới về xuất khẩu thủy sản với việc đạt con số 3,4 tỷ USD, góp 8,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước.

Năm 2006 cũng là năm ngành thủy sản sản xuất ra một sản lượng thủy sản cao nhất từ trước đến nay. Ngưỡng 3,5 triệu tấn đã vượt qua và về đích kế hoạch trước một tháng để đạt con số xấp xỉ 3,7 triệu tấn khi hết năm, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng qua ngưỡng 1,5 triệu tấn và đạt xấp xỉ 1,7 triệu tấn cả năm. Những con số chỉ tiêu chủ yếu đạt được nêu trên của ngành thủy sản năm 2006 cho thấy kết quả của một quá trình tăng trưởng nhiều năm, đặc biệt là từ năm 2000, khi xuất khẩu thủy sản vượt qua giá trị 1 tỷ USD.

Như vậy, thuỷ sản xuất khẩu đang là một thế mạnh, đóng góp rất lớn cho nền kinh tế đất nước. Việc định hướng phát triển cho ngành thuỷ sản là một việc làm cần thiết giúp cho sự phát triển của ngành.

Định hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đến 2010

Trong chiến lược định hướng phát triển, Đảng và nhà nước đã nêu rõ “ phát huy cao độ các nguồn lực để phát triển nhanh và có hiệu quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực mà ta có lợi thế, đáp ứng cơ bản nhu cầu thiết yếu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.”

Theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2010, báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII; đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nêu rõ: “ Phát huy lợi thế về thuỷ sản, tạo thành một nền kinh tế mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu vực. Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước mặn, nước lợ, nhất là nuôi tôm, theo phương thức tiến bộ, hiệu quả và bền vững môi trường. Tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả khai thác hải sản xa bờ, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, ổn định khai thác gần bờ, nâng cao năng lực bảo quản và chế biến sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Mở rộng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá nguồn lợi thuỷ sản.”

Định hướng phát triển của ngành thuỷ sản cần lưu ý những vấn đề sau:

Trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp phải tích cực và chủ động tham gia vào tiến trình chung của toàn cầu và xác định xuất khẩu thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn. Dựa vào tiềm năng đất nước về biển, hệ thống sông ngòi,… để không ngừng làm phong phú, đa dạng cơ cấu hàng hoá để phát triển ngành thuỷ sản, nhằm nâng cao thu nhập, giải quyết công ăn việc làm, đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế.

Phát huy lợi thế của từng vùng trên đất nước, phối hợp có hệ thống các khâu sản xuất và chế biến đảm bảo sự phát triển ổn định, nâng cao điều kiện khoa học kỹ thuật áp dụng vào quy hoạch và khai thác chế biến thuỷ sản tạo ra nhiều giá trị sản phẩm gia tăng.

Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật gắn liền với khâu khai thác để đảm bảo thuỷ sản sau khi khai thác đạt chất lượng chế biến cao nhất.

2. Mục tiêu và định hướng chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của ngành thuỷ sản

Dựa trên kết quả đạt được và những hạn chế trong việc xuất khẩu thuỷ sản, ngành thuỷ sản luôn khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế. Trên cơ sở nghị quyết của Đảng và của nhà nước, ngành đã đặt ra những mục tiêu sau:

Mục tiêu tổng quát

Trong quyết định Phê duyệt chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, quyết định số 242/2006/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng chính phủ, đã đặt ra mục tiêu tổng quát cho ngành thuỷ sản như sau:

 Trên cơ sở công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thuỷ sản, nâng cao khả năng cạnh tranh, đưa xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục tăng trưởng một cách hiệu quả, bền vững, có vị thế cao trên thị trường quốc tế. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô. Xuất khẩu thuỷ sản vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành trong khối nông nghiệp, thúc đẩy nuôi trồng thuỷ sản và khai thác hải sản phát triển có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống và làm giàu cho nhân dân vùng nông thôn ven biển và hải đảo.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2010

 Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản bình quân trên 9%/năm;

 Đến năm 2010, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4 - 4,5 tỷ USD • Định hướng đến năm 2020

 Phát triển ngành thuỷ sản tiếp tục là ngành đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, phấn đấu đến năm 2020 trình độ công nghệ chế biến thuỷ sản tương đương với các nước phát triển, đưa thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước.

Nhiệm vụ của ngành thuỷ sản cũng được quyết định nêu rõ như sau:

 Sản xuất sản phẩm thuỷ sản cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu Phấn đấu đến năm 2010 đạt trên 900.000 tấn sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, trong đó có các sản phẩm chính là: 225.000 tấn sản phẩm từ tôm, 230.000 tấn sản phẩm từ cá tra, ba sa, 75.000 tấn sản phẩm từ mực, bạch tuộc, 160.000 tấn sản phẩm từ cá biển, 40.000 tấn sản phẩm từ nhuyễn thể hai vỏ.

 Về thị trường

o Tiếp tục giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu thủy sản. Đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn, trong đó đặc biệt quan tâm đến thị trường Trung Quốc và các thị trường tiềm năng; đồng thời, chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu để kịp thời điều tiết khi có biến động về thị trường;

o Phấn đấu để ổn định thị phần xuất khẩu tại các thị trường chính: Nhật Bản 25%, Mỹ khoảng 23 - 25% trong những năm trước mắt và trên 30% những năm cuối của giai đoạn 2006 - 2010 và những năm tiếp theo, EU từ 20 - 22%, Trung Quốc + Hồng Kông 7 - 9%, Hàn Quốc khoảng 8%.

o Tiếp tục đổi mới và tăng cường năng lực chế biến theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đầu tư chiều sâu để gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu

o Phấn đấu đến năm 2010, 100% doanh nghiệp chế biến thủy sản đáp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w