3.Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU (Trang 26 - 33)

SANG THỊ TRƯỜNG EU

3.Đánh giá chung

Nam sang thị trường EU đã không ngừng gia tăng với tốc độ nhanh, cả về chất và lượng.

Năm 2005 đạt 433,085 triệu USD

Năm 2006 đạt 723,504 triệu USD

Năm 2007 đạt 912,240 triệu USD

( nguồn: trung tâm tin học thuỷ sản)

Tuy kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU tăng trưởng cao trong những năm vừa qua, nhưng hàng thủy sản của ta chiếm thị phần rất nhỏ trên thị trường này, còn cách xa tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản hàng năm của EU rất lớn, nhưng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm đối với mặt hàng này lại rất cao. Một vài lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU vẫn chưa an toàn (nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn, bị phát hiện có dư lượng hoá chất, kháng sinh,...) và chất lượng chưa được ổn định. Đã xảy ra một số trường hợp doanh nghiệp Việt Nam làm giả chất lượng hàng thủy sản. Do vậy, EU chỉ nhập khẩu những sản phẩm từ những doanh nghiệp chế biến thủy sản ở

Việt Nam đã được cấp chứng chỉ đủ tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh. Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản khác của Việt Nam chưa tiếp cận được thị trường này.

Đặc biệt tại châu Âu đã đã đưa vào vận hành hệ thống cảnh báo nhanh. Hệ thống này do EFA (Cơ quan quản lý thực phẩm châu Âu) chịu trách nhiệm quản lý. Mục đích là cảnh báo nhanh bao quát toàn bộ dây chuyền cung cấp thức ăn, kể cả thức ăn cho động vật, đồng thời hỗ trợ tư vấn khoa học và kỹ thuật cho Ủy ban châu Âu. Bất kỳ thông tin về mối nguy nghiêm trọng nào trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe con người phát sinh từ thực phẩm hoặc thức ăn cho động vật sẽ được thông báo đến cho các cơ quan quản lý thực phẩm của các nước thành viên thông qua hệ thống này. Biện pháp tương tự sẽ được áp dụng để hạn chế đưa ra thị trường các sản phẩm sản xuất tại EU hay nhập khẩu nếu xét thấy có nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Chính sách môi trường của EU dựa trên các Hiệp định quốc, đặc biệt dựa trên Chương trình nghị sự 21 của Hiệp định Rio de Janeiro (Hiệp định Rio), Hội nghị Liên hiệp Quốc về môi trường và phát triển được tổ chức năm 1992. EU và các nước thành viên đã cam kết thực hiện các hành động trong khuôn khổ Hiệp định Rio. Chương trình môi trường của EU hiện nay nhấn mạnh việc xử lý nguyên nhân gốc rễ của vấn đề về môi trường chứ không phải đối phó với rắc rối khi chúng xảy ra. Các quy định về môi trường của EU đối với sản phẩm thủy sản chính là các quy định về hàng hoá môi trường nằm trong hệ thống “Luật sản phẩm môi trường của Liên minh châu Âu”. EU ban hành Hệ thống Luật sản phẩm môi trường nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường sinh thái.

Quy định về môi trường của EU rất nghiêm ngặt, bao gồm các quy định liên quan trực tiếp đến môi trường và các quy định liên quan gián tiếp đến môi trường và liên quan trực tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi

xuất khẩu hàng thủy sản sang EU, ngoài việc xuất trình các chứng chỉ về vệ sinh dịch tễ, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật là yêu cầu bắt buộc, doanh nghiệp Việt Nam còn phải tuân thủ các quy định về môi trường của EU.

Có thể nói rằng, Hệ thống quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với hàng hoá là hoàn chỉnh hơn cả, rất chặt chẽ, và không dễ thoả mãn. Người tiêu dùng EU có nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm sạch, bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, năm 2007 được coi là năm quản lý của chất lượng, an toàn đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang EU. Trong năm 2007, ngành thuỷ sản đã tham gia xây dựng Luật an toàn vệ sinh thực phẩm và dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá, cùng với áp dụng các biện pháp cấp bách kiểm soát hoá chất, kháng sinh cấm trong hàng thuỷ sản xuất khẩu cũng như các hoạt động kiểm tra hoá chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng, chế biến, tỉ lệ băng trong sản phẩm. Năm 2007, việc kiểm soát dư lượng hoá chất độc hại đã được thực hiện với tất cả thuỷ sản chủ lực, nuôi tập trung (tôm sú, tôm chân trắng, tôm càng xanh, cá basa, cá tra, cá rô phi, cua). Chỉ tiêu và tần suất lấy mẫu kiểm tra đối với từng đối tượng cụ thể được thực hiện theo đúng qui định của thị trường EU. Kết quả có 12 mẫu thuỷ sản nuôi, 2 mẫu thuỷ sản đại lý và 15 mẫu nước bị phát hiện vượt mức giới hạn cho phép đối với chỉ tiêu dư lượng hoá chất kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng, và tất cả đã bị xử lý đúng qui định. Chương trình kiểm soát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ cũng được thực hiện tại 100% số vùng. Các trường hợp phát hiện mật độ tảo độc vượt quá giới hạn đều được áp dụng chế độ kiểm tra tăng cường theo qui định. Các trường hợp phát hiện chất độc DSP dương tính đều bị đình chỉ thu hoạch, lấy mẫu kiểm tra tăng cường tảo độc và chất độc, cho đến khi kết quả kiểm tra chất độc, tảo độc đạt mức cho phép. Tháng 9/2007, Đoàn thanh tra EU

ghi nhận Chương trình kiểm soát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ của Việt Nam đáp ứng đầy đủ các qui định của EU. Các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng chấp nhận nhuyễn thể 2 mảnh vỏ của Việt Nam. Như vậy, bên cạnh việc xuất khẩu ngày càng tăng về kim ngạch cũng như số lượng, sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam ngày càng đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng của EU, phù hợp với phương châm “ an toàn từ nông trại tới bàn ăn” của Luật mới về an toàn vệ sinh thực phẩm của EU.

Tập quán ứng xử

Thực tế, EU không phải là một thực thể văn hoá, không đồng nhất về tập quán sinh hoạt, ẩm thực, thị hiếu tiêu dùng cách ứng xử. Thị trường EU chỉ thống nhất về mặt kỹ thuật còn trên thực tế bao gồm nhiều thị trường quốc gia và khu vực có những đặc điểm rất khác nhau. Mỗi nước có bản sắc văn hoá riêng nên yêu cầu của họ cũng khác nhau.

EU là thành viên của WTO nên có chế độ quản lý nhập khẩu chủ yếu dựa trên nguyên tắc của tổ chức này. Các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch không nhiều nhưng biện pháp thuế quan lại được sử dụng khá nhiều. Mặc dù thuế quan của EU thấp hơn so với các cường quốc kinh tế lớn và có xu hướng giảm nhưng EU vẫn là một thị trường được bảo trợ chặt chẽ với hàng rào phi thuế quan (rào cản kỹ thuật) nghiêm ngặt. Rào cản kỹ thuật

chính là quy chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU được cụ thể hoá ở 4 tiêu chuẩn của sản phâm, đó là: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động.

Khách hàng EU rất khó tính về mẫu mã và thị hiếu. Chỉ khi các yếu tố chất lượng, các trình bày sản phẩm và giá cả hấp dẫn thì sản phẩm mới có cơ hội bán được ở châu Âu.

Việc tự do hoá về thương mại và đầu tư trên thế giới cũng như cải cách về chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của EU ngày càng được nới lỏng nên cạnh tranh ứng xử khác nhau. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ những đặc điểm của kênh phân phối đó và các đầu mối nhập khẩu để có những biện pháp xâm nhập cụ thể. Với sản lượng xuất nhập khẩu hàng năm lớn, là một bản hàng ổn định, các doanh nghiệp thủy sản đang dần chuyển mình để tạo được những dấu ấn trong họ.

Mặt khác, trong nước nguồn thuỷ sản phục vụ xuất khẩu và việc đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của bạn hàng EU cũng là cản trở không nhỏ với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam:

Theo VASEP, nhiều nhà máy thủy sản ở miền Trung, miền Bắc công suất hoạt động còn thấp hơn, có nơi chỉ 30%-40%. Nguyên nhân do các nhà máy mới ra đời tăng cao vượt sản lượng nuôi trồng nên dẫn tới không đủ nguyên liệu hoạt động.

Tình trạng phân bổ thời vụ giữa các địa phương không hợp lý, khi dư thừa lúc thiếu hụt gây khó khăn việc chế biến xuất khẩu. Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng) cho rằng: “Nên nhập tôm nguyên liệu từ nước ngoài về để nhà máy duy trì hoạt động xuyên suốt, vừa giữ khách hàng- tăng giá trị xuất khẩu và ổn định việc làm cho công nhân”. PGS-TS Nguyễn Hữu Dũng nói: “Chẳng những nhập tôm mà chúng tôi đề xuất Chính phủ cho phép nhập thêm các mặt hàng thủy sản khác, để các nhà máy tăng công suất hoạt động. Nhập nguyên liệu hoàn toàn có lợi, vừa giảm tình trạng nuôi tràn lan ô nhiễm môi trường, giảm khai thác kiểu hủy diệt… Trên thế giới, Thái Lan, Trung Quốc đã từng làm”.

Cùng với việc thiếu nguyên liệu thì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là cản ngại không nhỏ. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lương Lê Phương cho rằng, hàng rào kỹ thuật ngày càng gắt gao. Các nước kiểm dịch chặt chẽ và

ban hành những tiêu chuẩn mới thường xuyên, nếu lơ là sẽ “vướng” ngay. Mới đây, Đoàn Thanh tra EU sang Việt Nam kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thủy sản ở Cà Mau, Nha Trang… Xem xét hệ thống nuôi trồng, thu mua và chế biến tại các nhà máy…

Mặc dù, Đoàn thanh tra EU đánh giá cao sự nỗ lực kiểm soát an toàn vệ sinh, đáp ứng tốt quy định của EU, tuy nhiên, điều kiện vệ sinh tại các nhà máy sản xuất nước đá, tàu cá, cảng cá… chưa tốt. Theo Thứ trưởng Lương Lê Phương, vấn đề này sẽ nhanh chóng chấn chỉnh, tăng cường kiểm soát chặt nguồn thủy sản trước khi chế biến. Các doanh nghiệp, thương lái, người nuôi, nhà quản lý… phối hợp tốt với nhau để nâng cao chất lượng thủy sản. Bộ NN- PTNT sẵn sàng hợp tác với các đơn vị thuộc Ủy ban châu Âu trong việc đào tạo cán bộ kiểm soát chất lượng thủy sản. Mới đây, EU chọn Việt Nam để phổ biến bộ luật mới cho các nước trong khu vực, điều này cho thấy EU rất quan tâm và đặt niềm tin đối với thủy sản Việt Nam.

Bên cạnh những thành tựu đó, thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang EU còn gặp rất nhiều khó khăn với những nguyên nhân sau:

 Thứ nhất, hàng thuỷ sản là mặt hàng thuỷ sản là mặt hàng có giá cả biến động mạnh nhất, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhiều nhất, ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường thế giới.

 Thứ hai, do sự cản trở của các rào cản thương mại (như việc chống bán phá giá, quy định về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm,…) cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc xuất khẩu thuỷ sản. EU là một thị trường khó tính, chất lượng sản phẩm yêu cầu khá cao nên việc đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường này đang gặp nhiều khó khăn, không phải doanh nghiệp nào của Việt Nam cũng đáp ứng được về chất lượng hàng xuất khẩu.

 Thứ ba, nguồn vốn đầu tư còn dàn trải, tỷ lệ vốn đầu tư của nhà nước cho ngành thuỷ sản không lớn nên ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất thuỷ sản phục vụ xuất khẩu.

 Thứ tư, các doang nghiệp xuất khẩu thuỷ sản chưa chủ động khai thác thị trường xuất khẩu, công tác xúc tiến thương mại còn yếu kém, thiếu tính chuyên nghiệp, công tác dự báo thị trường, thông tin thương mại còn thấp.

 Thứ năm, sự yếu kém của cơ quan quản lý, hoạch định chính sách về thuỷ sản còn hạn chế. Định hướng và hướng dẫn đầu tư của chính sách chưa cao, khả năng thích ứng với thị trường thế giới thấp( như rào cản thương mại, phi thương mại, RTA và FTA) nên việc xuất khẩu thuỷ sản còn gặp nhiều khó khăn.

 Thứ sáu, kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ cho hoạt động xuất khẩu như cảng, sân bay, tàu... còn thiếu hoặc năng lực hoạt động thấp, làm cho việc xuất khẩu thuỷ sản gặp nhiều khó khăn.

 Thứ bẩy, công tác đào tạo nguồn nhân lực còn yếu kém trong khâu chế biến và nuôi trồng thuỷ sản, làm chất lượng thuỷ sản thấp ảnh hưởng tới giá trị xuất khẩu.

 Thứ tám, vấn đề thương hiệu của thủy sản Việt Nam cũng được coi là một thách thức lớn, vì hiện nay các mặt hàng thủy sản Việt Nam được xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau.

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w